Bài 3: lớp chim

Chia sẻ bởi Tạ Thị Kim Quý | Ngày 24/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: bài 3: lớp chim thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nội dung:
I.Đặc điểm chung
II.Cấu tạo chức năng và thích nghi sinh thái
III.Sự đa dạng của lớp chim
IV.Nguồn gốc tiến hóa của chim
V.Đặc điểm sinh học và sinh thái học ở chim
VI.Ý nghĩa kinh tế của chim

I.Đặc điểm chung của lớp chim:
Chim là lớp động vật có xương sống ở cạn, có số lượng loài nhiều nhất sau lớp cá xương
-Chim là động vật hằng nhiệt
-Toàn thân được bao phủ bởi lông vũ
-Chi trước biến thành cánh thích nghi với đời sống bay lượn
-Hàm trên và hàm dưới có bao sừng bao bọc tạo thành mỏ, xương hàm không có răng
-Bộ xương hóa cốt hoàn toàn, xương xốp có nhiều khoang khí, các xương hộp sọ gắn kết lại với nhau. Sọ chỉ có một lồi cầu chẩm
-Não bộ uốn khúc rõ ràng
-Thính giác: có vành tai sơ khai


-Tim có 4 ngăn, đã hình thành vách ngăn tâm thất hoàn toàn
-Hô hấp chủ yếu bằng phổi, ngoài ra có hệ thống túi khí phát triển len lỏi giữa các nội quan, cơ dưới da và khoang khí của xương giúp chim hô hấp chủ yếu khi bay
-Cơ quan tiêu hóa thiếu ruột thẳng tích trữ phân
-Sinh sản: Chim phân tính và thụ tinh trong

II.Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái:

1.Hình dạng:
Cơ thể chim có hình dạng ô van ngắn, gồm 4 phần:
+Đầu: tròn, nhỏ
+Cổ : mảnh, dài
+Thân chim hình thoi
+Đuôi
Đầu và cổ
Thân
Đuôi
Acridotheres cristatellus
(Sáo đen, mỏ ngà)
Loriculus vernalis – Vẹt lùn
2.Vỏ da:
+Chức năng: Bảo vệ cơ thể
+Cấu tạo: gồm 2 phần: biểu bì và bì
Biểu bì Da chim mỏng, khô, thiếu tuyến.
Tuyến da chỉ gồm tuyến phao câu nằm ở gốc đuôi, phát triển ở các loài chim nước như vịt, ngan, ngỗng…và thiếu ở một số loài chim ở cạn như ở Đà Điểu
Bì là một tổ chức liên kết, có những sợi liên kết, sợi cơ vân và sợi cơ trơn.
-Sản phẩm sừng của da chim lông vũ
mỏ sừng
vảy sừng ở giò
vuốt các ngón chân
cựa (chỉ có ở chim trống)

Lông vũ:
+Chức năng:
-Lông cánh và lông đuôi là thành phần quan trọng nhất của bộ phận bay của chim.
-Bảo vệ thân chim khỏi bị phát tán nhiệt, giữ cho thân nhiệt luôn cao
-Bộ lông chim làm cho chim đỡ bị cản không khí bay



+Cấu tạo:
Thân của bất kì loài chim nào cũng được bao phủ lông vũ
-Lông vũ có cấu tạo nhẹ, bền, có lực đàn hồi lớn
-Lông chim điển hình gồm 2 phần gốc lông
thân lông gồm 2 phiến lông không bằng nhau
+Phân loại lông: có 2 loại lông
-Lông tơ nằm dưới lông bao, có thân mảnh và thiếu móc ở phiến lông. Lông tơ có tác dụng giữ nhiệt cho thân
-Lông chỉ, chỉ có thân lông và gốc lông, nhưng không mang phiến lông

+Lông chim phân bố không điều trên khắp mặt da mà tập trung ở nhiều vùng-vùng lông.
Có những vùng không có lông gọi là vùng trụi. Nhờ đó mà thân chim được nhẹ hơn, cử động của chim khi bay được dễ dàng hơn. Đồng thời cũng là vùng ấp vì khi chim ấp trứng vùng này tiếp xúc trực tiếp với trứng. Cung cấp nhiệt cho trứng nở.


+Màu sắc của lông vũ:
Màu sắc do 2 tế bào sắc tố đen tạo thành màu: đen, nâu, xám;
và sắc tố tan trong mỡ(lipocrom)gần giống với sắc tố loại caroten tạo thành màu đỏ, vàng, lục.
Sự pha trộn của hai loại sắc tố này theo tỉ lệ khác nhau làm lông chim có nhiều màu.




Hirundo smithii – Nhạn đầu hung
+Sự thay lông:
-Thay lông cùng một lúc như ở chim Cánh cụt
-Thay lông từ từ: lông cánh, lông đuôi rụng từng đôi, 1 lông bên trái và 1 lông bên phải để duy trì sự cân bằng. Lông thay thế mọc hoàn chỉnh trước khi cặp lông tiếp theo rụng
-Chim ở vùng nhiệt đới thay lông mỗi năm một lần thường vào mùa sinh sản, con cái thường thay lông vào mùa hè.
-Chim sống ở vùng ôn đới thay lông 2 lần trong 1 năm
.1 là vào mùa thu để chuẩn bị cho di cư, trú đông nên cần bộ lông dày và ấm áp
.2 là mùa xuân để chuẩn bị cho mùa sinh sản, bộ lông thưa và sặc sỡ


3.Bộ xương:
Gồm 3 phần: xương sọ, cột sống và xương chi
+Xương sọ: gồm sọ não và sọ tạng

-Sọ não:
.Sọ nhẹ, xương mỏng
.Hộp sọ lớn có lỗ chẩm ở đáy sọ và một lồi cầu chẩm
.Hộp sọ chứa não phát triển
.Ổ mắt lớn cần thiết cho sự phối hợp vận động nhanh, quan sát được rộng và tinh.


