Bài 3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Chia sẻ bởi Lê Hằng | Ngày 26/04/2019 | 131

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

HỒ SƠ DẠY HỌC
A. GIÁO ÁN:
Bài 3
SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
* Tiết 3 - PPCT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm vận động theo quan điểm của CNDV biện chứng.
- Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
- Hiểu được các hình thức vận động của vật chất.
2. Về kỹ năng
- Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.
- So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động .
3. Về thái độ
- Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể.
4. Phát triển năng lực
Tư duy, liên hệ thực tế, tích hợp liên môn.
II. TRỌNG TÂM
- Các hình thức vận động là một tất yếu, phổ biến ở mọi sự vật, hiện tượng.
III. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề, dự án, thí nghiệm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh, ảnh.
- Máy chiếu đa năng, loa..
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào là phương pháp luận biện chứng, phương pháp luận siêu hình?
3. Tiến trình tổ chức lớp học
- GV tạo tình huống có vấn đề: cho học sinh nghe bài hát “Tàu anh qua núi” của Nhạc sỹ Phan Lạc Hoa.
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh
Nội dung chính của bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vận động.

Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh và đưa ra câu hỏi?
- Có phải con tàu thì vận động còn đường tàu thì đứng im không?
- Học sinh trả lời và giáo viên giải thích.
- Giáo viên sử dụng kỹ thuật dạy học “khăn trải bàn” + Câu hỏi: Các em đã có những hoạt động nào trước khi đến trường?
- Học sinh các nhóm trả lời và giáo viên đưa ra kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
- Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề: Các em hãy kể ra một số sự vật,hiên tượng tồn tại mà không vận động.
- Học sinh trả lời, giáo viên gợi ý cho học sinh lấy một số ví dụ như: Các em được gọi là học sinh khi nào? Con người tồn tại được thì phải có quá trình nào (kiến thức môn sinh học)? Xã hội tồn tại thì phải có những quá trình gì (kiến thức môn lịch sử)?
- Cuối cùng giáo viên đưa ra kết luận.

Hoạt động 3:

- Giáo viên nêu vấn đề: Trong cuộc sống có phải có một hình thức vận động hay nhiều hình thức vận động, các hình thức này có giống nhau hay không?
+ Học sinh trả lời.
+ Giáo viên kết luận: Có 5 hình thức vận động
- Giáo viên cho học sinh các nhóm trình bày các kết quả đã được giao.
Nhóm 1: Tập 2 động tác thể dục
1. Chuẩn bị: Học sinh mặc đồng phục thể dục, đi giầy thể thao, khởi động.
2. Tiến hành:
- Động tác lườn: Chân trái bước sang trái rộng bằng vai, đồng thời hai tay giơ sang ngang, bàn tay ngửa ra, Tay trái chống hông, tay phải áp sát tai sau đó nghiêng người một góc 30 độ.
- Động tác bụng: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai đồng thời hai tay giơ thẳng lên trời lòng bàn tay hướng vào nhau, gập người xuống chân thẳng đầu ngón tay chạm vào mũi bàn chân, sau đó đứng thẳng người lên hai tay sang ngang, bàn tay ngửa ra, thu chân tay về tư thế đứng nghiêm.

3. Nhận xét:
Khi tập thể dục các bạn có sự di chuyển vị trí.
- Giáo viên cho học sinh đưa ra khái niệm thế nào là vận động cơ học.
Nhóm 2: Tiến hành thí ngiệm Vật lý về sức căng bề mặt của nước.
1. Chuẩn bị: Cốc nước, kim khâu, giấy mềm.
2. Tiến hành:
- Đặt tờ giấy mềm lên mặt nước, ngay sau đó đặt nhẹ kim khâu đã được lau khô lên tờ giấy
- Dùng que vớt nhẹ tờ giấy ra
3. Nhận xét: Cây kim nổi lên trên mặt nước. Do nước có một sức căng bề mặt mỏng đủ để giữ cây kim nổi trên mặt nước.
- Giáo viên cho học sinh đưa ra khái niệm thế nào là vận động vật lý.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)