Bài 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây âu sau chiến tranh thế giới thứ 2

Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Duyên | Ngày 09/05/2019 | 140

Chia sẻ tài liệu: Bài 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

BÀI 3: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
I. MĨ
1. Kinh tế, khoa học - kỹ thuật
a. Kinh tế
Sau chiến tranh nền kinh tế Mĩ
có bước phát triển nhảy vọt như thế nào?
* Sự phát triển của nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai:
- Công nghiệp: Tăng trung bình là 24%
+ 1945-1949, sản phẩm Công nghiệp Mĩ chiếm tới 56,4% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
- Nông nghiệp: Tăng trung bình là 27%, năm 1949 sản lượng nông nghiệp Mĩ gấp hai lần của Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.
- Tài chính: Mĩ có trữ lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới, nắm 3/4 trữ lượng vàng toàn thế giới.
- Thương mại: Mĩ chiếm 50% số tàu thuyền đi lại trên biển.
=> Kinh tế phát triển mạnh, tài chính giàu có nhất thế giới -> Trong hai thập niên đầu sau chiến tranh Mĩ đã trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
Vì sao nền kinh tế Mĩ sau chiến
tranh lại có sự phát triển như vậy?
* Nguyên nhân của sự phát triển:
- Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân lực dồi dào, đất nước lại không bị chiến tranh tàn phá.
- Do Mĩ đã áp dụng nhanh chóng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.
- Do tập trung sản xuất và tư bản cao.
- Do quân sự hóa nền kinh tế buôn bán vũ khí.
* Hạn chế:
- Vị trí của MĨ ngày càng giảm sút.
- Tuy phát triển nhanh nhưng không ổn định.
- Sự phân cực giàu nghèo ngày càng tăng.
- Sự cạnh tranh gay gắt của Nhật Bản và Tây Âu.
b. Khoa học - kỹ thuật

Những thành tựu về khoa học - kỹ thuật
mà Mĩ đạt được sau chiến tranh là gì?
- Là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lầ thứ hai và đã đạt được nhiều thành tựu kì diệu.
- Sáng tạo ra nhiều công cụ sản xuất mới: Máy tự động, hệ thống máy tự động.
- Khám phá ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nhiệt hạch, nguyên tử,…
- Tìm ra các vật liệu mới: Pôlime…
- Đứng đầu về chinh phục vũ trụ.
=> Đời sống vật chất và tinh thần của người dân Mĩ được nâng cao, bộ mặt đất nước đổi thay nhanh chóng.
2. Tình hình chính trị và chính sách đối nội của giới cầm quyền Mĩ

Sau chiến tranh tình hình nước
Mĩ ra sao?
- Duy trì thể chế dân chủ tư sản được hình thành từ khi lập quốc (1776).
- Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền ở Mĩ:
+ Về hình thức hai Đảng này là đối lập nhau nhưng trên thực tế là thống nhất với nhau, cùng bảo vệ cho 10 tập đoàn tư bản lớn.
- Xã hội Mĩ lục đục, rối ren: Sự phân cực giàu nghèo, mâu thuẫn nội bộ…
+ Các tệ nạn xã hội phát triển.
+ Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ.
=> Xã hội Mĩ không phải là một xã hội lí tưởng về sự công bằng và tốt đẹp để loài người vươn tới.
3. Chính sách đối ngoại
Sau chiến tranh Mĩ theo đuổi
chính sách đối ngoại là gì?
- Ngày 12/3/1947, Chủ nghĩa Tơruman ra đời.
- Nội dung của chủ nghĩa Tơruman:
+ Công khai nêu lên sứ mệnh của Mĩ trong sự nghiệp lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.
- Thực chất: là thực hiện mục tiêu toàn cầu phản cách mạng nhằm ngăn, chăn đẩy lùi, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, khống chế, nô dịch các nước đồng minh.
- Biện pháp:
+ Xúc tiến thành lập liên minh quân sự.
+ Ra sức chạy đua vũ trang.
+ viện trợ kinh tế, quân sự cho các nước đồng minh.
+ Khống chế và nô dịch
- Thành công và thất bại của Mĩ:
+ Thành công: Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
+ Thất bại: Thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1959), Trung Quốc (1949), Việt Nam (1975)
Vậy theo anh (chị) thì trong lòng xã hội
Mĩ hiện nay có còn những tồn tại nào? Vì sao?
1. Kinh tế - khoa học kỹ thuật
a. Kinh tế