-Sọ tạng: xương hàm không có răng và được bọc bằng bao sừng. Xương hàm có hàm trên và hàm dưới.


.
Hộp sọ chim
. Hàm trên xương trước hàm thường gắn kết với xương trên trán
xương hàm trên
Nhưng ở nhiều loài chim, ví dụ như vẹt, hàm trên cũng khớp động với sọ.

.Hàm dưới là một xương phức gồm 1 số xương quay quanh hai xương vuông nhỏ có thể chuyển dịch được. Hàm dưới ăn khớp với sọ nhờ xương vuông tự do



+Cột sống: rắn chắc. Hầu hết các đốt sống, trừ các đốt sống cổ, gắn lại với nhau và với đai chậu hình thành một khối vững chắc.Cột sống gồm 4 phần:cổ, ngực, chậu, và đuôi




Cổ:có trung bình từ13-14 đốt sống. Đốt sống cổ kiểu lõm khác rất riêng biệt cho chim.
Ngực: gồm 7 đốt sống gắn chặt với nhau và gắn với phần chậu. Tất cả các đốt sống ngực đều mang xương sườn, đầu xa khớp với xương mỏ ác.Xương sườn gồm 2 đoạn: đoạn lưng và đoạn bụng khớp với nhau
Cột sống
Chậu: gồm khoảng 13-14 đốt, gắn liền với nhau các đốt sống phần thắt lưng, một số đốt đuôi và với đai hông tạo thành bộ xương chậu tổng hợp

Đuôi: Các đốt sống đuôi cuối cùng gắn liền với nhau thành phao câu





+xương chi: gồm phần đai và phần tự do
-xương đai: đai vai có 3 xương xương bả
xương quạ
xương đòn

đai hông gồm xương hông
xương ngồi
xương háng

xương trụ ngắn hơn xương quay xương chi trước
biến đổi thành cánh cổ tay chỉ còn 2 xương nhỏ, tự do
-xương chi ngón tay thứ có 2 đốt rất dài
ngón thứ 3 có 1 đốt dài

xương chi sau xương đùi
xương ống
xương bàn
các ngón chân 2 ngón (Đà Điểu)
3 ngón hướng về trước,
4 ngón 1 ngón hướng ra sau
(Quạ)
2 ngón hướng về trước,
2 ngón hướng ra sau
(Gõ kiến)
4.Hệ cơ:
+Phát triển hơn cả là cơ ngực, cơ dưới đòn.
Chim bay hệ cơ ngực phát triển cùng với sự phát triển của xương lưỡi hái
Chim không bay có cơ ngực phát triển
+Cơ đùi, cơ ống chân khá lớn
+Hệ cơ cổ cũng phát triển
+Cơ lưng ít phát triển

5.Hệ thần kinh:
Gồm hệ thần kinh trung ương và hệ tk ngoại biên
+Hệ thần kinh trung ương:
-Não bộ uốn khúc rõ ràng
Bán cầu não rất lớn
Thùy khứu giác nhỏ
Não trung gian nhỏ, mấu não trên kém phát triển, mấu não dưới lớn hơn.
Tiểu não lớn, tiếp giáp với mặt sau của bán cầu não, gồm thùy giữa lớn có nhiều rãnh ngang và 2 bán cầu tiểu não ở 2 bên
-Tủy sống có phần phình ở vùng ngực và vùng thắt lưng. Phần phình chính là những đám rối thần kinh điều khiển vận động
Phần phình ngực điều khiển vận động của cánh và cổ
Phần phình thắt lưng điều khiển vận động của phần sau là đuôi và chi sau

+Hệ thần kinh ngoại biên: não có 12 đôi dây thần kinh não, nhưng đôi 11 chưa biệt lập hoàn toàn như ở thú.


6.Giác quan:
+Tai có đủ 3 phần tai trong
tai giữa
tai ngoài
-Ống tai ngoài khá sâu, bên ngoài nổi lên và phủ lông
-Ốc tai ở chim ngắn hơn ở thú.
+Mắt chim có cỡ rất lớn, là cơ quan định hướng cơ bản của chim; có cấu gần giống với mắt bò sát
Cấu tạo chi tiết mắt chim gồm:
-Thủy tinh thể mềm có thể co giãn
-Con ngươi lớn làm ảnh hiện lên võng mạc rõ ràng
-Màng võng nhạy cảm với ánh sáng

-có các tế bào hình que (nhìn trong đêm)
-có tế bào hình nón (phân biệt màu sắc)
+Cơ quan khứu giác kém phát triển ( trừ Ki vi)

7.Cơ quan tiêu hóa:
Gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
+Ống tiêu hóa: Đường đi của thức ăn
Miệng hầu thực quản diều dạ dày tuyến
Dạ dày cơ ruột non ruột già huyệt

