Bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

Chia sẻ bởi Nguyễn Trần Chí Thiện | Ngày 11/05/2019 | 99

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Cặp bưởi: ~40,000 – 50,000 VNĐ
Lamborghini Gallardo: ~$220,000-$290,000 (4,29 tỷ - 5,655 tỷ VNĐ)
SS Galaxy S: ~14 triệu VNĐ
Vậy tại sao lại có sự chênh lệch về giá cả như vậy?
Vì cơ sở của giá cả phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa. Giá trị càng cao thì giá cả càng cao & ngược lại. Bên cạnh đó, giá cả cũng chịu ảnh hưởng từ các yếu tố: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền.
Bài 3
QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT & LƯU THÔNG HÀNG HÓA
Khái niệm quy luật giá trị
Nội dung của quy luật giá trị
Khái niệm
Quy luật giá trị là quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị là gì?
Quy luật giá trị mang tính khách quan vì nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
Quy luật giá trị chi phối mọi hoạt động của người sản xuất, người mua, người bán
Nội dung của quy luật giá trị
Sản xuất và lưu thông hàng hóa quyết định bởi yếu tố nào?
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra HH
Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết là gì?
Là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình & một cường độ trung bình trong những điều kiện trung bình của một xã hội nhất định
Nội dung Quy luật giá trị
Sản xuất hàng hóa
Lưu thông hàng hóa
Câu hỏi: Ai sẽ có lãi nhiều hơn? Giải thích?
Biết rằng trên thị trường, xã hội chỉ thừa nhận mua & bán với thời gian lao động xã hội cần thiết là 10h & hàng hóa của 3 người sản xuất có chất lượng như nhau
Trong sản xuất hàng hóa
Người thứ 1 có thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết ~> lãi trung bình

Người thứ 2 có thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết ~> lãi cao

Người thứ 3 có thời gian lao động cá biệt cao hơn thời gian lao động xã hội cần thiết ~> thua lỗ

Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải bảo đảm cho thời gian lao động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
Tổng TGLĐCB < Tổng TGLĐXHCT
Tổng TGLĐCB > Tổng TGLĐXHCT
Tổng TGLĐCB = Tổng TGLĐXHCT
Điều gì sẽ xảy ra trong mỗi trường hợp trên?
- TH1: Vi phạm quy luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng dư thừa hàng hóa trên thị trường

- TH2: Vi phạm quy luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng thiếu hàng hóa trên thị trường

- TH3: Phù hợp với yêu cầu của quy luật giá trị nên có tác dụng góp phần cân đối và bình ổn thị trường

Tổng thời gian lao động cá biệt phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra tổng hàng hóa
Trong lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham gia lưu thông phải tuân thủ theo nguyên tắc trao đổi ngang giá.
Trong Lưu thông hàng hóa
Tức là nếu để hàng hóa A trao đổi được với hàng hóa B thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa A & hàng hóa B bằng nhau
2 gi?
2 gi?
Trao

Đổi
Trên thị trường, giá cả của từng hàng hóa không chỉ quy định bởi quy luật giá trị mà còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
Cạnh tranh
Cung cầu
Sức mua của đồng tiền
- Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay danh trục thời gian lao động xã hội cần thiết.

- Sự vận động của giá cả xung quanh trục giá trị hàng hóa chính là cơ chế của quy luật giá trị.
TÓM LƯỢC
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra HH
Nội dung quy luật giá trị biểu hiện qua 2 mặt: sản xuất hàng hóa & lưu thông hàng hóa:
Trong sản xuất hàng hóa, thời gian lao động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. Tổng thời gian lao động cá biệt phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra tổng hàng hóa
Trong lưu thông hàng hóa, tất cả các hàng hóa tham gia lưu thông phải tuân thủ theo nguyên tắc trao đổi ngang giá.
Trên thị trường, giá cả của từng hàng hóa không chỉ quy định bởi quy luật giá trị mà còn chịu ảnh hưởng của những yếy tố: Cạnh tranh; Cung cầu; Sức mua của đồng tiền
Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay danh trục thời gian lao động xã hội cần thiết.
Sự vận động của giá cả xung quanh trục giá trị hàng hóa chính là cơ chế của quy luật giá trị.
Hết rồi !
Tập thể lớp 11B3 (2010-2011) trường THPT Võ Minh Đức Bình Dương thực hiện:
1. Ng Trần Chí Thiện (Lecturer, Main Editor & Leader)
2. Lâm Thanh Hải (Editor)
3. Lâm Thành Nhân (Editor)
4. Nguyễn Đức Anh(Editor)
5. Nguyễn Phước Tài (Editor)
6. Nguyễn Thế Ngọc (Editor)

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trần Chí Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)