Sau chiến tranh nền kinh tế
của Nhật như thế nào?
* Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh:
- Khó khăn:
+ Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá, quân đồng minh chiếm đóng, mất hết thuộc địa.
+ Là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên.
+ 1945 – 1950, Nhật phải dựa vào viện trợ của Mĩ -> Nền kinh tế của Nhật đã được phục hồi nhưng chậm phát triển và bị lệ thuộc vào Mĩ.
- Thành tựu:
+ 6/1950, Kinh tế Nhật bắt đầu phát triển mạnh đặc biệt là những năm 60 phát triển với mức độ “thần kì” vượt các nước Tây Âu và vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
+ Tổng sản phảm quốc dân: 1950 đạt 20 tỷ USD bằng 1/3 Anh, ½ Pháp, 1/7 Mĩ đến năm 1968 vượt Anh, Pháp và vươn lên đứng thứ 2 thế giới với 183 tỷ USD -> 1973 đạt 402 tỷ USD.
+ Công nghiệp: năm 1950 giá trị sản lượng công nghiệp đạt 4,1 tỷ USD bằng ½ Mĩ đến năm 1969 đạt 56,4 tỷ USD bằng ¼ Mĩ.
+ Nông nghiệp: năm 1969 tự túc được 80% nhu cầu trong nước.
=> Nửa đầu những năm 70 Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
* Nguyên nhân của sự phát triển:
- Lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt.
- Lợi dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.
- Biết “len lách”, xâm nhập vào thị trường thế giới.
- Đưa ra những cải cách dân chủ.
- Có truyền thống tự lực, tự cường.
* Hạn chế:
- Thiếu nguyên vật liệu, lương thực thực phẩm.
- Phát triển không cân đối: Một bên là một nước Nhật giàu còn một bên là một nước Nhật nghèo làn.
- Sự cạnh tranh, trèn ép của các nước Tây Âu, Mĩ và các nước khối NIC.
b. Khoa học - kỹ thuật

Sau chiến tranh Nhật đã đạt được
những thành tựu khoa học - kỹ thuật gì?
- Cực kì trú trọng phát triển khoa học - kỹ thuật và cải cách nền giáo dục quốc dân.
- Mua bằng phát minh, sáng chế của nước ngoài.
+ Năm 1968 Nhật Bản dùng 6 tỷ đô la để mua bằng phát minh và sáng chế.
=> Nhật được xếp vào hàng các quốc gia đi đầu trong khoa học - kỹ thuật.
2. Tình hình chính trị và chính sách đối nội của giới cầm quyền Nhật Bản
a. Những cải cách dân chủ sau chiến tranh
Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
tình hình chính trị ổn định giới cầm
quyền ở Nhật đã làm gì?
- Ngày 3/11/1946, Hiến pháp mới được ban hành với những nội dung tiến bộ.
- Ban hành luật cải cách ruộng đất.
- Luật giải tán Đaibatxư.
- Xóa bỏ mọi tàn tích của chế độ phong kiến.
- Xét sử tội phạm chiến tranh.
=> Đã phá vỡ những cơ sở kinh tế chính trị phong kiến quân phiệt và xây dựng Nhật Bản theo chế độ quân chủ lập hiến.
b. Chính sách đối nội
- Đảng dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản.
- Cấu kết với Mĩ để thu hẹp quyền tự do dân chủ trong Hiến pháp ban hành năm 1946.
- Phục hồi lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
=> Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật phát triển mạnh mẽ và đã giành được một số thắng lợi: 11/4/1947, cuộc bãi công của công nhân Nhật Bản lên cao.
2. Chính sách đối ngoại
Sau chiến tranh Nhật theo đuổi
chính sách đối ngoại gì?
- Nhật Bản là đồng minh đắc lực của Mĩ và theo đuôi Mĩ.
- 8/9/1951, Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết.
- Đẩy mạnh xâm lược giành giật thị trường khắp nơi trên thế giới – Sau chiến tranh thế giới thứ 2người ta thường gọi Nhật Bản là “Đế quốc kinh tế”….
1. Pháp
a. Kinh tế