-Miệng hẹp, không có răng
-Mỏ có bao sừng
-Lưỡi nhỏ, phủ sừng, thay đổi hình dạng tùy theo thức ăn
-Diều là nơi dự trữ thức ăn tạm thời và làm mềm thức ăn, vào mùa sinh sản thì ở diều tiết ra một chất gọi là sữa diều
-Dạ dày tuyến tiết ra dịch tiêu hóa thức ăn
-Dạ dày cơ trong lót màng sừng có tác dụng nghiền thức ăn

Hệ tiêu hóa của chim
-Ruột .Chim ăn thịt thì ruột giữa ngắn
.Chim bay không có ruột thẳng tích trữ phân
.Chim không bay có ruột thẳng tích trữ phân
+Tuyến tiêu hóa:
-Tuyến nước bọt kém phát triển, gồm tuyến góc mép, tuyến khẩu cái và tuyến khẩu cái.
-Có manh tràng ở điểm tiếp giáp giữa ruột non và ruột già
.Chim ăn thịt thì manh tràng nhỏ
.Chim ăn hạt thì manh tràng phát triển
-Gan lớn, không có tuyến mật
.Chim bay thường thì không có túi mật
.1 số Chim không bay có túi mật như Gà
-Ống túi mật và tuyến tụy đổ vào phần đầu của ruột non.

8.Hệ hô hấp: gồm đường hô hấp và cơ quan hô hấp

+Đường hô hấp:
Không khí mũi khí quản minh quản phế quản phổi các túi khí

+Cơ quan hô hấp của chim có những biến đổi rất lớn, đáp ứng nhu cầu trao đổi khí cao khi chim bay
Cơ quan hô hấp của chim gồm khe họng sau lưỡi và phổi. Phổi chim nhỏ. Phổi chim là một khối xốp, có vô số các vi khí quản.
-Cuống phổi vào phổi phân thành những cuống phổi nhỏ thông ra ngoài phổi đi vào 9 túi khí

-Túi khí chính nối tiếp nhau trong ngực, bụng và kéo dài thành các túi nhỏ len lỏi vào giữ các nội quan, các cơ dưới da và trong các khe rỗng của các xương.
+Cơ quan phát thanh của chim là minh quản nằm ở ngã 3 khí quản và cuống phổi

Hệ hô hấp của chim
9.Hệ tuần hoàn:
+Tim chim rất lớn, đã hình thành vách ngăn tâm thất hoàn toàn.
-Tim chia thành 2 nữa:
.Nữa phải chứa máu tĩnh mạch (máu nghèo oxy) từ tĩnh mạch chủ đổ vào
.Nữa trái chứa máu động mạch (máu giàu oxy) đổ vào từ tĩnh mạch phổi.
-Có 2 vòng tuần hoàn
Hệ động mạch:
đm cảnh đầu
gốc cung chủ đôi đm đm dưới đòn
+Tâm thất trái 1 cung chủ động mạch không tên đm ngực cánh
động mạch ngực
thân cung chủ đm lưng nội quan
động mạch vùng chậu

đm đùi đm ngồi

đm dưới đuôi

+Tâm thất phải 1 đôi đm chung 2 đm phổi phổi

Hệ tĩnh mạch:
Đầu tĩnh mạch cổ
tĩnh mạch dưới đòn tĩnh mạch chủ trước
Cánh tĩnh mạch ngực
Ngực
tâm nhĩ phải
2 chi sau tm đùi tm thận 2 tm hông tm chủ sau
Tm đuôi 2 tm gánh thận

Tĩnh mạch mạc treo ruột cùng tĩnh mạch gan

Tĩnh mạch trên ruột tĩnh mạch gánh gan

Phổi tĩnh mạch phổi tâm nhĩ trái


10.Hệ bài tiết:

-Cơ quan bài tiết là hậu thận.
-Thận chim rất lớn, chia thành thùy, gắn sát vào thành lưng của hông. Từ mỗi thận đi ra ống niệu thông với phần giữa của huyệt.
-Chim không có bóng đái

-Tại huyệt, nước trong nước tiểu được hấp thụ lại, nên nước tiểu chim rất đậm đặc, nồng độ axit uric cao hơn urê và nước tiểu đậm đặc đó được thải ra cùng với phân.
-Bờ trước thận có tuyến trên thận màu vàng.

11.Cơ quan sinh dục:
-Chim trống có 2 tinh hoàn bầu dục màu trắng ngà. Từ tinh hoàn phát ra ống dẫn tinh đổ vào huyệt. Đa số chim thiếu cơ quan giao cấu (trừ vịt, ngan…)
-Chim mái chỉ có một buồng trứng và một ống dẫn trứng bên trái, buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái tiêu giảm.



Ống dẫn trứng đã phân hóa thành từng phần
Trứng chim vỏ ngoài thấm canxi
vỏ có nhiều lỗ nhỏ, bảo đảm cho trao đổi khí với ngoài
ở đầu to của trứng, hai vỏ mỏng tách biệt nhau làm thành buồng khí, để chỗ cho lòng trắng khếch trương khi trứng được ấp
hai cực của lòng đỏ có dây xoắn cấu tạo bằng chất anbumin gọi là dây ` treo bám vào mặt trong của vỏ mỏng
III.Sự đa dạng của lớp chim:
lớp phụ đuôi thằn lằn (Saururae)

