Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông

Chia sẻ bởi Trần Thị Tuyết | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG II
XÃ HỘI
CỔ ĐẠI
Bài 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
NỘI DUNG
1.Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
2.Sự hình thành các quốc gia cổ đại
3.Xã hội cổ đại phương Đông
4.Chế độ chuyên chế cổ đại
5.Văn hóa cổ đại phương Đông

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
a.Điều kiện tự nhiên
– Vị trí: lưu vực của những dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
LƯỢC ĐỒ CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
 Sông Nin ở Ai Cập
 Sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Luỡng Hà
 Sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ
 Hoàng Hà ở Trung Quốc
Sông Nin
Sông Ơ-phơ-rát
Sông Ti-gơ-rơ
Sông Hằng
Hoàng Hà
Trường Giang
LƯỠNG HÀ
ẤN ĐỘ
TRUNG QUỐC
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
– Đất đai: Đất phù sa phì nhiêu, mềm xốp,dễ canh tác.
– Khí hậu: Lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, có khí hậu ẩm nóng, thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực.
Vì điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, nên khoảng 3500 – 2000 năm TCN, cư dân đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông. Đầu tiên là cư dân cổ ở Tây Á và Ai Cập, rồi đến lượt cư dân trên các lưu vực sông còn lại.. Lúc này họ đã biết sử dụng đồng thau cùng với những công cụ đá, tre, gỗ.
b. Sự phát triển kinh tế
Ngành kinh tế chủ yếu: Cư dân sống chủ yếu bằng nghề nông.
Họ biết trồng mỗi năm hai vụ lúa. Họ phải lo xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước… Việc trị thuỷ khiến mọi người liên kết, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.
Những ngành kinh tế khác
- Nuôi gia súc, làm đồ gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hằng ngày.
- Tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác.
.SỰ HÌNH THÀNH
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI
a.Cơ sở hình thành
Sản xuất phát triển dẫn đến phân hóa xã hội: xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, quí tộc và bình dân. Trên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước ra đời
BẢNG THỐNG KÊ CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI
c.Nhận xét
Các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN. Đây là những nhà nước ra đời vào loại sớm nhất thế giới.
.XÃ HỘI CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Gồm 3 tầng lớp
- NÔNG DÂN CÔNG XÃ
- QUÝ TỘC
- NÔ LỆ
VUA
QUÍ TỘC
NÔNG DÂN CÔNG XÃ
NƠ L?
XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP ĐẦU TIÊN CỦA LOÀI NGƯỜI
Quý tộc: Vua, quan lại và tăng lữ là giai cấp bóc lột có nhiều của cải và quyền thế
- Giai cấp thống trị
Gồm có vua chuyên chế đứng đầu, kế đến là đội ngũ đông đảo quí tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ.
Vai trò: có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lý bộ máy nhà nước, địa phương…
Họ sống giàu sang bằng sự bóc lột, bằng bổng lộc do nhà nước cấp và do chức vụ đem lại.
Vua Ai Cập (Pharaôn)
Vua Trung Quốc (Thiên tử)
- Nông dân công xã
Nhu cầu công tác thuỷ lợi khiến những người nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn nên gọi họ là nông dân công xã.
là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất ở công xã để canh tác, phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quí tộc.
- Nô lệ
Nguồn gốc: là tù binh bị bắt trong chiến tranh hoặc nông dân nghèo không trả được nợ.
Vai trò: Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm các việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc.
. CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ CỔ ĐẠI
- CƠ SỞ HÌNH THÀNH: Sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp.
- THỜI GIAN HÌNH THÀNH: Thiên niên kỉ IV – thiên niên kỉ III TCN.
- NHU CẦU HÌNH THÀNH: Trị thuỷ - Điều hành và quản lý xã hội.
- TÍNH CHẤT: Là nhà nước chuyên chế TW tập quyền.
- Cơ cấu bộ máy nhà nước
VUA đứng đầu nhà nước. Vua dựa vào quí tộc và tôn giáo bắt mọi người phải phục tùng. Vua tự coi mình là người đại diện của thần thánh ở trần gian, là người chủ tối cao của đất nước. Vua tự quyết định mọi chính sách, mọi công việc. Vì vậy, gọi vua là vua chuyên chế. Ở Ai Cập, gọi là Pha-ra-ôn (cái nhà lớn), ở Lưỡng Hà gọi là En-xi (người đứng đầu), ở Trung Quốc gọi là Thiên tử (con Trời).
