BÀI 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (tt)

Chia sẻ bởi Trần Thị Trúc Phương | Ngày 25/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: BÀI 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (tt) thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:


Tiết PPCT: 6, Lớp 10
Ngày dạy: / ./20
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Biết chức năng của các thiết bị chính của máy tính.
Biết máy tính làm việc theo nguyên lý Phôn Nôi-man.
Về kỹ năng:
Nhận biết được các bộ phận của máy tính. Vẽ được sơ đồ khái quát của cấu trúc máy tính.
Về thái độ: Giúp cho học sinh có tính sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu trên thiết bị cụ thể.
Chuẩn bị :
Giáo viên:
Sách giáo khoa tin học 10, sách giáo viên tin học 10.
Bài giảng, giáo án, phấn, bảng.
Máy vi tính, máy chiếu Projector.
Học sinh:
Xem trước mục 5,6,7,8 của bài 3 : “ Giới thiệu về máy tính”
Sách giáo khoa.
Phấn, khăn lau.
Phương pháp giảng dạy:
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp giảng giải.
Phương pháp tự nghiên cứu.
Tiến trình tổ chức dạy:
Ổn định tổ chức:
Ổn định lớp.
Điểm danh lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu cấu trúc của máy tính gồm có các bộ phận chính nà?
Câu 2:Nêu chức năng của bộ xử lý trung tâm?
Câu 2: Nêu chức năng của bộ nhớ trong? Nêu các thành phần của bộ nhớ trong?
Giảng bài mới:

Hoạt động của
Giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức






GV: Cho HS quan sát minh họa về đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị nhớ flash.
















GV: Cho HS quan sát mô hình bàn phím
GV: Giới thiệu các nhóm phím trên sơ đồ 1 bàn phím, nói rõ tính năng của các nhóm phím và cách sử dụng các phím.


GV: cho HS quan sát thiết bị chuột









GV: Hãy cho biết dữ liệu sẽ được hiển thị ở những thiết bị nào?
GV: Giới thiệu về các thiết bị ra.
Máy tính hiện nay có thể hiển thị tới 32 triệu màu.









GV: Có thể xem modem là 1 thiết bị hỗ trợ cho cả việc đưa thông tin vào máy và lấy thông tin ra từ máy tính.

GV: Trong cuộc sống, có những việc sẽ tốt hơn nếu có 1 chương trình thực hiện.
VD: chương trình họp lớp liệt kê có thứ tự các việc cần làm. Theo chương trình đó, lớp trưởng điều khiển việc hợp lớp: khi nào (thứ tự),làm gì tiếp theo.
Mô phỏng việc lưu trữ dữ liệu trong Ram và truy cập để xử lý của CPU theo địa chỉ, theo mã thao tác.
Địa chỉ của các ô nhớ là cố định nhưng nội dung ghi ở đó có thể thay đổi trong quá trình máy làm việc.





GV: Vì sao phải mã hóa nhị phân?
HS: Trả lời câu hỏi.


GV: Khi xử lí dữ liệu, máy tính xử lí đồng thời 1 dãy bit chứ không xử lí từng bit.
1. Khái niệm về hệ thống tin học:
Sơ đồ và cấu trúc của máy tính:
Bộ xử lý trung tâm (CPU- Central Processing Unit):
Bộ nhớ trong (Main Memory):
Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory):
Dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
Bộ nhớ ngoài gồm: Đĩa cứng, đĩa mềm, dĩa CD, thiết bị nhớ flash,…
Đĩa cứng: có dung lượng lớn và tốc độ đọc/ghi nhanh và được gắn cố định trong máy…
Đĩa mềm có dung lượng 1,44MB, tốc độ đọc/ghi của đĩa mềm chậm hơn so với đãi cứng.
Việc tổ chức dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và việc trao đổi dữ liệu giữa bộ nhớ ngoài với bộ nhớ trong được thực hiện bởi 1 chương trình hệ thống gọi là hệ điều hành.
6. Thiết bị vào (Input device): dùng để đưa thông tin vào máy tính.
a) Bàn phím (Keyboard):
Được chia làm 4 nhóm phím:
Nhóm phím chức năng: F-F12
Nhóm phím kí tự
Nhóm phím di chuyển
Nhóm phím số
b) Chuột (Mouse):
Được sừ dụng để lựa chọn và thực hiện lệnh trong khi làm việc với máy tính.
c) Máy quét (Scanner):
Được sử dụng để đưa văn bản và hình ảnh vào máy tính.
d) Webcam:
là camera kĩ thuật số để thu và truyền trực tuyến hình ảnh qua mạng đến máy tính khác.
7. Thiết bị ra (Output device): dùng đưa dữ liệu trong máy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Trúc Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)