Lớp chim lớp phụ 1 số loài hóa thạch ở kỉ bạch
đuôi quạt phấn, đệ tam
(Ornithurae) chim hiện đại tổng bộ chim chạy
(Gradientes)
tổng bộ chim bơi
(Natantes)
tổng bộ chim bay
(Volantes)
Hiện nay chim có khoảng 8600 loài thuộc 34 bộ, thích nghi với những điều kiện sống khác nhau, xếp thành 3 tổng bộ:

Tổng bộ chim chạy (hay chim không lưỡi hái)
Tổng bộ chim bơi (hay chim không lông)
Tổng bộ chim bay (hay chim có lưỡi hái)

1.Tổng bộ chim chạy

Đặc điểm:
-Đây là loài chim mất khả năng bay
-Cánh không phát triển
-Chân sau khoẻ ít ngón
-Lông phủ kín toàn thân.
Gồm 10 loài, 4 bộ: -Bộ đà điểu Phi (Struthionifomes)
-Bộ đà điểu Mỹ (Rheifomes)
-Bộ đà điểu Úc (Casuariifomes)
-Bộ Ki vi (Apterygifomes)
A.Bộ đà điểu phi(Struthionformes)
Chân 2 ngón
Sống thành đàn, gồm nhiều đôi
Cả chim trống và chim mái tham gia ấp trứng và nuôi con
Chỉ có một loài đà điểu phi (Struthio comelus)
Đà điểu phi (Struthio camelus)
Đà điểu phi (
Struthio camelus)
B.Bộ đà điểu úc (Casuariiformes)
Chân có 3 ngón
Lông có thân phụ làm thành lông kép
Chim trống ấp trứng và nuôi con
Gồm hai giống Casuarius gồm có ba loài

Dromiceius

Đà điểu úc (Casuarius )
Dromiceius
C.Bộ đà điểu Mỹ(Rheiformes)
Chân 3 ngón
Sống ở Thảo nguyên Nam mỹ
Chỉ có chim trống ấp trứng và nuôi con
Chỉ có một giống Rhae với hai loài

Đà điểu mỹ (Rhea americana)
D. Bộ Ki vi hay bộ Không cánh(Apterygiformes)
Cơ thể nhỏ bằng gà, cánh không nhìn thấy ở bên ngoài
Chân 4 ngón
Lông đuôi thiếu
Mỏ dài và có lỗ mũi đầu mỏ
Chỉ có một giống Apteryx ở New Zealand

Ki vi

Ki vi và trứng của nó
2.Tổng bộ chim bơi (Natantes)
Bơi giỏi, không bay
Lông phủ kín toàn thân
Cánh biến đổi thành mái chèo
Chân có màng bơi
Chỉ có một bộ chim cánh cụt Sphenisciformes gồm khoảng 10 loài
Chim cánh cụt(Spheniscformes)
Chim cánh cụt (Spheniscus)
Chim cánh cụt chúa (Aptenodytes forsteri)
3.Tổng bộ chim bay (Volantes)
Đặc điểm cấu tạo có liên quan đến khả năng bay của chim:
Cánh, xương ức, bộ lông có cấu tạo điển hình của chim.
Bao gồm tất cả các loài chim còn lại, khoảng 8600 loài, 35 bộ.
Sau đây là một số bộ chính:
(Loriculus vernalis)– Vẹt lùn:


A. Bộ gà(Galliformes)
Thân nặng nề, chân khỏe, vuốt cùn dùng để bới đất, cánh tròn, ngắn.
Phân bố chủ yếu ở rừng nhiệt đới
Những họ đáng chú ý:
-Họ trĩ(Phansianidae)
-Họ chim chân to(Megapodiae) phân bố ở châu úc
-Họ hoa xin(Opisthocomidae) phân bố ở rừng Amazôn Nam Mỹ
Ở Việt Nam, bộ gà chỉ có một họ trĩ với 22 loài
Trĩ đỏ (Phasianus colchicus)
Gà rừng (Gallus gallus)
Gà so cổ hung (Aborophita)
Gà lôi hông tía (Lophura edwrdsi)
Công (Pavo cristatus)
Trĩ sao (Rheinartia ocelata)
Gà tiền mắt đỏ (Plyplecton germaini)
Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi)
Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura diard)
GÂG
Gà lôi hông tía (Lophura diardi)
B.Bộ chim lặn (Podicipdiformes)
Gồm một số ít loài,có khoảng 20 loài ở nước, có cỡ nhỏ
Mỗi ngón chân có màng bơi riêng. Bơi lặn rất giỏi.
Phân bố rộng rãi trên thế giới
Ở Việt Nam chỉ có một loài chim lặn