 BỘ MÁY HÀNH CHÍNH QUAN LIÊU để giúp việc cho vua, gồm toàn quí tộc, đứng đầu là một quan đại thần (ở Ai Cập gọi là Vidia, ở Trung Quốc gọi là Thừa tướng ). Bộ máy này chuyên làm các việc thu thuế, xây dựng đền tháp, cung điện, đường sá và chỉ huy quân đội.
5. VĂN HOÁ CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Lịch pháp và thiên văn học
Chữ viết
Toán học
Kiến trúc
5.1.Lịch pháp và thiên văn học
Nguyên nhân ra đời
Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, cần biết thời tiết để cày cấy đúng thời vụ.
Thành tựu:
Cư dân cổ phương Đông đã biết sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Từ đó, họ sáng tạo ra lịch, gọi là nông lịch, theo đó, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng. Chu kì thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm được chia thành mùa: mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi.
Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng Mặt Trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Nguyên nhân ra đời
Do nhu cầu ghi chép và lưu giữ. Chữ viết đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN.
Thành tựu
 Chữ viết đầu tiên là chữ tượng hình. Đó là hình vẽ những gì muốn nói, về sau sáng tạo thêm những kí hiệu để biểu hiện khái niệm trừu tượng.
 Sau này, người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo qui ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý.
5.2.CHỮ VIẾT
Phương tiện ghi chép
Người Ai Cập làm giấy bằng vỏ cây papirút.
Người Sume ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.
Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
 Ý nghĩa: Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.
Chữ tượng hình Lưỡng Hà
VD : ? : M?t tr?i
?: Nu?c
Ruộng
Núi
Cây
Rừng
Chữ tượng ý của người Trung Quốc
Chữ viết đầu tiên của người Trung Quốc là chữ giáp cốt (chữ khắc trên mai rùa, xương thú).
Chữ viết trên thẻ tre
- Chữ “Giáp cốt” Vào đời nhà Thương (TK XVII TCN), các quan “Vu sứ” chuyên làm nhiệm vụ bói toán đã lấy mai rùa, xương thú mài thật nhẵn bóng đem thui trong lửa rồi xem các vết nứt nẻ để đoán điều tốt xấu, lành dữ và sau khắc chữ lên mai rùa, xương thú để ghi lại kết quả bói toán hầu xem sự ứng nghiệm về sau. Dần dần, người đời Thương dùng chữ “giáp cốt”này để ghi các văn bản, cất trong hầm kín làm tài liệu lưu trữ. Chữ “giáp cốt” có hơn 3000 chữ đơn, được xem là thứ chữ viết xưa nhất của người Trung Quốc.
Chữ Brahmi Ấn Độ
Miệng
Giỏ
Chân
Tay
Rắn lục
Chữ hình đinh
Chữ tượng hình ở Ai Cập
Chữ tượng hình Ai Cập (chữ CLÉOPATRA)
Chữ tượng hình khắc trên tường ở Ai Cập
Cõy Pa-pi-rỳt
Giấy papyrus
GIẤY PAPIRUS
CÁCH VIẾT SỐ CỦA NGƯỜI AI CẬP CỔ ĐẠI
CHỮ VÀ CHỮ SỐ CỦA LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
5.3.TOÁN HỌC
Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng…
Thành tựu: Biết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.
Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi = 3,16, tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu…
Người Lưỡng Hà giỏi số học, họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới 1 triệu.
Người Ấn Độ phát minh ra số 0 và hệ chữ số mà hiện nay chúng ta đang dùng và quen gọi là số Ả Rập.
Ý nghĩa: Những hiểu biết về toán học của người xưa để lại nhiều kinh nghiệm quí, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
Toán học
1 2 3 10 100 1000
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Kí hiệu toán học cổ đại
Kí hiệu toán học Ai Cập
5.4.KIẾN TRÚC
Thành tựu: Nghệ thuật kiến trúc phát triển phong phú, nhiều di tích cách đây hàng ngàn năm còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà…
Ý nghĩa: Những công trình kiến trúc cổ xưa là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
KIM TỰ THÁP KÊ-ỐP
Kim Tự Tháp này được Pha-ra-ông Kê-ốp xây dựng vào khoảng năm 2560 tr.CN .Đáy hình vuông, mỗi cạnh dài 230m (sai số chỉ 0,1%).Cao: 146,6m - công trình cao nhất thế giới trong khoảng 43 thế kỷ. Độ nghiêng mặt bên: 51,5 độ.Bốn mặt của Kim Tự Tháp nhìn về 4 hướng: chính bắc, chính nam, chính đông và chính tây.
Để hoàn thành được Kim Tự Tháp Kê ốp, người ta đã phải sử dụng 2,6 triệu tảng đá được mài nhẵn, mỗi viên nặng trung bình 2,5 tấn (viên nhẹ nhất 2 tấn). Tổng khối lượng của Kim Tự Tháp Cheops vào khoảng 6,5 triệu tấn
Những người này chỉ phải xây dựng Kim Tự Tháp 3 tháng trong năm (mùa lũ của sông Nile) và kéo dài trong vòng 20 năm..)
Như Các Mác từng nói, Kim Tự Tháp là “kết quả vĩ đại” sinh ra từ những “hợp tác giản đơn”. “Bất cứ thứ gì cũng sợ thời gian, nhưng thời gian lại sợ Kim Tự Tháp”
PLAY
KIM TỰ THÁP Ở GIZA

