Bài 29. Thuỷ tinh

Chia sẻ bởi Trương Trương | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Thuỷ tinh thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

TÌM HIỂU VỀ
THỦY TINH VÀ GỐM
THỦY TINH
Thủy tinh là gì?

Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính
 hay kiếng, là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát.
Khi đun nóng, nó mềm dần rồi mới nóng chảy, thường được pha
trộn thêm các tạp chất để có hình thù theo ý muốn.

2. Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh:

Thành phần hóa học:
Thành phần của thủy tinh gồm: Natri Silicat, Canxi Silicat.
Dùng làm cửa kính, chai lọ, bóng đèn...

Các phản ứng hóa học:
Na2CO3  SiO2   Na2SiO3 + CO2
CaCO3  + SiO2 → CaSiO3 + CO2


Thành phần hóa học được viết dưới dạng:
Na2O . CaO . 6 SiO2
 Tính chất:
- Ở nhiệt độ thường, Thủy tinh là một chất rắn, không mùi,
Trong suốt, rất cứng nhưng giòn, dễ vỡ, dẫn nhiệt kém, không
thấm các chất lỏng, hệ số giãn nở nhiệt lớn.
- Không có nhiệt độ xác định, khi nung nóng nó mềm dần
rồi nóng chảy.
3. Một số loại thủy tinh và vật dụng làm bằng thủy tinh:

 Thủy tinh kali:
Thay Natri (Na2CO3 ) bằng kali (K2CO3 ), ta được thủy tinh kali có nhiệt độ hóa mềm và nhiệt độ nóng chảy cao hơn. Được dùng làm những dụng cụ trong phòng thí nghiệm như cốc, bình cầu, ống đong…
Thủy tinh pha lê:

Chứa nhiều oxit chì, dễ nóng chảy và trong suốt. Loại thủy tinh này chứa nhiều chì và có độ trong suốt nên được dùng làm lăng kính và thấu kính.
Thủy tinh thạch anh:

Dùng làm sợi quang học hay sợi dẫn quang. Được
dùng để truyền tải thông tin đi xa hay có thể dùng trong y
học nội soi.
 Thủy tinh đổi màu:
Khi cho thêm một số oxit kim loại thì thủy tinh sẽ
có màu khác nhau.

Ví dụ: Cho CoO thủy tinh có màu xanh thẫm
Cho NiO thủy tinh có màu nâu hoặc tím.
Cho CuO hay Cr2O3 thủy tinh cho màu lục.
Cho CuO2 thủy tinh có màu đỏ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Trương
Dung lượng: 582,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)