Le hôi cổ đen (Podiceps nigricollis)
C. Bộ hải âu (Procellarifomes)
Gồm một số loài chim biển, khoảng 93 loài
Cánh dài nhọn, chân ngắn có màng bơi
Mỏ có lỗ mũi thông ở đầu một ống nhỏ
Việt Nam có Hải âu mày đen (Diomedea melanophris), Hải âu mặt trắng (Calonectris leucomelas)
Hải âu
D.Bộ Bồ nông (Pelecanifomes)
-G?m kho?ng 54 lo�i chim c? l?n v� trung bỡnh, s?ng trong nu?c
-Chõn ng?n, b?n ngún cú m�ng da n?i v?i nhau
-M? d�i, cú th? cú thờm tỳi da du?i m? (B? nụng)
-Phõn b? kh?p th? gi?i
-Vi?t Nam cú 13 lo�i thu?c 6 h?
Bồ nông chân xám (Phelecanus philipensis)
Chim diờn b?ng tr?ng (Sula leucogaster)
C?c D? (Phalacrocorax carbor)
Cốc biển bụng trắng (Feragata andrewsi)
E.Bộ hạc (Ciconiifomes)
Cổ dài, uốn cong, mỏ dài, chân cao
Phân bố khắp thế giới trừ vùng cực
Bộ có khoảng 111 loài có cỡ lớn và trung bình
Việt Nam có 33 loài thuộc 3 họ
Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus )
Diệc xám (Ardea cinerea)
F.Bộ ngỗng (Anserifomes)
Gồm khoảng 148 loài chim bơi ở nước, có cỡ lớn hoặc trung bình
Cổ dài, chân ngắn với 3 ngón chân hướng về phía trước có màng da nối với nhau
Mỏ rộng, lông dày
Việt Nam có 24 loài đều thuộc họ vịt (Antidae)
Ngỗng trời (Anser anser)
Vịt vàng (Tadorna ferruginea)
Uyên ương (Aix galericulata)
G. Bộ cắt (Falconifomes)
Gồm các loài chim ăn thịt
Mỏ quắp, vuốt cong sắc, bay khoẻ
Trên thế giới có khoảng 271 loài
Việt Nam có 47 loài thuộc 3 họ: họ Ó cá (Panđioniae) 1 loài, họ Ưng (Accipitridae) 37 loài, họ Cắt (Falconidae) 9 loài
O cá (Pandion haliaetus)
Ó cá
Họ cắt
Cắt lưng hung (Falco tinnunculus)
Ưng Ân Độ (Accipiter trivirgatus)
Đại bàng đầu nâu (Aquila helicaca)
Di?u hõu (Milvuskorschun)
I.Bộ sếu (Gruiformes)
Sống ở những vùng nước đầm lầy
Cổ, mỏ, chân dài, đuôi ngắn, chạy giỏi
Gồm khỏng 199 loài chim, Việt Nam có 22 loài thuộc 5 họ

Cuốc ngực trắng (Amaurornis)
Sếu cổ đỏ (Grus antigone sharpii)
Cun cút lưng hung (Turnix tanki)
Ô tác (Eupodotis bengalensis)
Chõn boi (Heliopais personata)
Gà nước (Ralidae)
H.Bộ Rẽ (Charadriifomes)
Cơ thể cỡ trung bình hay nhỏ
Chân cao, chạy giỏi
Phân bố khác nhau tuỳ họ.
Gồm khoảng 304 loài chim bờ nước, đầm lầy
Việt Nam có khoảng 56 loài thuộc 7 họ
Rẽ gà (Scolopax rusticola)
Rẽ giun thường (Gallinago)
Choắt bụng trắng (Tringa)
K.Bộ mòng biển (Larifomes)
Gồm các loài chim có cỡ trung bình hoặc nhỏ và một số ít có cỡ khá lớn
Bơi ở nước nhưng không lặn được
Thân dài,cánh dài nhọn, mỏ khoẻ- thẳng
Chân có 4 ngón, 3 ngón hướng về phía trước có màng bơi
Nhàn mào (Sterna bergii)
Mũng bi?n m? den (Larus saundersi)
Mòng biển đầu nâu (Larus)
L.Bộ bồ câu(Columbiformes)
Cỡ nhỏ, thân chắc, mỏ ngắn, lỗ mũi có màng da
Cánh phát triển, dài, nhọn
Phân bố rộng
Gồm khoảng 308 loài, Việt Nam có 22 loài thuộc một họ Bồ câu

Bồ câu nâu(Columba punicea)
Bồ câu nicoba
(Caloenas nicobarica nicobarica)
M.Bộ vẹt(Psittaciformes)
Chân trèo, mỏ quắp, và mỏ trên khớp động với sọ
Bộ lông màu sắc sực sỡ
Sống ở vùng nhiệt đới
Gồm khoảng 315 loài,
sống ở vùng nhiệt đới,
nhất là ở châu Mỹ nhiệt đới.
Việt Nam có 8 loài thuộc 1 họ
(psittcacidae)
Vẹt lùn(Loricolus)
Vẹt ngực đỏ
Vẹt đuôi dài(Psittacula)
N.Bộ cu cu (Cuculiformes)
Thân cỡ trung bình, đuôi dài
Chân trèo, hai ngón hướng trước, hai ngón hướng sau
Đẻ trứng ở tổ chim khác
Bộ có khoảng146 loài, chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới
Việt Nam có 18 loài thuộc 3 họ phụ của họ Cu Cu (Cuculidae)
Tu hú (Eudynamys scolopacea)
Bắt cô trói cột (Cuculus micropterus)



Bìm bịp lớn (Centropus sinensis)


Bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis)

Phướn đất(Carpococcyx renauldy)
O.Bộ cú vọ (Strigiformes)
Chim ăn thit đêm, bộ lông mềm, xốp
Mỏ sắc quắp, ngón chân đối diện và có vuốt
Phân bố rộng
Gồm khoảng 134 loài chim ăn thịt đêm. Ở Việt Nam có 18 loài thuộc hai họ:
-họ cú Lợn (Tytonidae)
-họ cú mèo (Strigidae)

Cú lợn (Tytonidae)


