Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Kiệt | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Các quốc gia cổ đại Phương Đông
Nhóm 1: Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quốc Huy, Trần Ngọc Khánh, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thành Hưng
Khi thấy bức hình này, bạn nhớ tới
quốc gia nào ?
Đáp án: Ai Cập
Tóm tắt bài học
1. Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
3. Xã hội cổ đại phương đông
4. Chế độ chuyên chế cổ đại
5. Văn hóa cổ đại phương Đông
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
Vào thế kỉ IV-III TCN. Trên lưu vực các dòng sông lớn sông Nin (Ai Cập), sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ (Lưỡng Hà). Cư dân đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông? Đầu tiên là cư dân cổ ở Tây Á và Ai Cập, rồi tới lượt cư dân trên các lưu vục sông còn lại
Sông Nin
Điều kiện tự nhiên cạnh các dòng sông có gì thuận lợi ?
Đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác
Lượng mưa đầy đặn phân bố theo mùa
Có khí hậu ấm nóng
Được bồi đắp phù sa hàng năm
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
Cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông, họ trồng mỗi năm 2 vụ lúa.
Họ đã biết sử dụng đồng thau và các công cụ bằng đá, tre gỗ
Tuy nhiên, người dân phải lo xây dựng hệ thống thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước
Kết hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hang ngày của mình
Làm thủy lợi
Làm ruộng
Chăn nuôi
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại

Kể một số quốc gia cổ đại phương Đông mà bạn biết
Trung Quốc
Ấn Độ
Lưỡng Hà
Ai Cập
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại

Sản xuất phát triển tất yếu dẫn tới sự phân hóa xã hội, từ đó giai cấp và nhà nước đã ra đời
Công xã
Liên minh công xã
Nhà nước
Ai Cập
Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, Cư dân Ai Cập cổ đại đã khá đông đúc, tập chung theo từng công xã
Để huy động được nhiều nhân công, các công xã đã hợp thành các Liên Minh công xã, gọi là các “Nôm”
Khoảng 3200 Năm TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục tất cả các Nôm thành lập Nhà nước Ai Cập thống nhất
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại

Ở Lưỡng Hà, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, hang chục nước nhỏ của người Su-me đã được hình thành
Ở Ấn độ, những quốc gia cổ đại đầu tiên đã ra đời trên lưu vực sông Ấn từ thiên niên kỉ III TCN
Ở Trung Quốc, Vương Triều nhà Hạ được hình thành vào khoảng thế kỉ XXI TCN
 Như vậy, các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN. Đây là những nhà nước ra đời vào loại sớm nhất trên thế giới
3. Xã hội cổ đại phương Đông
Nông dân công xã:
Bộ phận đông đảo nhất,
Có vai trò to lớn trong sản xuát
Nhận ruộng đất của công xã để canh tác
Phải nộp một phần sản phẩm và làm không công cho quý tộc
Nông dân công xã
Quý tộc
Quý tộc
Vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, tăng lữ, chủ ruộng
Có nhiều của cải, quyền thế
Sống giàu sang
Nô lệ
Nô lệ
Tầng lớp thấp nhất trong xã hội
Là tù binh trong chiến tranh hay nông dân không trả được nợ
Chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc
Vua
Vua
Tầng lớp cao nhất trong xã hội
Dựa vào quýt tộc và tôn giáo bắt mọi người phải phục tùng
Là đại diện của thần thánh dưới trần gian
Là chủ đất nước, tự quyết định mọi chính sách
Trở thành chuyên chế
Ai Cập: Pharaôn
Lưỡng Hà: Enxi
Trung Quốc: Thiên tử
Sơ đồ nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
Quý tộc và nô lệ
Quan tài vua Tu-tan-kha-môn
5. Văn Hóa cổ đại phương đông
Lịch pháp và thiên văn học
Chữ viết
Toán học
Kiến trúc
a. Lịch pháp và thiên văn học
Biết tới sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng
Sáng tạo Nông lịch một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng
Tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày
Bầu trời được chia thành 45 chòm sao và con người đã biết đến các hành tinh như Sao Mộc, sao Hoả, Sao Thổ, Sao Kim, sao Thuỷ.
Tới cuối thiên niên kỷ 2 TCN, các vì sao được phân chia vào khoảng 70 chòm sao, trong đó có một số chòm trùng với các chòm sao ngày nay như Song Tử, Con Cua, Sư Tử, Bọ Cạp...
Các vị thần Geb và Nut. Nut tượng trưng cho bầu trời với những vì sao bao bọc Trái Đất.
Thần Marduk gắn liền với Sao Mộc. Hình con dấu quân đội Babylon.
b. Chữ viết
Vào thế kỉ IV TCN: Tại Ai Cập và Lưỡng Hà
Ban đầu chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó thêm kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng (Chữ tượng hình)
Sau đó, cách điệu chữ tượng hình thành nét để phản ánh ý nghĩ (Chữ tượng ý)
Chữ tượng phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu
Ai Cập: Viết trên giấy làm bằng vỏ cây Papirút
Lưỡng Hà: Dùng sậy vót nhọn viết trên đất sét ưới => Phơi hoặc nung
Trung Quốc: Khắc trên xương thú hoặc mai rùa
Bảng chữ cái Ai Cập cổ
Chữ Ai Cập cổ
c. Toán học
Biết viết số từ 1 tới 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản
Ai Cập: Tính được số Pi bằng 3,16. Tính được diện tích hình tròn, tam giác, thể tích hình cầu
Lưỡng Hà: Làm phép cộng trừ nhân chia tới 1 triệu
Chữ số Ả Rập: Do người Ấn Độ tạo nên
Cách tính căn bậc hai của người Ba-bi-lon
Cuốn cửu chương toán thuật
Bảng số nguyên tố
d. Kiến trúc
Phát triển phong phú
Là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người
Kim tự tháp Ai Cập
Khu đền tháp Ấn Độ
Thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà
Cổng I-sơ-ta (Ba-Bi-Lon)
Toàn cảnh thành Ba-bi-lon
Khu đền tháp Ấn Độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Kiệt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)