Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông

Chia sẻ bởi Mai Thị Sảnh | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG.
1. Điều kiện tự nhiên và sản xuất ban đầu.
a. Điều kịên tự nhiên:
CHƯƠNG II: XÃ HỘI CỔ ĐẠI.
Các quốc gia cổ đại Phương Đông
hình thành trên điều kiện tự nhiên nào?
Trường Giang
Hoàng Hà
S. ấn
S. Hằng
S Nin
Sông Nil (tiếng Ả Rập: النيل, an-nīl), hay được Việt hóa thành sông Nin, là dòng sông thuộc châu Phi, được cho là sông dài nhất thế giới, với chiều dài 6.650 km và đổ nước vào Địa Trung Hải
- Thuận lợi: Đất đai phù sa mầu mỡ, gần nguồn nước tưới tiêu, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
- Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thanhfnhu cầu sản xuất và trị thủy, làm thủy lợi.
b. Sự phát triển của các ngành kinh tế:
Nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
Nông nghiệp
Thu hoạch
Sản xuất thủ công
Thương ngiệp
- Nghề nông nghiệp tưới nước là gốc, ngoài ra còn chăn nuôi và làm thủ công nghiệp.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
Tại sao chỉ bằng công cụ chủ yếu bằng gỗ
và đá,cư dân trên lưu vực dòng sông lớn ở
châu Á,châu Phi đã sớm xây dựng nhà
nước của mình?
- Cơ sở hình thành: Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp, từ đó nhà nước ra đời.
Các quốc gai cổ đại phương Đông hình thành
sớm nhất ở đâu? Trong khoảng thời gian nào?
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
- Thời gian: Thiên niên kỉ V trước công nguyên.
Nông dân
Công xã
3. Xã hội có giai cấp đầu tiên
Quí tộc
Nô lệ
Vua , quan
nhiều đặc quyền
đặc lợi
Là lực lượng lao
động chính
Phục vụ trong
gia đình
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV – III TCN.
3. Xã hội cổ đại phương Đông.
Trong xã hội cổ đại phương Đông
có những tầng lớp nào?
- Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, ở họ vừa tồn taii “ cái cũ”, vừa là thành viên của xã hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.
- Quí tộc: Gồm các quân lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.
- Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm các việc nặng nhọc và hầu hạ quí tộc.Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại.
Nhà nước phương Đông cổ đại hình thành
như thế nào?Thế nào là chế độ chuyên chế
cổ đại?Thế nào là vua chuyênchế? Vua dựa
vào đâu để trở thành chuyên chế?
- Quá trình hình thành nhà nước từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi nên quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại.
B?c tu?ng c?a vua Ramses II ? Ai C?p
Vua: Đứng đầu có quyền lực tối cao
Hệ thống quan lại: trung ương và địa phương giúp việc, thừa lệnh vua
Xác ướp vua Ai Cập cách đây 3000 năm
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành, thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
5. Văn hóa cổ đại phương Đông.
a. Sự ra đời của lịch và thên văn học:
Cách tính lịch của cư dân phương Đông là gì?
Tại sao hai ngành lịch và thiên văn học lại ra
Đời sớm nhất ở phương Đông?
- Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.
b. Chữ viết:
Vì sao chữ viết ra đời? Tác dụng
Của chữ viết?
- Nguyên nhân ra đời của chữ viết là do như cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
- Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.
Chữ tượng hình: Là loại chữ dùng hình vẽ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩa
Chữ tượng ý: Là loại chữ dùng hình vẽ kết hợp với một ký hiệu chỉ âm để nói lên ý nghĩa
VD
? : Mặt Trời
?: Nước
Chữ tượng hình khắc trên tường ở Ai Cập
Cây và giấy Papyrus
Chữ hình đinh - Viết trên đất sét - Lưỡng Hà
Chữ viết trên mai rùa (Giáp Cốt) - và thẻ tre
c. Toán học:
Nguyên nhân ra đời của toán học?
Những thành tựu toán học của phương
Đông và tác dụng của nó là gì?
- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng, tính toán… mà toán học ra đời.
- Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học…., sự phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.
- Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quí báu cho giai đoạn sau.
1 2 3 10 100 1000
=16
=143
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Chữ số Ai Cập
Chữ số ấn Độ
1 2 3 10 100 1000
=16
=143
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Chữ số Ai Cập
Chữ số ấn Độ
d. Kiến trúc:
Hãy giới thiệu những công trình kiến trúc
cổ đại phương Đông? Những công trình
nào còn tồn tại đến ngày nay?
- Do uy quyền của các vua hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba- bi- lon, Vạn Lý trường Thành,…
Các công trình thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.
Ngày nay còn tồn tại một số công trình như Kim tự Ai Cập, Vạn lý trường thành, Cổng I – sơ - ta Ba bi lon,…Những công trình này là những kỳ tích về sức lạo động và tài năng sáng tạo của con người.
Kim tự tháp Kêôp
Kim tự tháp Kêôp
Kim tự tháp Kêôp
Kim tự tháp Kêôp một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại.
Kim tự tháp là công trình có hình chóp, đáy vuông, thường là lăng mộ của các vua Ai Cập cổ đại. Có ba kim tự tháp lớn: Kêôp (khéops hoặc Chéops), Kêphren (Khéphren) và Mykêrinôt (Mykérynos).
Kim tự tháp Kêôp
Các kim tự tháp được xây bằng những phiến đá lớn, mỗi tháp gồm hàng triệu phiến trung bình nặng 2, 5 tấn…Kích thước của tháp chứa nhiều phép tính kì diệu: lấy chu vi đáy chia cho hai lần chiều cao của tháp sẽ được số  = 3,14; chiều cao của tháp đúng bằng bán kính của hình tròn có chu vi bằng chu vi của đáy tháp, vv…
Trong lòng tháp có phòng đặt quan tài chứa xác ướp của vua Ai Cập. Phòng có kích thước 10,47 x 5,23 m, thông với bên ngoài bằng một đường hầm rất hẹp (cao 1 m, ngang 1,05 m) và cửa ở lưng chừng tháp tại độ cao 17,42 m.
     Kim tự tháp Kêôp là kim tự tháp lớn nhất trong số kim tự tháp, được xây dựng  trên cao nguyên Ghizê (Gizeh; Ai Cập).
Tháp cao 146,60 m (nay chỉ còn khoảng 137 m), mỗi cạnh đáy dài 231 m, được xây dựng trong 40 năm, gồm 2, 3 triệu phiến đá lớn (mỗi phiến trung bình nặng 2, 5 tấn, những phiến ở đáy nặng 55 tấn), được mài nhẵn và xếp chồng khít lên nhau. Trong kim tự tháp có nhiều phòng, hầm và hành lang kiên cố. Hiện nay, thi hài Kêôp không còn .
Kêôp là vua Ai Cập cổ đại, con trai của Xnêfru (Snefrou; vua Ai Cập), Pharaông thứ hai của triều đại thứ tư thời Cổ vương quốc (khoảng năm 2600 trước Công nguyên). Ông nổi tiếng là do đã chủ trì việc xây dựng kim tự tháp Kêôp làm lăng mộ của mình.
.
Theo nguồn thông tin ít ỏi liên quan đến Ai Cập cổ đại, Kêôp đã xây dựng được một vương quốc hùng mạnh của giới tăng lữ trong thời đại mà Hêliôpôlit (Héliopolis – một trung tâm tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời) bắt đầu đóng vai trò là một thủ đô tôn giáo, bên cạnh Memphit (Memphis) là một thủ đô chính trị.
Vườn treo Babylon
Một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại
Vườn treo Babylon 
Vườn treo Babylon 
Vườn treo Babylon  một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại. Theo truyền thuyết, vườn treo Babylon  (Babylon), là món quà đặc biệt của nhà vua Nabusatnêzan (Nabuchadnezzan) tặng hoàng hậu được sủng ái là công chúa xứ Mêđet (Mēdes).
  