Cú vọ (Glaucidium)
Dù dì (Bubo)
P.Bộ cú muỗi (Caprimulgiformes)
Bộ có 92 loài, đi kiếm ăn lúc hoàng hôn và ban đêm
Mỏ ngắn, miệng rộng, mép có nhiều lông
Bộ lông màu xám, mềm nhẹ
Việt Nam có 6 loài thuộc 2 họ:
-Họ Cú muỗi mỏ quắp (Podargidae)
-Họ Cú muỗi (Caprimulgidae)




Cú muỗi mỏ quắp (Podargidae)
Cú muỗi (Caprimulgus)
Q.Bộ Yến (Apodiformes)
Chim nhỏ, cánh dài nhọn, bay giỏi
Chân yếu không đứng được, nhưng có vuốt sắc giúp chim bám vào vách đá
Gồm khoảng 398 loài chim nhỏ, Việt Nam có 10 loài trong hai họ: họ Yến (Apodidae) và họ yến mào (Hemiprocnidae)

Yến hàng (Collocalia fuciphagus germaini)
Yến núi (Collocalia brevirostris)
S.Bộ sả (Coraciiformes)
Đa số chim có mỏ dài, chân ngắn và bộ lông sặc sỡ
Làm tổ trong hốc cây, hốc đá hoặc trong hang dưới đất
Chim non yếu
Phân bố ở vùng nhiệt đới
- Gồm khoảng 193 loài, ở Việt Nam có 27 loài thuộc 5 họ




Bồng chanh rừng (Acedo hercules)

Bói cá lớn (Megaceryle lugubris)


Niệc đầu trắng (Berenicornis)
Cao cát nâu (Anorrhinus tickelli)
Hồng hoàng (Buceros bicornis)
R.Bộ gõ kiến (Piciformes)
-Gồm những chim leo trèo dọc thân hay cành cây
Chân kiểu trèo với hai ngón trước, hai ngón sau
Mỏ to, khỏe và lưỡi dài
Đuôi gồm những lông cứng, lông rực rỡ
Sống đơn thê, thường tự đào tổ trong hốc cây
Có khoảng 389 loài, sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới.
Ở Việt Nam có khoảng 36 loài trong 2 họ:
+ họ Cu rốc (Capitonidae),
+họ Gõ kiến (Picidae)

Gõ kiến đầu đỏ (Picus rabieri)
Thầy chùa đít đỏ (Megalaima)
T.Bộ Sẻ(Passeriformes)
Là bộ chim nhiều loài nhất có khoảng 5100 loài, hơn nữa số loài chim hiện đại
Hình dạng và cỡ lớn rất thay đổi
Chân cao, hai ngón cái hướng phía sau
Phân bố rộng trên toàn thế giới
Ở Việt Nam gặp khoảng 439 loài của 33 họ thuộc bộ Sẻ
Nhạn (Hirundo)
Sẻ mía (Anthus)
Phường chèo (Campephagidae)
Chàng làng (Lanius schach)
Lội nước (Cinclidae)
Chào mào (Pycnonotidae)
Chích chòe (Copsychus)
Khướu (Timaliidae)
Chim Xanh (Irenidae)
Chim chích (Sylviidae)
Đớp ruồi (Muscicapidae)
Bạc má (Parus major)
Trèo cây (Sittidae)
Đuôi cứng (Certhiidae)
Chim sâu (Dicaeidae)
Bã trầu (Aethopyga siparaja)
Vành khuyên (Zosterops)
Bách thanh lưng nâu
(Pachycephalidae)
Bạc má đuôi dài (Aegithalidae)
Di cam (Lonchura)
Sẻ nhà (Paser montanus)
Sáo mỏ vàng (Acridotheres)
Yểng (Graculax religiosa)
Vàng anh (Oriolidae)
Chèo bẻo (Dicrurus)
Nhạn rừng (Artamidae)
Quạ khoang (Corvus)
IV. Nguồn gốc tiến hóa của chim:

1. Chim cổ (Archaeopteryx):

+Được tìm thấy trong lớp đá ở Bavavian nước Đức năm 1977.
+Mang nhiều đặc điểm của chim:
-Thân mang lông vũ,
-Chi trước biến thành cánh…
+Tuy vậy vẫn còn mang nhiều đặc điểm của bò sát: -Xương đặc,
-Đuôi dài gồm nhiều đốt…
Thích nghi đời sống trên cây, chưa bay được chỉ trèo chuyền từ cành này sang cành khác.
Hóa thạch chim cổ (Archaeopteryx)
2. Tổ tiên của chim:

Các nhà cổ sinh vật học đều cho rằng tổ tiên của chim đều bắt nguồn từ 1 nhóm thằn lằn cổ (Archosauria) nhưng chưa biết là nhóm nào.
3.Sự tiến hóa và quan hệ họ hàng của chim
-Hóa thạch chim đuôi quạt cổ nhất tìm thấy trong địa tầng kỷ Bạch Phấn.Chim cổ kỷ Bạch Phấn có nhiều nét của chim hiện đại.Chúng phân hóa thành 2 nhóm thích ứng với 2 môi trường khác nhau:
Nhóm chim ở nước (Hesperosnis)
Nhóm chim bay (Ichthyornis)


Chim bay (Ichthyornis)
V.Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của chim:

