Bài 3. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Chia sẻ bởi Ngô Khương | Ngày 11/05/2019 | 111

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia thuộc GD QP-AN 11

Nội dung tài liệu:

06/10/2007
Ngô Vĩnh Khương_THPT TKN
1
GIÁO ÁN LÝ THUYẾT
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

LUẬT BIÊN GIỚI QUỐC GIA
06/10/2007
Ngô Vĩnh Khương_THPT TKN
2
Bài 1: Nhận thức về lãnh thổ, biên giới quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia
1- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia
1.1- Lãnh thổ quốc gia.
1.2- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
1.3- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
2- Biên giới quốc gia
2.1- Một số nội dung cơ bản về biên giới quốc gia
2.2- Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam.
3- Khu vực biên giới
Bài 3: Trách nhiệm xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.
1- Trách nhiệm của Nhà nước.
2- Trách nhiệm của các Bộ, ngành, chính quyền các cấp.
3- Trách nhiệm của công dân và học sinh trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới.
06/10/2007
Ngô Vĩnh Khương_THPT TKN
3
Bài 1: NHẬN THỨC VỀ LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
NHẬN THỨC VỀ LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
I. Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia
1- Lãnh thổ quốc gia.
1.1- Khái niệm lãnh thổ quốc gia theo Luật quốc tế:
"Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của một quốc gia nhất định".
1.2. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia
a. Vùng đất của quốc gia
b. Vùng nước quốc gia là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia
c. Vùng lòng đất
d. Vùng trời.
06/10/2007
Ngô Vĩnh Khương_THPT TKN
4
2- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền đó là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
3- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
3.1- Sự hình thành và phát triển lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam (trước 9/1945)
3.2- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam (từ 9/1945 đến nay)
Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch đọc ngày 2/9/1945, các bản Hiến pháp của Nhà nước 1946, 1959, 1980, 1992 tiếp tục khẳng định:
"Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời"
Đồng thời, căn cứ vào pháp luật quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã công bố các văn bản xác định phần lãnh thổ thuộc chủ quyền nước ta như:
a- Vùng đất lãnh thổ nước ta:
b- Vùng nước:
Luật Biên giới quốc gia: "Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo"
Thềm lục địa bao gồm: đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Nơi nào bờ ngoài rìa lục địa lãnh hải Việt Nam chưa đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở.
NHẬN THỨC VỀ LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
06/10/2007
Ngô Vĩnh Khương_THPT TKN
5
b- Vùng nước:
- Nước ở sông, suối; vùng nước lịch sử; vùng nước lãnh hải:
Tuyên bố ngày 12/5/1977 của nước ta về:
- Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta:
Là vùng biển tiếp liền lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý hợp thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở.
- Vùng đặc quyền kinh tế:
Là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và hợp thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa bao gồm: đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Nơi nào bờ ngoài rìa lục địa lãnh hải Việt Nam chưa đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở.
c- Vùng trời:
Tuyên bố ngày 5/6/1984 của Việt Nam:"Vùng trời . là khoảng không gian ở trên đất liền, nội thủy, lãnh hải và các hải đảo Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước CHXHCN Việt Nam"
NHẬN THỨC VỀ LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
06/10/2007
Ngô Vĩnh Khương_THPT TKN
6
II. Biên giới quốc gia
1- Một số nội dung cơ bản về biên giới quốc gia
1.1- Khái niệm về biên giới quốc gia theo Luật quốc tế:
"Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển"
1.2- Sự hình thành biên giới quốc gia
Các đường biên giới đầu tiên thường trùng với ranh giới làng mạc, con sông, suối, vách đá. chỉ phân chia lãnh thổ trên mặt đất. Cùng với sự phát triển của xã hội và trình độ khoa học công nghệ. thì khái niệm về biên giới, lãnh thổ quốc gia không ngừng hoàn thiện, nó được mở rộng ra biển, lên không trung và trong lòng đất.
NHẬN THỨC VỀ LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
06/10/2007
Ngô Vĩnh Khương_THPT TKN
7
1.3- Các bộ phận cấu thành của biên giới quốc gia
Lãnh thổ quốc gia được cấu thành 3 bộ phận chính: vùng đất, vùng nước và vùng trời và tồn tại bốn dạng chính là: biên giới đất liền, biên giới trên biển, biên giới trên không, biên giới lòng đất.
1.4- Xác định biên giới quốc gia
a- Xác định biên giới quốc gia trên đất liền qua 3 giai đoạn: Hoạch định biên giới - Phân giới trên thực địa - Cắm mốc.
b- Xác định biên giới quốc gia trên biển được đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ.
c- Xác định biên giới quốc gia lòng đất và biên giới vùng trời: như xác định biên giới trên đất liền và trên biển.
1.5- Quy chế pháp lý biên giới quốc gia:
a- Đối với nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế đó là "Nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới quốc gia".
b- Đối với pháp luật của quốc gia: quy định hoạt động trong khu vực biên giới hoặc những vấn đề thuộc chủ quyền của quốc gia mình.
NHẬN THỨC VỀ LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
06/10/2007
Ngô Vĩnh Khương_THPT TKN
8
2- Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam.
- Biên giới trên đất liền 4510km; Đông giáp biển 3260km.
2.1- Khái niệm về biên giới quốc gia nước Việt Nam
Là đường và mặt thẳng đứng xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.2- Biên giới quốc gia trên đất liền của Việt Nam
a- Biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc
b- Biên giới Việt Nam - Lào
c- Biên giới Việt Nam - Campuchia
2.3- Biên giới quốc gia trên biển
a- Đường biên giới quốc gia trên biển Đông
Từ một điểm nằm trên ranh giới phía Tây Nam vùng nước lịch sử VN-CPC (điểm A0) đến điểm cuối cùng là đảo Cồn Cỏ (A11)
b- Đường quốc gia trên biển trong Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc được 67.203km2
c- Đường biên giới quốc gia trên vùng biển Việt Nam-Campuchia
2.4- Biên giới quốc gia trong lòng đất
Là mặt thẳng đứng từ biên giới trên đất liền và biên giới trên biển xuống lòng đất.
2.5- Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới trên đất liền và biên giới trên biển lên vùng trời.
NHẬN THỨC VỀ LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
06/10/2007
Ngô Vĩnh Khương_THPT TKN
9
3. Khu vực biên giới
Khu vực biên giới trên đất liền có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia đất liền.
Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển trở vào hết địa giới hành chánh xã, phường giáp biển và đảo.
Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới có chiều rộng 10km tính từ biên giới quốc gia trở vào.
Phạm vi khu vực biên giới được xác định bằng tọa độ trên bản đồ và cắm biển "KHU VỰC BIÊN GIỚI"
Biên giới quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, biết bao thế hệ đã hy sinh xương máu để giữ từng tấc đất của Tổ quốc. Ngày nay biên giới nước ta đã được xác định bằng các Hiệp ước được quốc tế thừa nhận. Đảng và Nhà nước ta luôn có chủ trương giải quyết vấn đề biên giới bằng đàm phán hoà bình, hữu nghị, đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau, góp phần giữ vững hoà bình ở khu vực và trên thế giới.
NHẬN THỨC VỀ LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA
06/10/2007
Ngô Vĩnh Khương_THPT TKN
10
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Khương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)