Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông

Chia sẻ bởi Hoàng Sỹ Kiên | Ngày 10/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Tổ 2:
Đề tài :Chữ Viết
Vì sao chữ viết lại ra đời? Tác dụng của chữ viết ?
-Chữ viết ra đời do nhu cầu trao đổi thông tin lưu giữ kinh nghiệm nên chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỉ thứ IV TCN.
Nguyên liệu dùng để viết chữ viết thì rất đa dạng.
VD:
-giấy pa-pi-rut ở Ai Cập.
-Người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi nung khô.
-Người TQ viết lên mai rùa, thẻ tre, trúc hoặc lụa bạch,…
-Chữ viết là phát minh quan trọng nhất của loài người từ đó chúng ta Hiểu dc nhau, có tiếng ns chung, và lưu giữ lại rất nhiều những tài sản về y học, toán học,.. V.v. Và còn giúp những người thời đại ngày nay hiểu hơn về thời kì xa xưa.
Việc sử dụng những hình vẽ để ghi lại những câu chuyện không còn là mới khi mà ở những năm 30000 trước công nguyên, người cổ đại đã bắt đầu khắc rất nhiều trong các hang động ở Pháp và Tây Ban Nha. Thế nhưng, Ai Cập và Lưỡng Hà chính là nơi đã hệ thống hóa chúng để hình thành nên một loại chữ viết đầu tiên trên thế giới.
Hệ thống chữ viết của người Ai Cập bắt đầu với những chữ tượng hình vào những năm 6000 trước Công Nguyên. Chữ tượng hình là sự miêu tả đơn giản các từ ngữ mà chúng đại diện, nhưng có những hạn chế nhất định. Theo thời gian, người Ai Cập cổ đại đã bổ sung thêm các yếu tố khác đến hệ thống chữ viết của họ, bao gồm cả những chữ cái gần giống trong bảng chữ cái – đại diện cho âm thanh – và những chữ khác, cho phép họ viết tên và những ý nghĩ trừu tượng.
Ngày nay, mọi người đều biết rằng người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra các chữ tượng hình, bao gồm nhiều chữ cái, biểu tượng âm tiết, cũng như chữ biểu ý, được tìm thấy rất nhiều trong các ngôi mộ của vua Pharaon và các nơi khác. Chính chữ viết viết đã giúp chúng ta phần nào hiểu được các cuộc chiến, chính trị và văn hóa của xã hội Ai Cập cổ đại.


