Bài 3. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Chia sẻ bởi tô anh dung | Ngày 11/05/2019 | 170

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia thuộc GD QP-AN 11

Nội dung tài liệu:

Bài 3:
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA.
GV: Lê Thị Trang
Tổ: NN- Tin- TD- QP
I- MỤC TIÊU
1. Về nhận thức
- Hiểu được khái niệm, sự hình thành, các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.
- Biết được cách xác định đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển trên không và trong lòng đất.
- Quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia; nội dung biện pháp cơ bản về xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Về thái độ
Xác định đúng thái độ trách nhiệm của công dân và bản thân trong xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia.
II- CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN.
1- Cấu trúc nội dung.
Bài học gồm 3 phần:
A- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
1- Lãnh thổ quốc gia.
2- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
B- Biên giới quốc gia.
1- Lịch sử hình thành biên giới quốc gia Việt Nam.
2- Khái niệm biên giới quốc gia.
3- Xác định biên giới quốc gia Việt Nam
C- Bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCNVN
1- Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCNVN.
2- Nội dung cơ bản xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCNVN.
3- Trách nhiệm của công dân
2- Nội dung trọng tâm của bài học:
- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
- Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam.
- Nội dung cơ bản bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trách nhiệm của mỗi công dân trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia.
3- Thời gian.
- Tổng số : 05 tiết.
- Phân bố :
Tiết 1: Lãnh thổ quốc gia. .
Tiết 2: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia, sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam
Tiết 3: Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam.
Tiết 4: Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Tiết 5: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân.
III- CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên
a- Chuẩn bị nội dung.
- Chuẩn bị chu đáo giáo án, sách giáo khoa, tài liệu có lên quan đến nội dung bài giảng.
- Luyện tập kỹ giáo án, kết hợp tốt các phương pháp dạy trong quá trình giảng; định hướng, hướng dẫn học sinh tiếp cận nắm vững nội dung bài học.
b- Chuẩn bị phương tiện dạy học.
- Sách giáo khoa, luật biên giới quốc gia.
- Chuẩn bị hình vẽ 1, 2, 3 trong sách giáo khoa.
- Máy tính và máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Ôn tập kiến thức bài trước.
- Đọc trước nội dung bài học.
- Vở ghi, sách giáo khoa, bút mực
IV- NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI.
A- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
1- Lãnh thổ quốc gia.
a- Khái niệm lãnh thổ quốc gia.
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định
b- Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
Vùng đất Vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ)

Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia
Vùng nước gồm:
Vùng nước nội địa: bao gồm nước ở các biển nội địa, hồ, ao, sông, ngòi, đầm...(kể cả tự nhiên và nhân tạo) nằm trên vùng đất liền hay biển nội địa.
Vùng nước biên giới: bao gồm các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới giữa các quốc gia. Về bản chất thì vùng nước biên giới cũng giống vùng nước nội địa nói chung, nhưng do chúng nằm ở trên khu vực biên giới nên quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước có liên quan trực tiếp đến các quốc gia có chung đường biên giới. Do vậy, các quốc gia hữu quan thường ký kết các điều ước quốc tế quy định về sử dụng, khai thác, bảo vệ nguồn nước này vì lợi ích chung của các bên.
Vùng nội thuỷ: là vùng nước biển được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên khác là đường cơ sở của quốc gia ven biển.
Vùng nước lãnh hải: là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thuỷ của quốc gia
Nội thuỷ

Lãnh hải
Vùng lòng đất: là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia.

Vùng trời : là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia.
Vùng lãnh hải đặc biệt: Các tàu thuyền, các phương tiện bay mang cờ hiệu hoặc dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của các quốc gia, các công trình nhân tạo, các thiết bị, hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm…hoạt động hoặc nằm ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Các phần lãnh thổ này có tên gọi khác: Lãnh thổ bơi, lãnh thổ bay.

VIỆT NAM
2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.
Ở Việt Nam, quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được quy định trong Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời"
b) Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia gồm:
- Quốc gia có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá.
- Quốc gia có quyền tự do trong việc lựa chọn phương hướng phát triển đất nước.

- Quốc gia tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia.
- Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình.
- Quốc gia thực hiện quyền tài phán (quyền xét xử) đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp...
- Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh thổ quốc gia.
* Tóm tắt nội dung của bài:
+ Nắm được khái niệm về lãnh thổ quốc gia.
+ Nắm được các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
+ Hiểu được khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì?
+ Nội dung cơ bản của chủ quyền biên giới quốc gia.
+ Học sinh có ý kiến gì cần hỏi về nội dung bài học không?


* Nhắc nhở học sinh.
+ Về nhà đọc sách giáo khoa và nghiên cứu nghiên cứu tài liệu bài học sau.
Xin trân trọng cám ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: tô anh dung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)