Bài 29. Thấu kính mỏng

Chia sẻ bởi Lê Minh Trường | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Thấu kính mỏng thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Cho biết tác dụng của lăng kính trong các dụng cụ quang học?
KIỂM TRA KIẾN THỨC
1
2
3
4
5
6
GV: Lê Minh Trường,
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
BÀI 29, Tiết 81
THẤU KÍNH MỎNG
I. THẤU KÍNH. PHÂN LOẠI THẤU KÍNH
1.ĐỊNH NGHĨA:
Hãy quan sát Thấu kính và nêu định nghĩa?
Thấu kính là một khối chất trong suốt ( thủy tinh, nhựa, …) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.
Hình bổ dọc của thấu kính lồi
Hình bổ dọc của thấu kính lõm
I. THẤU KÍNH. PHÂN LOẠI THẤU KÍNH
Hãy quan sát Thấu kính và phân loại cho Thấu kính theo hình dạng?
Thấu kính lồi (rìa mỏng)
Thấu kính lõm (rìa dày).
2. PHÂN LOẠI THẤU KÍNH
Theo hình dạng
I. THẤU KÍNH. PHÂN LOẠI THẤU KÍNH
Hãy quan sát theo đường đi tia sáng và phân loại cho Thấu kính?
2. PHÂN LOẠI THẤU KÍNH
Thấu kính lồi là thấu kính hội tụ
Thấu kính lõm là thấu kính phân kỳ
Theo đường đi tia sáng
Kí hiệu:
Kí hiệu:
II. KHẢO SÁT THẤU KÍNH HỘI TỤ VÀ THẤU KÍNH PHÂN KÌ
1. KHẢO SÁT THẤU KÍNH HỘI TỤ
2. KHẢO SÁT THẤU KÍNH PHÂN KÌ
O
O
Trục chính
Trục chính
Trục phụ
Trục phụ
Hãy xác định Quang tâm, Tiêu điểm, Tiêu diện, Tiêu cự, Độ tụ của TKHT, TKPK và cho biết tính chất của chúng?
F’
F
F’
F
F’n
F’n
Fn
Fn
II. KHẢO SÁT THẤU KÍNH HỘI TỤ VÀ THẤU KÍNH PHÂN KÌ
Quang tâm O: Mọi tia sáng qua quang tâm đều truyền thẳng.
Trục chính: là đường thẳng qua O, vuông góc với mặt thấu kính.
Trục phụ: là các đường thẳng khác qua O.
Trên mỗi trục của mỗi TK có một tiêu điểm ảnh:
- F’ là tiêu điểm ảnh chính.
- F’n ( n = 1, 2,3…) là tiêu điểm ảnh phụ.
Trên mỗi trục của mỗi TK có một tiêu điểm vật:
- F là tiêu điểm vật chính.
- Fn ( n = 1, 2,3…) là tiêu điểm vật phụ.
II. KHẢO SÁT THẤU KÍNH HỘI TỤ VÀ THẤU KÍNH PHÂN KÌ
F và F’ trên trục của mỗi TK đối xứng với nhau qua O. Vị trí của chúng tuỳ thuộc vào chiều truyền ánh sáng.
Tiêu diện là mặt phẳng vuông góc với trục chính qua tiêu điểm chính. Mỗi TK có 2 tiêu diện: Tiêu diện vật và tiêu diện ảnh
Nhận xét gì về D và f trong biểu thức D = 1/f?
Thấu kính có khả năng hội tụ chùm tia sáng càng mạnh khi f càng nhỏ.
Độ tụ:
Tiêu cự:
(m)
(dp): điốp
(TKHT: f > 0; D > 0; TKPK: f < 0; D < 0)

IV. CỦNG CỐ

Phân biệt các loại thấu kính.
Tính chất của Quang tâm, tiêu điểm, của mỗi loại thấu kính.
Tiêu cự, công thức tính độ tụ cho mỗi thấu kính.
V. VẬN DỤNG
1. Vẽ tia ló tương ứng cho các tia tới trong các trường hợp sau
F
F’
F’
F
O
O
V. VẬN DỤNG
2. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 25cm. Độ tụ của thấu kính này là:
A. 0,4 dp
B. 0,04 dp
C. 4 dp
D. 0,25 dp
V. VẬN DỤNG
3. Chiếu một chùm sáng song song với trục chính của một thấu kính lõm, các đường kéo dài của chùm tia ló cắt tại một điểm trên trục chính của thấu kính cách quang tâm O của thấu kính một đoạn 20cm. Độ tụ của thấu kính này là:
A. 0,5 dp
B. - 0,5 dp
C. - 5 dp
D. 5 dp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Trường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)