Bài 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Đăng | Ngày 10/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Sinh viên thực hiện : Lê Phước Hải
Lớp 04VL – Khoa Vật Lý
Câu 1: Thế nào là chuyển động thẳng đều? Phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng đều?

Trả lời:
Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi.

 Phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng đều: x = xo + v.t
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Định nghĩa và xác định phương, chiều, độ lớn của vectơ vận tốc tức thời.

Trả lời:
Vận tốc tức thời v tại thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
Vectơ vận tốc tức thời có:
- Phương trùng với phương của đường thẳng quỹ đạo.
- Chiều: cùng với chiều chuyển động.
- Độ lớn:
KIỂM TRA BÀI CŨ
BÀI 4
NỘI DUNG CHÍNH
1. GIA TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VẬN TỐC THEO THỜI GIAN
Đại lượng vật lí đặc trưng cho độ biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc gọi là gia tốc.
GIA TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
a. Gia tốc trung bình.
Gọi , là vectơ vận tốc của một chất điểm chuyển động trên đường thẳng tại các thời điểm t1 và t2. Trong khoảng thời gian ∆t = t2 – t1, vectơ vận tốc của chất điểm đã biến đổi một lượng:
GIA TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
Thương số:
được gọi là vectơ gia tốc trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian từ t1 đến t2, và kí hiệu là:
có cùng phương với quỹ đạo
Giá trị đại số:
Giá trị đại số xác định độ lớn và chiều của vectơ gia tốc trung bình.
Đơn vị của atb là m/s2
GIA TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
b. Gia tốc tức thời.
Nếu công thức
ta lấy ∆t rất nhỏ thì thương số này cho ta một giá trị gọi là vectơ gia tốc tức thời:
GIA TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG

Phương: cùng phương với quỹ đạo thẳng của chất điểm.

Độ lớn:
Được gọi tắt là gia tốc tức thời.
GIA TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
a. Ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều
Ví dụ 1:
Một vật rơi từ trên cao xuống, vận tốc tăng dần
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
Ví dụ 2:
Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
b. Định nghĩa.
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi.
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
Gọi: vo là vận tốc tại thời điểm ban đầu to = 0
v là vận tốc tại thời điểm t
Gia tốc a không đổi.
Từ công thức:
Ta suy ra:
v – vo = at
Hay là: v = vo + at
Đây là công thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
Ta xét các trường hợp cụ thể sau:
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VẬN TỐC THEO THỜI GIAN
Nếu tại thời điểm t vật có vận tốc v mà v.a > 0 thì giá trị tuyệt đối của vận tốc v tăng theo thời gian, chuyển động là nhanh dần đều.
a. Chuyển động nhanh dần đều
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VẬN TỐC THEO THỜI GIAN
Ví dụ về chuyển động nhanh dần đều
Vật chuyển động từ trên cao xuống
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VẬN TỐC THEO THỜI GIAN
b. Chuyển động chậm dần đều
Nếu tại thời điểm t vật có vận tốc v mà v.a < 0 thì giá trị tuyệt đối của vận tốc v giảm theo thời gian, chuyển động là chậm dần đều.
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VẬN TỐC THEO THỜI GIAN
Ví dụ về chuyển động chậm dần đều
Hòn bi B chuyển động chậm dần đều sau va chạm
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VẬN TỐC THEO THỜI GIAN
c. Đồ thị vận tốc theo thời gian.
Ở trên ta lại có: v = vo + at
=> a = k
Vậy trong chuyển động biến đổi đều, hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian bằng gia tốc của chuyển động.
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VẬN TỐC THEO THỜI GIAN
?
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VẬN TỐC THEO THỜI GIAN

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VẬN TỐC THEO THỜI GIAN
CỦNG CỐ
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi.
Công thức vận tốc: v = vo + at
Chuyển động thẳng nhanh dần đều: a cùng dấu với v (a.v > 0)
Chuyển động thẳng chậm dần đều: a ngược dấu với v (a.v < 0)
Trong chuyển động biến đổi đều, hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian bằng gia tốc của chuyển động.

CỦNG CỐ
Câu hỏi 1: Chọn đáp án đúng:
Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = vo+ at thì:
A. v luôn luôn dương.
B. a luôn luôn dương.
C. a luôn luôn cùng dấu với v.
D. a luôn luôn ngược dấu với v.
Câu hỏi 2: Chọn đáp án sai:
Chất điểm chuyển động thẳng theo 1 chiều với gia tốc a= 4m/s2 có nghĩa là:
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 1 giây sau vận tốc của nó bằng 4m/s.
B. Lúc đầu vận tốc bằng 2m/s thì 1 giây sau vận tốc của nó bằng 6m/s.
C. Lúc đầu vận tốc bằng 2m/s thì 2 giây sau vận tốc của nó bằng 8m/s.
D. Lúc đầu vận tốc bằng 4m/s thì 2 giây sau vận tốc của nó bằng 12m/s.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài 3, 4, 5 sách giáo khoa trang 24
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Đăng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)