C?u t?o Kim t? thỏp
KIẾN TRÚC KIM TỰ THÁP AI CẬP
Sử dụng những thanh gỗ tròn để kéo đá từ nơi khác đến xây dựng Kim tự tháp
Te-bơ nổi tiếng với các mộ chôn các Pha-ra-ông, trị vì vào những năm 1530-1085 TCN.
Đây là một phần bức tranh khắc trên tường hầm mộ diễn tả cảnh sinh hoạt trong cung
(Hình 2 - trang 14)
Quách vàng tạc hình vua Ai Cập Tu-tan-kha-môn (1361-1352 TCN).
Pha-ra-ông có nghĩa là “cái nhà lớn” có vị trí cao nhất, được quyền giữ xác vĩnh viễn tồn tại để cho linh hồn “Ka” cùng sống mãi. (Hình 3 – trang 16)
Người Ai Cập cổ coi kim tự tháp là nơi yên nghỉ cuối cùng của các hoàng đế. Họ tin rằng kim tự tháp là nơi mà các vị hoàng đế tiếp tục một cuộc sống mới sau cái chết
THÁP MỘ (STUPA)-TRỤ ĐÁ-CHÙA HANG A-GIAN TA Ở ẤN ĐỘ
Vườn treo babilon
Vườn treo Babilon
VƯỜN TREO BABYLON
Được vua NebuchADnezzarII xây dựng vào khoảng năm 605-562 TCN tại Euphrates (Iraq hiện nay). Ông coi đó như một món quà dành cho người vợ yêu quí nhất của mình-nàng A-mi-tơ-sơ, một người khao khát cảnh núi rừng hùng vĩ.Vườn treo hình vuông, có bậc dẫn đến lối vào cửa tiếp theo, đặt sân nọ trên sân kia thành một quần thể kiến trúc độc đáo theo nền dốc bậc. Những cột cao nhất 23,1m, tường xây vững chắc, rất tốn kém. Trên mỗi tầng trồng nhiều cây cổ thụ khác nhau…

“Vua xây một cung điện mới trong 15 ngày, nền móng bằng đá hay các bãi đất có hình bậc thang tựa như phong cảnh núi rừng.” (Mô tả thời cổ đại)
Cổng thành Babilon
Cổng thành Ishtar – Babylon, nằm ở phía bắc của thành nội (Ishtar vốn là tên của nữ thần chiến tranh và thắng lợi) cao 12m, được xây bằng những viên gạch lưu li màu với những chạm khắc nổi hình thú vật như: bò rừng, rồng…
Chi tiết cổng thành Ba-bi-lon
CỔNG I-SƠ-TA THÀNH BA-BI-LON



THÀNH BABYLON
ĐỀN THÁP Ở ẤN ĐỘ
VƯỜN TREO BA-BY-LON NĂM 600 TCN
VƯỜN TREO BA-BY-LON
LĂNG MỘ TẦN THỦY HOÀNG NĂM 221 TCN
HẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Tuyết
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)