Bài 3-Lịch sử Đảng CSVN
Chia sẻ bởi Trần Thanh Nhĩ |
Ngày 27/04/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: Bài 3-Lịch sử Đảng CSVN thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BÀI 3
1. Đảng lãnh đạo đấu tranh để xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân
(1945-1946)
2. Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược
(19-12-1946 đến 20-7-1954).
NỘI DUNG
1.Đảng lãnh đạo đấu tranh để xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân (1945-1946)
a.Tình thế đất nước và khả năng giữ vững chính quyền nhân dân.
-Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, đứng trước những khó khăn, thách thức rất nghiêm trọng.
-Chủ nghĩa đế quốc, các thế lực phản động quốc tế và trong nước đã liên kết với nhau bao vây và chống phá quyết liệt, hòng xóa bỏ thành quả cách mạng mà nhân dân ta vừa giành được.
+Ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng ồ ạt kéo vào nước ta, mưu đồ của chúng là tiêu diệt Đảng.
+Ở miền Nam, quân đội Anh đã cùng với quân đội Nhật tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại tiêu diệt chính quyền cách mạng.
-Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược trở lại của Pháp với Việt Nam.
-Trong lúc đó, lực lượng mọi mặt của chính quyền mới còn rất non yếu, với nhiều khó khăn:
+ Kinh tế - tài chính kiệt quệ.
+ Văn hóa-xã hội: tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề.
+Ngoại giao: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời nhưng chưa được các nước trên thế giới công nhận.
Đất nước bị bao vây bốn phía. Vận mệnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”!
b.Những chủ trương và biện pháp lớn của Đảng.
*Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, tạm hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp (từ tháng 9-1945 đến 3-1946).
-Đảng xác định nhiệm vụ lúc này là phải củng cố chính quyền nhân dân, ổn định tình hình, cải thiện đời sống của nhân dân, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ bọn phản động.
-Ngày 25-11-1945, Đảng đã đề ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc.
-Ngày 6-1-1946, toàn thể nhân dân Việt Nam đi bỏ phiếu bầu Quốc hội đầu tiên.
-Về kinh tế tài chính, Đảng và Chính phủ đẩy mạnh tăng gia sản xuất để chống giặc đói.
-Về văn hóa – xã hội, Đảng đã phát động toàn dân xây dựng nền văn hóa cách mạng và đời sống mới, bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục, xóa bỏ tệ nạn xã hội và xóa nạn mù chữ.
-Trên mặt trận quân sự, đấu tranh vũ trang để bảo vệ chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược đẩy mạnh.
-Đối với quân đội Tưởng ở miền Bắc, Đảng đưa ra chủ trương hòa hoãn, có những nhân nhượng nhất định với chúng để tránh cùng một lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù, tập trung lực lượng đánh Pháp.
*Tạm hòa hoãn với thực dân Pháp, chuẩn bị kháng chiến toàn quốc (từ tháng 3-1946 đến 12-1946)
-Hiệp ước Hoa – Pháp được ký ngày 28-2-1946, quân đội Pháp tiến vào miền Bắc thay thế quân Tưởng.
Tình thế đó buộc chúng ta phải tạm hòa hoãn với Pháp để gạt 20 vạn quân tưởng về nước.
-Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946.
-Tạm ước ngày 14-9-1946.
*Những bài học kinh nghiệm của thời kỳ này:
-Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng.
-Xây dựng khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân. Phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân.
-Lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính, kẻ thù nguy hiểm nhất.
2.Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946 đến 20-7-1954).
a.Đường lối kháng chiến của Đảng
-Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Chủ tịch HCM ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
-Ngày 22/12/1946 TW Đảng ra “ Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc”
Hai văn kiện này đã nêu khái quát những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến.
*Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến:
-Cuộc kháng chiến nhằm vào kẻ thù chính là thực dân Pháp đang dùng vũ lực cướp lại nước ta.
-Cuộc kháng chiến chống Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+Cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc; đánh giặc bằng bất cứ thứ vũ khí gì có trong tay; bất cứ nơi nào chúng đến.
+Kháng chiến toàn dân là xuất phát từ so sánh lực lượng giữa ta và địch, xuất phát từ chân lý: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
+Kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa…nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù.
+Kháng chiến lâu dài, tích cực phát triển lực lượng, tranh thủ giành thắng lợi ngày càng lớn. Kháng chiến lâu dài còn do tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch. Ta cần có thời gian để củng cố, xây dựng lực lượng, nhằm chuyển hóa so sánh lực lượng có lợi cho ta.
+Dựa vào sức mình là chính, trược hết phải độc lập về đường lối chính trị, chủ động xây dựng và phát triển thực lực của cuộc kháng chiến, đồng thời coi trọng sự viện trợ quốc tế.
-Vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ dân chủ mới trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để có sức mạnh đưa kháng chiến đến thắng lợi và tạo tiền đề cần thiết cho xây dựng xã hội mới sau khi giải phóng đất nước.
Đường lối kháng chiến của Đảng là ngọn cờ hướng đạo cho quân và dân ta chiến đấu và chiền thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhân dân Hà Nội kháng chiến năm 1946
Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp
Bom ba càng- vũ khí chiến đấu của nhân dân Hà Nội 1946
Tượng đài Hà Nội mùa đông 1946
b.Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.
*Thực hiện chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị mọi mặt bảo toàn lực lượng để chiến đấu lâu dài.
-Chiến thắng Việt Bắc (Thu – Đông năm1947).
-Chiến thắng Biên giới (Thu – Đông 1950).
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập, từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951. ĐH II của Đảng là cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển và trưởng thành của Đảng CSVN.
Bác Hồ và bộ đội ta quan sát mặt trận Đông Khê
*Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân năm 1953 – 1954. Chiến thắng Điện Biên Phủ.
-Thực hiện kế hoạch Nava, rút tăng cường thêm quân viễn chinh, tổ chức nhiều cuộc càn quét, chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành một cứ điểm mạnh.
-Từ tháng 9-1953, Bộ Chính trị đã thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954.
-Tháng 12-1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược.
-Chiến thắng Điện Biên Phủ:
Ngày 13-3-1954, Chiến dịch được bắt đầu. Sau ba đợt tiến công với 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, gian khổ, quân dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
-Ngày 7-5-1954, thực dân Pháp đã chấp nhận đầu hàng, buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận nền hòa bình của chúng ta.
c.Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi.
-Chiến thắng ĐBP đã đập tan kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh.
-Chiến thắng ĐBP là thắng lợi lớn nhất trong cuộc đọ sức toàn diện và quyết liệt nhất giữa quân và dân Việt Nam với quân đội xâm lược Pháp, một sự kiện báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân.
-Thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta do nhiều yếu tố, trước hết là có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, với một đường lối kháng chiến và đường lối cách mạng đúng đắn.
-Là thắng lợi của sự đoàn kết giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là tình đoàn kết giữa nhân dân ba nước Việt – Lào – Campuchia.
-Thắng lợi đó còn là thắng lợi của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
d.Kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Xác định đúng đắn và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, nhất định thắng lợi.
-Vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới.
-Vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng chiến đấu.
-Phương thức tiến hành chiến tranh thích hợp.
-Nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.
1. Đảng lãnh đạo đấu tranh để xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân
(1945-1946)
2. Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược
(19-12-1946 đến 20-7-1954).
NỘI DUNG
1.Đảng lãnh đạo đấu tranh để xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân (1945-1946)
a.Tình thế đất nước và khả năng giữ vững chính quyền nhân dân.
-Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, đứng trước những khó khăn, thách thức rất nghiêm trọng.
-Chủ nghĩa đế quốc, các thế lực phản động quốc tế và trong nước đã liên kết với nhau bao vây và chống phá quyết liệt, hòng xóa bỏ thành quả cách mạng mà nhân dân ta vừa giành được.
+Ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng ồ ạt kéo vào nước ta, mưu đồ của chúng là tiêu diệt Đảng.
+Ở miền Nam, quân đội Anh đã cùng với quân đội Nhật tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại tiêu diệt chính quyền cách mạng.
-Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược trở lại của Pháp với Việt Nam.
-Trong lúc đó, lực lượng mọi mặt của chính quyền mới còn rất non yếu, với nhiều khó khăn:
+ Kinh tế - tài chính kiệt quệ.
+ Văn hóa-xã hội: tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề.
+Ngoại giao: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời nhưng chưa được các nước trên thế giới công nhận.
Đất nước bị bao vây bốn phía. Vận mệnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”!
b.Những chủ trương và biện pháp lớn của Đảng.
*Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, tạm hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp (từ tháng 9-1945 đến 3-1946).
-Đảng xác định nhiệm vụ lúc này là phải củng cố chính quyền nhân dân, ổn định tình hình, cải thiện đời sống của nhân dân, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ bọn phản động.
-Ngày 25-11-1945, Đảng đã đề ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc.
-Ngày 6-1-1946, toàn thể nhân dân Việt Nam đi bỏ phiếu bầu Quốc hội đầu tiên.
-Về kinh tế tài chính, Đảng và Chính phủ đẩy mạnh tăng gia sản xuất để chống giặc đói.
-Về văn hóa – xã hội, Đảng đã phát động toàn dân xây dựng nền văn hóa cách mạng và đời sống mới, bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục, xóa bỏ tệ nạn xã hội và xóa nạn mù chữ.
-Trên mặt trận quân sự, đấu tranh vũ trang để bảo vệ chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược đẩy mạnh.
