Bài 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều

Chia sẻ bởi Trương Thị Thúy Huyền | Ngày 25/04/2019 | 123

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: .....................Tuần:.........Từ.....................đến........................
Kí duyệt: .................................
Tiết 3,4: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
a, Kiến thức:
- Nêu được vận tốc tức thời là gì.
- Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều).
- Nêu được đặc điểm của véc tơ gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Viết được công thức tính vận tốc: v = v0 + at và vận dụng làm bài tập.
- Viết được phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: x = x0 + v0t + at2.
- Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được.
b, Kĩ năng:
- Vận dụng được các công thức của CĐT BDĐ
s = v0t + at2,
,
 = 2as.
- Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều.
c, Tình cảm thái độ:
- Hứng thú học tập.
- Quan tâm đến các chuyển động trong thực tế.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học: đọc và nghiên cứu tài liệu
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo:
- Năng lực hợp tác nhóm:
- Năng lực tính toán,
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin
- Năng lực thực hành thí nghiệm
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bộ TN (1 máng nghiêng dài khoảng 1m, 1 hòn bi đường kính khoảng 1cm, 1 đồng hồ bấm giây)
- Bài tập ví dụ
- Phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài ở nhà, nắm được kiến thức cơ bản của bài theo yêu cầu của giáo viên
- SGK, giấy nháp, vở ghi.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh:
1. Hướng dẫn chung
Chủ đề gồm có chuỗi hoạt động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Từ bài tập ví dụ, giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu vấn đề nghiên cứu về chuyển động thẳng biến đổi đều. Tiếp đến, thông qua các nhiệm vụ học tập để định hướng các hoạt động nghiên cứu của học sinh (các hoạt động theo phương pháp thực nghiệm: đề xuất dự đoán, thiết kế phương án thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm và ghi nhận các kết quả để rút ra nhận xét về đặc điểm của các chuyển động thẳng biến đổi đều. Sau đó tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thể chế hóa kiến thức.
Bước 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề tìm hiểu đặc điểm của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Bước 2 (Giải quyết vấn đề - hình thành kiến thức).
Bước 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng.
Bước 4 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Vai trò của chuyển động thẳng biến đổi đều (rơi tự do) đối với đời sống.
Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến

Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống có vấn đề về
chuyển động thẳng biến đổi đều
10 phút

Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều
60 phút


Hoạt động 3
Chuyển động thẳng nhanh dần đều



Hoạt động 4
Chuyển động thẳng chậm dần đều


Luyện tập
Hoạt động 5
Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng
20 phút

Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 6
Tìm hiểu vai trò của CĐ thẳng biến đổi đềutrong đời sống, kĩ thuật
Ở nhà


2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
HĐ1: Làm nảy sinh vấn đề tìm hiểu chuyển động thẳng biến đổi đều:
a) Mục tiêu hoạt động
Từ BT tình huống được thực hiện để tạo cho học sinh sự quan tâm đến các vấn đề về chuyển động thẳng biến đổi đều và đặt được các câu hỏi để tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của chuyển động thẳng.
Nội dung hoạt động: Tạo tình huống xuất phát.
Một ô tô chuyển động trên đoạn đường thẳng BC. Lúc 8 giờ xe đi qua B với vận tốc 20 km/h. Vào lúc 9 giờ xe tới C với BC = 40 km. Dự đoán tính chất chuyển động của xe trên mỗi đoạn đường và vận tốc của xe tại C.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Hướng dẫn học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Thúy Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)