Hệ thống biểu tượng tiền ký tự[sửa | sửa mã nguồn]
Những hệ thống chữ viết đầu tiên không tự xuất hiện. Chúng bắt nguồn từ các tập quán cổ xưa của các hệ thống biểu tượng. Những hệ thống này không thể coi là chữ viết, nhưng chúng có rất nhiều đặc điểm liên hệ với chữ viết sau này, vì vậy có thể gọi là hệ thống tiền ký tự (nguồn gốc của chữ viết). Chúng là các hệ thống biểu tượng khá dễ nhớ và ghi lại ý, cho phép truyền đạt thông tin nhất định. Tuy vậy, chúng không có nội dung ngôn ngữ. Những hệ thống này xuất hiện ở đầu thời kỳ đồ đá mới, khoảng thiên niên kỷ thứ 7 TCN. Đáng chú ý có hệ biểu tượng Vinca có những cải tiến về biểu tượng giản đơn ở đầu thiên niên kỷ 7 TCN, dần tăng tính phức tạp trong thiên niên kỷ tiếp theo và lên đến đỉnh cao là những bản ghi Tartaria vào thiên niên kỷ 5 TCN. Những biểu tượng được xếp theo hàng lối chặt chẽ, giúp chúng ta liên tưởng ngay đến văn bản. Các ký tự tượng hình của Cận đông thời cổ đại (Ai Cập, Cuneiform – tiền thân nền văn minh Sumer, Cretan) dường như không bắt nguồn từ những hệ thống biểu tượng trên. Vì vậy, khó có thể kết luận rằng hệ thống chữ viết đã kế thừa biểu tượng tiền chữ viết ở thời điểm nào.
Năm 2003, các biểu tượng khắc trên mu rùa được phát hiện ở Jiahu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Phương pháp xác định tuổi bằng đồng vị carbon cho thấy những mu rùa này có từ thiên niên kỷ 2 trước công nguyên. Các mu rùa được tìm thấy khi khai quật những di chỉ ở 24 hang động thời đồ đá mới ở Jiahu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Theo một số nhà khảo cổ, những chữ viết trên mai rùa có những điểm tương đồng với ký tự viết trên những thẻ xương động vật ở thiên niên kỷ 2 TCN. Tuy nhiên, nhiều nhà khảo cổ khác không đồng ý với quan điểm đó. Họ cho rằng những phác họa hình học giản đơn như thế không hề liên hệ đến chữ viết cổ xưa.
Ở nền văn minh sống Ấn, chuỗi biểu tượng tìm thấy có thể tạo thành hệ biểu tượng tiền ký tự, có thể là chịu ảnh hưởng từ sự xuất hiện chữ viết ở Lưỡng Hà.
Chữ viết trên mai rùa
Lịch của người Lưỡng Hà
Lịch của người Ai Cập cổ
Chữ tượng hình ở Ai Cập
Chữ tượng hình khắc trên tường ở Ai Cập
Tảng đá Rosetta
Champollion
Phiến đá Rosetta (tiếng Anh: Rosetta Stone) là một tấm bia Ai Cập cổ đại làm bằng đá granodiorite có khắc một sắc lệnh ban hành ở Memphis năm 196 TCN nhân danh nhà vua Ptolemy V. Sắc lệnh này được viết bằng ba loại chữ: trên cùng là chữ tượng hình Ai Cập Cổ đại, ở giữa là ký tự Demotic và dưới cùng là tiếng Hy Lạp cổ đại. Bởi vì phiến đá trình bày cùng một văn bản với cả ba hệ chữ viết (với một vài khác biệt nhỏ giữa chúng), nó đã cung cấp chiếc chìa khóa vô giá giúp cho khoa học hiện đại hiểu được chữ tượng hình Ai Cập.
Mặc dù người ta tin rằng ban đầu nó được trưng bày trong một ngôi đền, có thể gần Sais, phiến đá gần như chắc chắn đã bị di chuyển dưới giai đoạn đầu đạo Cơ đốc và thời kỳ Trung Cổ và cuối cùng được dùng làm vật liệu xây dựng cho pháo đài Juliengần thành phố Rashid (Rosetta) ở châu thổ sông Nin. Nó đã được phát hiện lại vào năm 1799 bởi một người lính, Pierre-François Bouchard, thuộc quân đoàn viễn chinh Pháp tại Ai Cập. Đây là tấm bia Ai Cập Cổ đại tam ngữ đầu tiên được tìm thấy trong thời kì hiện đại, phiến đá Rosetta đã khuấy động lên sự quan tâm của công chúng về khả năng giải mã ngôn ngữ cổ đại này.
Chữ viết Lưỡng Hà
CHỮ VIẾT TRUNG QUỐC CỔ
CHỮ VIẾT TRUNG QUỐC
- Chữ “Giáp cốt” Vào đời nhà Thương (TK XVII TCN), các quan “Vu sứ” chuyên làm nhiệm vụ bói toán đã lấy mai rùa, xương thú mài thật nhẵn bóng đem thui trong lửa rồi xem các vết nứt nẻ để đoán điều tốt xấu, lành dữ và sau khắc chữ lên mai rùa, xương thú để ghi lại kết quả bói toán hầu xem sự ứng nghiệm về sau. Dần dần, người đời Thương dùng chữ “giáp cốt”này để ghi các văn bản, cất trong hầm kín làm tài liệu lưu trữ. Chữ “giáp cốt” có hơn 3000 chữ đơn, được xem là thứ chữ viết xưa nhất của người Trung Quốc.
Chữ Brahmi Ấn Độ
Giấy cói ( Papyrus paper)


Không ai có thể phủ nhận rằng người Trung Quốc đã làm thay đổi cả thế giới với việc phát minh ra giấy vào khoảng năm 140 trước công nguyên. Thế nhưng ít ai biết rằng trước đó hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại đã biết cách làm ra giấy từ cây cói ( papyrus). Loại cây này phát triển và mọc nhiều trong các khu vực đầm lầy dọc sông Nile và một số nơi khác. Giấy cói có màu ngà, nâu vàng, cứng nhưng lại có thể uốn cong và đặc biệt rất bền. Chính vì đặc tính này, nó còn được dùng để may cánh buồm, làm dép, thảm và các vật dụng thiết yếu khác trong đời sống Ai Cập cổ đại.
Người Ai Cập cổ đại giữ kín quy trình sản xuất giấy cói để giúp họ có thể kiếm lời từ việc bán giấy với các khu vực lân cận. Chúng không bao giờ được ghi chép lại cho đến khi Tiến sĩ Hassan Ragab tìm ra cách để làm ra chúng vào năm 1965.

Giấy của người Ai Cập
Chữ hình đinh viết trên đất sét của người Lưỡng Hà
Chữ viết trên thẻ tre
1 2 3 10 100 1000
1 2 3 4 5 6 7 8 9
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Sỹ Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)