-Đối với quân đội Tưởng ở miền Bắc, Đảng đưa ra chủ trương hòa hoãn, có những nhân nhượng nhất định với chúng để tránh cùng một lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù, tập trung lực lượng đánh Pháp.
*Tạm hòa hoãn với thực dân Pháp, chuẩn bị kháng chiến toàn quốc (từ tháng 3-1946 đến 12-1946)
-Hiệp ước Hoa – Pháp được ký ngày 28-2-1946, quân đội Pháp tiến vào miền Bắc thay thế quân Tưởng.
Tình thế đó buộc chúng ta phải tạm hòa hoãn với Pháp để gạt 20 vạn quân tưởng về nước.
-Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946.
-Tạm ước ngày 14-9-1946.
*Những bài học kinh nghiệm của thời kỳ này:
-Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng.
-Xây dựng khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân. Phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân.
-Lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính, kẻ thù nguy hiểm nhất.
2.Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946 đến 20-7-1954).
a.Đường lối kháng chiến của Đảng
-Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Chủ tịch HCM ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
-Ngày 22/12/1946 TW Đảng ra “ Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc”
Hai văn kiện này đã nêu khái quát những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến.
*Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến:
-Cuộc kháng chiến nhằm vào kẻ thù chính là thực dân Pháp đang dùng vũ lực cướp lại nước ta.
-Cuộc kháng chiến chống Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+Cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc; đánh giặc bằng bất cứ thứ vũ khí gì có trong tay; bất cứ nơi nào chúng đến.
+Kháng chiến toàn dân là xuất phát từ so sánh lực lượng giữa ta và địch, xuất phát từ chân lý: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
+Kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa…nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù.
+Kháng chiến lâu dài, tích cực phát triển lực lượng, tranh thủ giành thắng lợi ngày càng lớn. Kháng chiến lâu dài còn do tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch. Ta cần có thời gian để củng cố, xây dựng lực lượng, nhằm chuyển hóa so sánh lực lượng có lợi cho ta.
+Dựa vào sức mình là chính, trược hết phải độc lập về đường lối chính trị, chủ động xây dựng và phát triển thực lực của cuộc kháng chiến, đồng thời coi trọng sự viện trợ quốc tế.
-Vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ dân chủ mới trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để có sức mạnh đưa kháng chiến đến thắng lợi và tạo tiền đề cần thiết cho xây dựng xã hội mới sau khi giải phóng đất nước.
Đường lối kháng chiến của Đảng là ngọn cờ hướng đạo cho quân và dân ta chiến đấu và chiền thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhân dân Hà Nội kháng chiến năm 1946
Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp
Bom ba càng- vũ khí chiến đấu của nhân dân Hà Nội 1946
Tượng đài Hà Nội mùa đông 1946
b.Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.
*Thực hiện chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị mọi mặt bảo toàn lực lượng để chiến đấu lâu dài.
-Chiến thắng Việt Bắc (Thu – Đông năm1947).
-Chiến thắng Biên giới (Thu – Đông 1950).
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập, từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951. ĐH II của Đảng là cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển và trưởng thành của Đảng CSVN.
Bác Hồ và bộ đội ta quan sát mặt trận Đông Khê
*Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân năm 1953 – 1954. Chiến thắng Điện Biên Phủ.
-Thực hiện kế hoạch Nava, rút tăng cường thêm quân viễn chinh, tổ chức nhiều cuộc càn quét, chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành một cứ điểm mạnh.
-Từ tháng 9-1953, Bộ Chính trị đã thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954.
-Tháng 12-1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược.
-Chiến thắng Điện Biên Phủ:
Ngày 13-3-1954, Chiến dịch được bắt đầu. Sau ba đợt tiến công với 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, gian khổ, quân dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
-Ngày 7-5-1954, thực dân Pháp đã chấp nhận đầu hàng, buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận nền hòa bình của chúng ta.
c.Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi.
-Chiến thắng ĐBP đã đập tan kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh.
-Chiến thắng ĐBP là thắng lợi lớn nhất trong cuộc đọ sức toàn diện và quyết liệt nhất giữa quân và dân Việt Nam với quân đội xâm lược Pháp, một sự kiện báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân.
-Thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta do nhiều yếu tố, trước hết là có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, với một đường lối kháng chiến và đường lối cách mạng đúng đắn.
-Là thắng lợi của sự đoàn kết giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là tình đoàn kết giữa nhân dân ba nước Việt – Lào – Campuchia.
-Thắng lợi đó còn là thắng lợi của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
d.Kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Xác định đúng đắn và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, nhất định thắng lợi.
-Vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới.
-Vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng chiến đấu.
-Phương thức tiến hành chiến tranh thích hợp.
-Nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thanh Nhĩ
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)