Bài 3. Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
Chia sẻ bởi Nguyễn Tùng Đức |
Ngày 18/03/2024 |
6
Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN VĂN CỪ
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Điện trường là gì ?
Câu 2: Cường độ điện trường là gì ? Nó được xác định như thế nào? Đơn vị cường độ điện trường là gì ?
ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ
ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN (tiết 2)
I/ ĐIỆN TRƯỜNG
II/ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
III/ ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
1/ Hình ảnh các đường sức điện: Đặt 2 quả cầu kim loại trong 1 bể nhỏ hình hộp chữ nhật, có thành bằng thủy tinh trong suốt, trong đứng dầu cách điện. Cho 1 ít các hạt cách điện (như mạt cưa) nằm lơ lửng trong dầu. Khuấy đều các hạt tích điện, rồi tích điện trái dấu cho 2 quả cầu. Ta sẽ thây các hạt cách điện nằm dọc theo những đường nối 2 quả cầu. (Hình vẽ)
Người ta chứng minh rằng các hạt nhỏ đã bị nhiễm điện và nằm dọc theo những đường mà tiếp tụyến tại mỗi điểm trùng phương của vectơ cường độ điện trường tại đó. Mỗi đường đó được gọi là đường sức điện.
2/ Định nghĩa
: Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác đường sức diện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.
3/ Hình dạng đường sức của một số điện trường
a) Đường sức điện trong điện trường của một số điện tích điểm.
b) Trong những trường hợp khác thì phải dùng phương pháp chụp ảnh.
4/ Các đặc điểm của đường sức
a) Qua mỗi điẻm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi
b) Đường sức điện là những dường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.
c) Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường khong khép kín. Nó đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. Trong trường hợp chỉ có một điện tích thì các đường sức đi từ điện tích dương ra vô cực hoặc đi từ vô cực đến điện tích âm
d) Tuy các đường sức điện là dày đặc nhưng người ta chỉ vẽ một số ít đường theo quy ước sau: số đường sức đi qua một điện tích nhất định đặt vuông góc với đường sức điện tại điểm mà ta xét, thì tỷ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.
Như vậy ở chỗ cường độ điện trường lớn thì các đường sức điện sẽ mau, còn ở chỗ cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức điện sẽ thưa.
Câu hỏi: Dựa vào hệ thống đường sức. Hãy chứng minh rằng cường độ điện trường của một điện tích điểm càng gần điện tích điểm đó thì càng lớn.
5/ Điện trường đều
là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương chiều và độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều.
NGUYỄN VĂN CỪ
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Điện trường là gì ?
Câu 2: Cường độ điện trường là gì ? Nó được xác định như thế nào? Đơn vị cường độ điện trường là gì ?
ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ
ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN (tiết 2)
I/ ĐIỆN TRƯỜNG
II/ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
III/ ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
1/ Hình ảnh các đường sức điện: Đặt 2 quả cầu kim loại trong 1 bể nhỏ hình hộp chữ nhật, có thành bằng thủy tinh trong suốt, trong đứng dầu cách điện. Cho 1 ít các hạt cách điện (như mạt cưa) nằm lơ lửng trong dầu. Khuấy đều các hạt tích điện, rồi tích điện trái dấu cho 2 quả cầu. Ta sẽ thây các hạt cách điện nằm dọc theo những đường nối 2 quả cầu. (Hình vẽ)
Người ta chứng minh rằng các hạt nhỏ đã bị nhiễm điện và nằm dọc theo những đường mà tiếp tụyến tại mỗi điểm trùng phương của vectơ cường độ điện trường tại đó. Mỗi đường đó được gọi là đường sức điện.
2/ Định nghĩa
: Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác đường sức diện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.
3/ Hình dạng đường sức của một số điện trường
a) Đường sức điện trong điện trường của một số điện tích điểm.
b) Trong những trường hợp khác thì phải dùng phương pháp chụp ảnh.
4/ Các đặc điểm của đường sức
a) Qua mỗi điẻm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi
b) Đường sức điện là những dường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.
c) Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường khong khép kín. Nó đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. Trong trường hợp chỉ có một điện tích thì các đường sức đi từ điện tích dương ra vô cực hoặc đi từ vô cực đến điện tích âm
d) Tuy các đường sức điện là dày đặc nhưng người ta chỉ vẽ một số ít đường theo quy ước sau: số đường sức đi qua một điện tích nhất định đặt vuông góc với đường sức điện tại điểm mà ta xét, thì tỷ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.
Như vậy ở chỗ cường độ điện trường lớn thì các đường sức điện sẽ mau, còn ở chỗ cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức điện sẽ thưa.
Câu hỏi: Dựa vào hệ thống đường sức. Hãy chứng minh rằng cường độ điện trường của một điện tích điểm càng gần điện tích điểm đó thì càng lớn.
5/ Điện trường đều
là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương chiều và độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tùng Đức
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)