Sau chiến tranh nền kinh
tế Pháp như thế nào?
- Sau chiến tranh nền kinh tế Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề: Công nghiệp giảm 3 lần, nông nghiệp giảm 2 lần.
- Năm 1948, Pháp phải nhận “viện trợ” của Mĩ và kinh tế Pháp lệ thuộc vào Mĩ.
- Một số ngành công nghiệp mũi nhọn:
+ Công nghiệp điện tử và tin học đứng thứ 2 thế giới.
+ Công nghiệp hàng không vũ trụ đứng thứ 3 thế giới sau Mĩ và Liên Xô.
+ Nông nghiệp: Là vựa lúa của khối thị trường chung châu Âu (EEC).
* Nguyên nhân của sự phát triển:
- Nhờ cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.
- Giá nhập nguyên liệu từ thế giới thứ ba rẻ.
- Chính sách mở của của nhà nước ra thị trường châu Âu và thế giới.
- Vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước có hiệu quả.
- 1950, Kinh tế Pháp phát triển bằng trước chiến tranh và tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng trung bình là 5% một năm.
b. Chính trị

Sau chiến tranh tình hình chính trị
Của Pháp như thế nào?
* 9/1946, Nền cộng hòa thứ 4 được thiết lập.
- Nền cộng hòa thứ 4 được thiết lập trên cơ sở Hiến pháp mới (9/1946) mà ở đó các quyền tự do dân chủ được rộng rãi hơn, tiến bộ hơn, quyền lực của Tổng thống giảm, Quốc hội nắm nhiều quyền hạn hơn.
- 5/1947, dưới sức ép của Mĩ chính phủ Pháp đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động -> cao trào cách mạng bùng nổ -> tình hình chính trị trở nên không ổn định.
- 6/1958, nền cộng hòa thứ 4 sụp đổ.
* Nền cộng hòa thứ 5: Được thiết lập theo hiến pháp 10/1958.
- Thi hành nhiều chính sách tiến bộ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, địa vị của Pháp được nâng cao trên trường quốc tế.
=>Pháp là nước có chính sách đối ngoại tương đối độc lập.
2. Anh


Sau chiến tranh tình hình kinh tế, chính trị của Anh như thế nào? Có gì khác so với Pháp?
a. Kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế của Anh gặp nhiều khó khăn, phát triển chậm, vị trí bị giảm sút sau Mĩ, Nhật Bản, Tây Đức.
- Bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hệ thống thuộc địa bị sụp đổ, kỹ thuật lạc hậu…
- 1948, Nhận viện trợ của Mĩ -> 1950 nền kinh tế của Anh được phục hồi bằng trước chiến tranh.
- Tiếp tục phát triển nhanh, tập chung vào những ngành công nghiệp mũi nhọn: Xuất khẩu tư bản, công nghiệp than, đóng tàu, cơ khí…
- Nông nghiệp: Chăn nuôi là chính.
=> Kinh tế Anh phụ thuộc chặt chẽ vào Mĩ.
b. Chính trị
- Duy trì chế độ 2 Đảng thay nhau cầm quyền nhưng trên thực tế là đều đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư bản lũng đoạn.
- Đối ngoại: Theo Mĩ như “hình với bóng” và trở thành đồng minh đắc lực của Mĩ.
3. Đức

Tình hình kinh tế, chính trị,
chính sách đối ngoại của
Đức sau chiến tranh ra sao?
a. Kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1949 nền kinh tế Đức phát triển nhanh chóng.
- Nguyên nhân:
+ Do Mĩ đầu tư tư bản lớn.
+ Áp dụng khoa học - kỹ thuật.
- Cuối những năm 50 sản xuất công nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
- Sang những năm 60, 70đứng thứ 3 thế giới về sản xuất công nghiệp, vượt MĨ về xuất khẩu công nghiệp, dự trữ vàng và ngoại tệ.
- Các ngành công nghiệp nổi tiếng: Chế tạo cơ khí, gia công kim loại,hóa chất…
b. Chính trị
- Liên minh dân chủ thiên chúa giáo cầm quyền ở Cộng hòa Liên bang Đức, ra sức chống phá cách mạng.
- Đối ngoại:
+ Năm 1955, ra nhập khối quân sự NATO và hình thành liên minh quân sự, chính trị chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Phong trào cách mạng và phong trào công nhân châu Âu.
- 3/10/1990, Cộng hòa dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa liên bang Đức thành cộng hòa Liên bang Đức.
1.Tình hình các nước Tây Âu khác
a. Thụy Điển

Sau chiến tranh tình hình
Thụy Điển như thế nào?
- Vị trí: Nằm ở khu vực Bắc Âu.
- Chính trị:
+ Đối nội: Duy trì nền dân chủ lập hiến, chính quyền nằm trong tay Đảng xã hội dân chủ. Ccác quyền tự do dân chủ được thực hiện rộng rãi, dân quyền được đảm bảo, mọi công dân đều được bình đẳng trước phaps luật.

