Bài 3. Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Chia sẻ bởi Phan Văn Thái Hậu | Ngày 15/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Cuộc phản công ở kinh thành Huế thuộc Lịch sử 5

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC
THỊ TRẤN VŨNG LIÊM
BÀI DẠY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - NĂM HỌC 2015 - 2016 -
Giáo viên: Phan Văn Thái Hậu
Thứ ba, ngày 08 tháng 09 năm 2015
Môn: Lịch sử
Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế
Sau bài học HS có thể:
- Thuật lại được cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy đêm mồng 5 - 7 - 1885.

- Biết được cuộc phản công ở kinh thành Huế đã mở đầu cho phong trào Cần vương (1885-1886)

- Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta.
Mục tiêu
SGK
Trang 8 - 9
I. Tình hình nước ta sau năm 1884.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp

Đọc SGK từ “ Năm 1884 ... sẵn sàng đánh Pháp” và trả lời các câu hỏi sau:
- Nhân dân ta đã phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp?
- Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ với thực dân Pháp như thế nào?
- Đại diện phái chủ chiến là ai, có chủ trương gì?
I. Tình hình nước ta sau năm 1884.
- Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân không chịu khuất phục.
- Các quan lại nhà Nguyễn chia thành hai phái: phái chủ hoà và phái chủ chiến.
- Đại diện phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?
II. Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm

2. Cuộc phản công diễn ra khi nào?
3. Quân ta tấn công những nơi nào, theo lệnh của ai?

4. Quân Pháp phản ứng như thế nào?
TG

1. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.

2. Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 - 7 - 1885, trong cảnh đêm khuya vắng lặng của kinh thành Huế.

3. Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuyết.

4. Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì đánh trả lại. Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc sức giết người, cướp của và tàn phá.
SÚNG THẦN CÔNG TRIỀU NGUYỄN
DIỄN BIẾN CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
Tuy cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại nhưng có ý nghĩa:
Thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình nhà Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp.
III. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần vương.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
- Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.

- Tại đây, ông lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước
III. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng Chiếu Cần vương.
- Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hoá) do Phạm Bành – Đinh Công Tráng lãnh đạo.
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo.
- Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Trò chơi: "Ai nhanh, ai d�ng?"
Có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 2 thông tin: một đúng, một sai. Nhiệm vụ các em là chọn thông tin đúng.
Câu 1 :
1. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi theo phái chủ chiến.
2. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi theo phái chủ hòa.
Câu 2 :
1. Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra vào đêm 7 - 5 - 1885.
2. Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra vào đêm 5 - 7 - 1885.
Câu 3 :
1. Cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.
2. Cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã cùng vua Hàm Nghi ở lại kinh thành Huế để tiếp tục kháng chiến.
Câu 4 :
1. Tôn Thất Thuyết tự ý thảo chiếu Cần vương.
2. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo Chiếu Cần vương.
Câu 5 :
1. Phong trào Cần vương gồm có các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.
2. Phong trào Cần vương gồm có các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Hương Khê.
TRƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG- HÀ TĨNH
TRƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG- HÀ NỘI
TRƯỜNG NGUYỄN THIỆN THUẬT- HUẾ
Bài học:
Năm 1885, sau cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị, ra Chiếu Cần vương. Từ đó, bùng nổ một phong trào chống Pháp mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, gọi là phong trào Cần vương.
Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế
Chân thành cám ơn
&
Chúc sức khoẻ
Giáo viên và tập thể học sinh lớp 5 B

BÀI DẠY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - NĂM HỌC 2015 - 2016 -
Ban Giám Hiệu và các giáo viên trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Thái Hậu
Dung lượng: 14,03MB| Lượt tài: 0
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)