1. Sự điều hòa nhiệt cơ thể ở chim:

-Chim là động vật hằng nhiệt, thân nhiệt biến đổi từ 40- 420C tùy loài.
-Nhiệt độ cơ thể chim tương đối ổn định là do chim giữ được sự cân bằng nhiệt trao đổi chất và sự tỏa nhiệt cơ thể.
+ Khi trời nóng: mạch máu da giãn ra, tăng nhịp thở…
+ Khi trời lạnh: mạch máu da co lại, xù lông…
2. Chuyển vận của chim: có 4 hình thức

a) Chuyển vận bay của chim.
-Là hình thức chuyển vận cơ bản của chim.
-Cánh là cơ quan nâng chim bay. Cấu tạo của cánh tuân theo quy luật khí động học.
-Bốn dạng cánh cơ bản tạo ra 4 kiểu bay:
Ngỗng trời
+ Cánh dạng elip →bay chèo liên tục (chim sẻ, chim gõ kiến…)
- Tỉ lệ chiều dài/chiều rộng cánh nhỏ.
- Có nhiều khe hở giữa các lông cánh sơ cấp.
- Bay chậm, đập cánh liên tục.
Chim gõ kiến
+ Cánh bay nhanh →bay chèo – lướt (chim én, chim nhạn…)
- Tỉ lệ chiều dài/rộng cánh vừa phải.
- Lông cánh không có khe hở
- Bay nhanh đập cánh ít.
- Cánh hơi quặt lại, vuốt nhọn đầu cánh
Chim én
+ Cánh chim bay lướt →bay lướt động, lợi dụng sự thay đổi của tốc độ gió để bay (chim hải âu…)
- Tỉ lệ chiều dài/rộng cánh lớn.
- Cánh hẹp ngang, không có khe cánh.
- Là loại cánh bay có hiệu quả khí động học cao nhất
Chim hải âu
+ Cánh bay cao →bay lướt tĩnh, lợi dụng dòng khí đối lưu để nâng cánh chim bay (chim ưng, đại bàng…)
- Bề rộng cánh lớn.
- Có các khe cánh.
- Khung cánh vồng lên.
Chim ưng
b) Trèo: là hình thức chuyển vận khởi thủy của chim.
- Chân là cơ quan chuyển vận chủ yếu.
-Chân có cấu tạo:
+ Móng khỏe
+ Hai ngón hướng trước, hai ngón hướng sau.
+ Giò, ống chân ngắn lại.
Vd: gõ kiến, vẹt…
Vẹt đuôi ngắn
(Psittinus cyanurus )


Vẹt
c) Đi và chạy: là hình thức vận chuyển của chim trên mặt đất.
-Cơ quan chuyển vận là chân.
-Tuy nhiên khả năng đi và chạy của mỗi loài khác nhau:
+ Diệc, rẽ, gà nước chân cao, mảnh lủi nhanh.
+ Nhiều loài trong bộ sẻ chạy nhanh trên mặt đất.
+ Đà điểu là loài chạy nhanh nhất, vận tốc có thể đạt 31km/h.
Đà điểu
Vịt
d) Bơi và lặn: phổ biến ở các loài kiếm ăn ở nước.
-Tùy cách tiếp cận với nước chia làm 2 nhóm sinh thái:
+ Từ không trung lao xuống (hải âu…)
+ Từ không trung hạ xuống rồi đi dần vào nước (vịt, rẽ…)
Rẽ
- Tùy mức độ thích nghi chia làm 3 nhóm:
+ Đi giỏi,ít bơi, chân thiếu màng da (rẽ…)
+ Đi kém, bay giỏi, bơi giỏi, chân có màng, không lặn hoặc lặn kém (vịt, ngan…)
+ Bay, đi kém, bơi và lặn giỏi, chân có màng (cốc…)
Cốc
3. Hoạt động ngày và mùa:

Hoạt động ngày và mùa của chim khác với bò sát và ếch nhái, chúng không phụ thuộc vào độ ẩm hay nhiệt độ không khí, mà chủ yếu do khả năng kiếm thức ăn và cường độ chiếu sáng quyết định.
- Hoạt động ngày: căn cứ vào thời gian hoạt động trong ngày chia ra 3 nhóm:
+ nhóm chim ngày:
chim ăn sâu bọ (sáo, chào mào…),
chim ăn quả hạt(vẹt, sẻ…)….
Chim sẻ
+ Nhóm chim đêm: cú vọ, thù thì…
Cú mèo
+ Chim hoàng hôn: cò lửa…
-Hoạt động mùa: khác với bò sát, ếch nhái, chim không ngủ đông, trú đông mà di cư từ vùng này sang vùng khác (sếu, ngỗng trời…)→Hiện tượng di cư của chim.
Ngỗng trời
4. Sự di cư:
a) Hiện tượng di cư của chim: chim di chuyển từ vùng có khí hậu khắc nghiệt đến vùng có điều kiện thuận lợi để tìm kiếm thức ăn, sinh sản, trú đông..
b) Tác nhân kích thích: ngày dài, ngắn, nhiệt độ gây nên hoạt động nội tiết bất thường, kích thích sự di trú của chim

c) Nguồn gốc sự di cư: di cư là tập tính của nhiều loài chim, trở thành bản năng có từ xa xưa. Có 2 giả thuyết:
+ Xưa chim phân bố ở Bắc bán cầu, đến thời kì băng hà →chuyển xuống phía Nam, hết băng hà lai quay trở về phương Bắc.
+ Quê hương của chim là ở vùng nhiệt đới. Do cạnh tranh, chúng chuyển lên phương Bắc, sau khi sinh sản và con cái lớn chúng lại quay trở về

d) Đường di cư: hầu hết chim di cư theo hướng Bắc-Nam theo đường thuận lợi nhất cho chúng.
e) Định hướng trong di cư: hầu hết chim định hướng nhờ thị giác, ngoài ra còn cảm nhận từ hướng trái đất, hướng góc phương vị ánh sáng…

