Bài 3. Nghĩa của từ

Chia sẻ bởi Lương Việt Dũng | Ngày 21/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Nghĩa của từ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO
VỀ DỰ GIỜ THAO GIẢNG
KIỂM TRA BÀI CŨ
Từ mượn là gì? Nêu nguyên tắc mượn từ ?
Tìm từ mượn trong câu văn sau:
Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
( Sọ Dừa)
Xác định nguồn gốc của các từ mượn vừa tìm được.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Từ mượn là gì? Nêu nguyên tắc mượn từ ?
Tìm từ mượn trong câu văn sau
Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
( Sọ Dừa)
Xác định nguồn gốc của các từ mượn vừa tìm được.
Đáp án:
Từ mượn : là từ vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
Nguyên tắc mượn từ: mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt , để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt , không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.
2. Những từ mượn trong câu văn:
- vô cùng ; ngạc nhiên; tự nhiên; sính lễ.
Có nguồn gốc từ tiếng Hán.
vô cùng:
ngạc nhiên:

tự nhiên:

sính lễ:
không có giới hạn
cảm thấy lạ hoặc bất ngờ vì trước đó đã không nghĩ tới
toàn bộ những gì không phải do con người làm ra
lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới
Tiết 10 B. NGHĨA CỦA TỪ
I/ Nghĩa của từ là gì ?
Trích ví dụ sgk/35

Dưới đây là một số chú thích trong những bài văn đã học:

tập quán : thói quen của một cộng đồng ( địa phương, dân tộc ,v.v…) được hình thành từ lâu trong đời sống , được mọi người làm theo.
lẫm liệt : hùng dũng , oai nghiêm .
nao núng : lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.

Hình thức
Nội dung

Hình thức
Nội dung

Hình thức
Nội dung
Là cái chứa đựng bên trong hình thức của từ , là cái
có từ lâu đời.
Tiết 10 B. NGHĨA CỦA TỪ
I/ Nghĩa của từ là gì ?
Nghĩa của từ : là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ … ) mà từ biểu thị.
Tiết 10 B. NGHĨA CỦA TỪ
I/ Nghĩa của từ là gì ?
Nghĩa của từ : là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ … ) mà từ biểu thị.
II/ Luyện tập:
Bài 1: (2/sgk/36): Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lởm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp:

-……………..: học và luyện tập để có hiểu biết , có kĩ năng.
-……………..: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo , chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
-……………..: tìm tòi , hỏi han để học tập.
-……………..: học văn hóa có thầy , có chương trình ,có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

học tập
học lởm
học hỏi
học hành
Bài 2: (3/sgk/36): Hãy điền các từ trung gian, trung niên , trung bình vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp:

-……………..:ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém , không cao cũng không thấp.
-……………..:ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận , hai giai đoạn, hai sự vật,...
-……………..: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

trung bình
trung gian
trung niên

Bài 3.
Giải thích nghĩa của từ chín trong các câu sau :
a) Vườn cam chín đỏ .
b) Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín chắn .
c) Ngượng chín cả mặt .


Bài 3.
Giải thích nghĩa của từ chín trong các câu sau :
a) Vườn cam chín đỏ .
b) Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín chắn .
c) Ngượng chín cả mặt .
Đáp án:
chín: quả ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng , có hương thơm, có vị ngọt.
chín: sự suy nghĩ đầy đủ nhất để đạt được hiệu quả.
chín: màu da đỏ ửng lên.
C?NG C?
Mèo
Mèo: thú nhỏ, nuôi để bắt chuột.
Sen
Sen: cây mọc ở nước , lá to tròn , hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ , hạt dùng để ăn.
Cười
Cười: cử động môi , miệng có thể kèm theo tiếng để biểu lộ sự thích thú hoặc thái độ tình cảm nào.
HU?NG D?N V? NH�
Học bài: + Nghĩa của từ là gì?
+ Hoàn thành các bài tập.
So?n b�i: "Nghia c?a t? "(tt) :
+ D?c l?i c�c ch� thích ? m?c I .
+ M?i ch� thích gi?i thích nghia b?ng c�ch n�o?
+ L�m b�i t?p 1, 4 ph?n luy?n t?p sgk
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN
Giáo viên: Võ Thị Ngọc Kiều
TIẾT DẠY THAO GIẢNG TRU?NG
MƠN: Ng? van 6
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Việt Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)