Bài 3. Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện

Chia sẻ bởi Phạm Yến Nhi | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Bài 3:
Điện trường và cường độ điện trường
Đường sức điện
Điện trường

Môi trường truyền tương tác điện

Giả sử ta đặt hai quả cầu điện tích trái dấu trong một bình kín rồi hút hết không khí ra. Theo như bài 1, lực hút giữa 2 quả cầu không những không yếu đi mà lại mạnh lên. Như vậy, phải có một môi trường nào đó truyền tương tác điện giữa 2 quả cầu. Môi trường đó gọi là điện trường. Bơm chân không chỉ có thể hút được các phân tử không khí ra khỏi bình mà không hút được điện trường.
2. Điện trường

Điên trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Thí nghiệm giọt dầu của Millikan ( năm 1910 )
Năm 1909, nhà khoa học người Mỹ Robert Millikan đã nảy ra ý tưởng đo điện tích của electron.

Trong thí nghiệm, ông đã phun những giọt dầu vào một buồng trong suốt. Ở đỉnh và đáy là những tấm kim loại gắn vào một bộ pin điện để tạo ra một bản mang điện dương và bản còn lại mang điện âm.

Lúc đầu, giọt dầu không tích điện và rơi dưới tác dụng của trọng lực. Sau đó ông cho những hạt này “nhiễm điện” bằng việc rọi một chùm tia rơnghen để iôn hóa. Vì mang điện nên những giọt dầu sẽ rơi nhanh hơn do chịu thêm tác dụng của điện trường. Quan sát hết giọt dầu này đến giọt dầu khác khi thay đổi hiệu điện thế, Millikan đi đến kết luận: điện tích có một giá trị không đổi.
II. Cường độ
điện trường
1/ Khái niệm cường độ điện trường:

Giả sử có 1 điện tích điểm Q nằm tại điểm O. điện tích này tạo ra 1 điện trường xung quanh nó. Để nghiên cứu điện trường của Q tại điểm M ta đặt tại đó 1 điện tích điểm q, gọi là điện tích thử.và xét lực điện tác dụng lên q. Theo định luật Cu-lông, q càng nằm xa Q thì lực điện càng nhỏ. Ta nói điện trường tại các điểm càng xa Q càng yếu. Rõ ràng cần xây dựng khái niệm đặc trưng cho sự mạnh yếu của điện trường tại mọi điểm. Khái niệm đó gọi là cường độ điện trường.
2/ Định nghĩa:

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

F = q E

Trong đó E là cường độ điện trường tại điểm mà ta xét.
3/ Vecto cường độ điện trường:

Vì lực F là một đại lượng vecto, còn điện tích q là đại lượng vô hướng nên cường độ điện trường E cũng là đại lượng vecto.
Cường độ điện trường được biễu diễn bằng một vecto gọi là vecto cường độ điện trường


Vecto cường độ điện trường E có
_ phương và chiều trùng với phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích q dương.
_ chiều dài (mô đun) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó.
4/ Đơn vị đo cường độ điện trường

Nếu trong công thức (3.1), độ lớn của F được đo bằng đơn vị niuton, độ lớn của điện tích q được đo bằng đơn vị Cu-lông thì độ lớn của cường độ điện trường E phải được đo bằng đơn vị niuton trren Cu-lông (N/C) Tuy nhiên, người ta dung đơn vị đo cường độ điện trường là vôn trên mét (kí hiệu: V/m)
5/ Cường độ điện trường của một điện tích điểm

Từ CT (1.1) và (3.1) ta có công thức tính cường độ điện trường của 1 điện tích điểm Q trong chân không:



Từ công thức ta thấy: độ lớn của cường độ điện trường E không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích thử q.
6/ Nguyên lí chông chất điện trường:

Nguyên lý chồng chất điện trường được phát biểu: các điện trường E1, E2 đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau và điện tích q chịu tác dụng của điện trường tổng hợp E



Các vecto cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo nguyên tắc hình bình hành.
III . Đường sức điện
1/ Hình ảnh các đường sức điện

2/ Định nghĩa:

Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.
3/ Hình dạng đường sức của một số điện trường

4/ Các đặc điểm của đường sức điện

-    Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi

-    Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vecto cường độ điện trường tại điểm đó.


-    Vì chiều của đường sức trùng với chiều của vectơ cường độ điện trường, nên các đường sức bắt đầu (đi ra) từ các điện tích dương, kết thúc (đi vào) ở các điện tích âm.

Trong trường hợp chỉ có các điện tích âm hoặc các điện tích dương thì các đường sức bắt đầu hoặc kết thúc ở vô cực. Như vậy, đường sức của điện trường (tĩnh) không khép kín.

-    Người ta chỉ vẽ một số ít đường sức điện theo quy tắc: Số đường sức đi qua một diện tích nhất định đặt vuông góc với đường sức điện tại điểm mà ta xét thì tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.






5/ Điện trường đều:

Điện trường đều là điện trường mà vecto cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương chiều và độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều.

Điện trường trong một điện môi đồng tính nằm giữa hai bản kim loại thẳng rộng, đặt song song với nhau và tích điện có độ lớn bằng nhau trái dấu là một điện trường đều.
GHI NHỚ :

Điện trường là một dạng vật chất bao quanh các điện tích và truyền tương tác điện
Cường độ điện trường đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường
F = q E
Cường độ điện trường của một điện tích điểm trong chân không



Veto cường độ điện trường E của điện trường tổng hợp


Tiếp tuyến tại mỗi điểm của đường sức điện là giá của vecto E tại đó
E
The end
Cảm ơn thầy và các bạn đã theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Yến Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)