  Vườn treo Babylon dựng ngay cạnh cung điện nhà vua, bên bờ sông Ơphơrat (Euphrate) thuộc lưu vực Lưỡng Hà, cách thành Batđa (Baghdad), Irăc 50 km về phía nam. Vườn được xây trên một quả đồi nhỏ, có dạng vuông gồm bốn tầng, tầng nọ cách tầng kia 25 m, mỗi tầng là một vườn nối nhau bằng những cầu thang khá rộng.
Tầng dưới cùng có diện tích là 60.516 m2, nằm trên một hệ thống cột gồm 625 cái. Hệ thống cột này càng lên cao càng thu hẹp dần, số lượng cột ít đi, đến tầng 2 có 441 cột, tầng 3 có 289 cột, tầng trên cùng có 169 cột, kích thước cũng nhỏ dần. Diện tích tầng trên cùng chỉ còn bằng nửa tầng dưới cùng.
Toàn bộ vườn treo giống như một chiếc tháp giật cấp rất phổ biến ở lưu vực Lưỡng Hà. Nền của tầng làm bằng đá tảng, mỗi viên dài 5 m, rộng 1,2 m, được phủ nhựa, sau đó lát gạch và cuối cùng phủ một lớp chì, trên đổ một lớp đất màu mỡ. Mỗi tầng được xây theo kiểu vòm cong. Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hiếm được đưa về từ những vùng mà nhà vua đến xâm lược.
Nước được lấy từ 3 giếng có máy thuỷ lực quay với hệ thống gàu nước đưa lên cao chảy theo các rãnh thoai thoải tưới cho toàn khu vườn. Do vườn làm theo hướng gió nên hương thơm lan toả cả một vùng rộng lớn.

Vườn treo Babylon  đánh dấu một thời vàng son của lịch sử vùng Lưỡng Hà, thời kì phát triển rực rỡ của vương quốc Canđê (Chaldée), còn gọi là Tân Babylon. Nhà vua Nabusatnêzan trị vì đất nước được 44 năm thì qua đời. Vườn treo Babylon cũng tàn lụi theo, sau bị chôn vùi dưới những lớp đất cát dày từ 10 đến 12 m.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thị Sảnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)