+ Đối ngoại: Thi hiành chính sách hòa bìng trung lập, tích cực ủng hộ phong trào tiến bộ và chống chiến tranh.
- Kinh tế: Là nước tư bản chủ nghĩa phatsd triển ở trình độ cao, mức sống của người dân đứng vào hàng cao nhất thế giới.
+ Thập niên 50,60,70, 80 nền kinh tế Thụy Điển phát triển tương đối mạnh, nhanh và tương đối thuận chiều.
=> Thụy Điển được coi là mô hình chủ nghĩa tư bản tiến bộ ở cuối thế kỉ XX.
b. Phần Lan

Sau chiến tranh tình hình
Phần Lan như thế nào?
- Vị trí: Nằm ở ven biển Ban tích, là xứ sở của hồ và rừng.
- Trước và trong chiến tranh thế giới thứ 2 Phần Lan là nước chư hầu của Đức, trong chiến tranh chống Liên Xô.
+ 9/1944, Phần Lan kí Hiệp định đình chiến cắt đứt mọi quan hệ với Đức.
+ 4/1948,Hiệp ước hữu nghị giữa Phần Lan và Liên Xô được kí kết - mở ra thời kì mới.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2:
+ Đối nội: Mở rộng các quyền tự do dân chủ trong khuôn khổ dân chủ tư sản, đảm bảo nhân quyền và nâng cao phúc lợi xã hội.
+ Đối ngoại: Hòa bình, trung lập tích cực.
- Kinh tế: Lâm nghiệp và chế biến gỗ phát triển mạnh.
+ Công nghiệp đống tàu và công nghiệp chế biến kim loại cũng phát triển.
- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở mức cao của thế giới.
=> Phần Lan được coi là một khuôn mẫu tiến bộ của chủ nghĩa tư bản ở cuối thế kỉ XX.
2. Khối thị trường chung châu Âu (EEC)
Khối thị trường chung châu Âu
ra đời nhằm mục đích gì?
- Sự ra đời: với xu hướng liên kết khu vực ngày 25/3/1957, tại Rôma, 6 nước Tây Âu đã kí Hiệp ước thành lập khối thị trường chung châu Âu.
- Mục tiêu:
+ Kinh tế:Tạo ra một cộng đồng kinh tế, một thị trường chung hùng mạnh có thể cạnh tranh về kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật Bản.
+ Chính trị: Chống chủ nghĩa xã hội và phong trào công nhân châu Âu.
- Hiện nay tổ chức này có 15 nước thành viên -> 11/1993 gọi là Liên minh châu Âu (EU)
=> Đây là một tổ chức liên kết kinh tế lớn nhất trên thế giới hiện nay.
3. Những nét chung về hệ thống tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945-1991)
Từ sau chiến tranh đến nay hệ thống tư
bản chủ nghĩa có ngững nét gì?
* Các gai đoạn chính của chủ nghĩa tư bản:
- Giai đoạn 1 (1945-1950): đây là giai đoạn hoàng kim của Mĩ. MĨ viện trợ kinh tế cho Nhật Bản và các nước Tây Âu rồi dần dần khống chế và nô dịch về mặt chính trị.
- Giai đoạn 2(1950-1973) : Là giai đoạn Nhật Bản và các nước Tây Âu phát triển mạnh về kinh tế -> Trên thế giới lúc này có 3 trung tâm kinh tế - tài chính(Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu)
- Giai đoạn 3(1973-1991): Là giai đoạn các nước tư bản rơi vào khủng hoảng rồi tiếp tục phát triển. Đồng thời một số nước sau khi giành được độc lập đã phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế, khoa học - kỹ thuật phát triển.
* Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
- Sự chuyển sang chủ nghiaz tư bản lũng đoạn nhà nước.
- Sự liên hợp quốc tế của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.
- Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ở các nước tư bản phát triển.
- Văn hóa, giáo dục… phát triển đáng kể.
- Mâu thuẫn xã hội và tệ nạn xã hội không thể khắc phục được.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)