5.Thức ăn:
-Thức ăn quyết định phần lớn đến đặc điểm sinh thái học của chim: sự di cư, độ mắn đẻ, phân bố…
-Dựa vào loại thức ăn của chim chia làm 3 nhóm:
* Nhóm chim ăn ĐV:
- Chim ăn thịt: cú vọ, diều hâu, đại bàng
Cú vọ
Chim ưng
- Chim ăn xác động vật: kền kền…
- Chim ăn cá: hải âu, bồ nông, mòng biển…
Diệc xám

- Chim ăn sâu bọ: tu hú, gõ kiến…
Gõ kiến
- Chim ăn rắn: chim ưng châu phi…
Chim mào
* Nhóm chim ăn TV:
- Chim ăn hạt: bộ sẻ…
- Chim ăn quả: vẹt, chào mào…
Vẹt ngực đỏ
- Chim hút mật: chim bã trầu…
Chim ruồi
* Nhóm chim ăn tạp:
- Gồm các loài ăn cả TV lẫn ĐV, xác ĐV (quạ, giẻ cùi, gà nước…)
Giẻ cùi lông xanh
Sếu xám hoàng gia
6. Sinh sản.
a) Sự sai khác đực cái: sự sai khác đực cai có thể là vĩnh viễn (gà, trĩ…) hoặc tạm thời (vịt, mòng két…). Đó có thể là màu sắc, hình dáng, tiếng hót…

b) Phương thức ghép đôi: đa số chim chỉ ghép đôi vào mùa sinh sản (công, gà tây…), một số loài sống đôi cả đời (bồ câu…), hoặc đa thê, đa phu.
Chim bồ câu
Giao phối ở chim
-Hiện tượng khoe mẽ: diễn ra trước khi ghép đôi: kêu, hót, chọi nhau…
Sếu
c) Làm tổ.
_ Mỗi cặp làm tổ ở một khu vực nhất định, rộng hay bé tùy loài: sâm cầm (40m), diều hâu (1000-5000m)…Tùy loài mà cách thức,nguyên vật liệu làm tổ khác nhau.
Tổ chim sẻ
Tổ chim hút mật
Tổ chim cắt
d) Trứng.
_ Hình dạng, kích cỡ, màu sắc, số lượng trứng khác nhau tùy loài.
Trứng gà
Trứng chim yến
Trứng chim phướn
e) Ấp trứng.
_ Tùy loài mà con đực hay cái, hoặc cả hai cùng ấp trứng. Có loài kí sinh tổ như chim cu cu.
Chim cu cu kí sinh tổ
g) Chim non.
_ Có 2 loại: chim non khỏe (đà điểu) và chim non yếu (bộ sẻ)
chim non khỏe
chim non yếu
h) Chăm sóc con.
-Chim đơn giao cả hai cùng chăm sóc con, Nhiều loài chỉ có 1 trong 2 chăm sóc con.
Gà mẹ và gà con
Chim cánh cụt bố và chim cành cụt con
7. Quần thể chim.
Số lượng trong quần thể chim dễ bị biến đổi hơn so với các động vật khác. Tùy thuộc vào môi trường, thức ăn, sự tác động của con người.
VI.Ý nghĩa kinh tế của chim:
a.vai trò của chim đối với nông nghiệp:
1.chim có ích:
-chim ăn sâu bọ(các loài trong bộ chim sẻ, gõ kiến…)


sẻ ngô


sẻ đồng Châu Á

sẻ ức vàng
-Chim ăn thịt đã tiêu diệt côn trùng,gặm nhấm gây hạI cây trồng và cây rừng
-chim ăn quả rừng giúp việc phát tán cây rừng
-chim hút mật giúp việc thụ phấn hoa

Chim ăn thịt
Chim cướp biển đang ăn thịt đồng
Chim hút mật giúp thụ phấn cho hoa

2.chim có hại:
-Chim ăn cá, chim ăn thịt ngày bắt chim khác bắt gà vịt con…
-Chim ăn hạt: thóc, kê,hạt ngũ cốc khác (trong bộ bồ câu, sẻ nhà, sẻ đồng…)

Các loài chim ăn hạt
-chào mào ăn quả cây trồng





b. Vai trò thực phẩm và công nghệ của chim
-Được nuôi để lấy thịt, trứng, lông (gà, vịt, ngan, ngỗng…)
-Trước đây làm thông tin liên lạc(bồ câu), chim được nuôi làm cảnh (vẹt, yểng, hoạ mi, sáo …)
-Lông nhiều loài chim có giá trị công nghệ, làm gốI áo khoác hoặc dùng làm phân bón
-Là những đối tượng săn bắt (mòng két, cu ngói…)
yểng nhồng (Gracula religiosa)
vẹt làm cảnh
c.bảo vệ chim:











C.Bảo vệ chim:
Sự suy giảm rừng,sử dụng thuốc trừ sâu,săn bắt trái phép…đã ảnh hưởng rõ rệt tớI quần thể các loài chim

Để bảo vệ cần:
-Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
-Phát triển nhân nuôi sinh sản những loài chim quý
-nhà nước có luật bảo vệ,cấm săn bắt,khai thác,buôn bán chim thú rừng cần thi hành nghiêm chỉnh
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Thị Kim Quý
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)