Bài 29. Quá trình hình thành loài

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hường | Ngày 08/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Quá trình hình thành loài thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
BÀI 29, 30
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Phân biệt cách li sinh sản trước hợp tử và cách li sinh sản sau hợp tử?
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Hãy xác định hình thức cách li hợp lí nhất trong các ví dụ sau?
- Cách li tập tính
- Cách li cơ học
- Cách li sau hợp tử
- Cách li sau hợp tử
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
BÀI 29, 30
Khái quát quá trình hình thành loài
Các con đường hình thành loài
1. Hình thành loài khác khu vực địa lý
2. Hình thành loài cùng khu vực địa lý
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
1. Khái niệm
Hình thành loài là quá trình lịch sử, cải biến TPKG của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra TPKG mới, các ly sinh sản với quần thể gốc.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
- Bản chất quá trình hình thành loài là quá trình chuyển hệ di truyền mở giữa các quần thể cùng loài thành hệ di truyền kín của loài mới.
- Hình thành loài diễn ra ở mức độ QT, là kết quả quá trình tiến hoá nhỏ, đồng thời là sựchuyển tiếp sang quá trình tiến hoá lớn.
Là quá trình lịch sử, lâu dài, chịu sự tác động của các nhân tố tiến hoá.
3. Cơ chế chung
- Xuất hiện hiện tượng cách ly giữa các quần thể cùng loài.
- TPKG của các quần thể biến đổi theo các hướng khác nhau dưới tác dụng của CLTN.
- Xuất hiện cách ly sinh sản giữa quần thể mới và quần thể gốc.
 Loài mới xuất hiện.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI
1- Hình thành loài khác khu vực địa lý
* Khái niệm: Là quá trình hình thành loài do cách ly địa lý gây nên.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI
1- Hình thành loài khác khu vực địa lý
Quần thể A
QT A1
QT A2
Nòi địa lí A1
Nòi địa lí A2
Loài A1
Loài A2
Trở ngại địa lí
MT A1
MT A2
NTTH
NTTH
NTTH
NTTH
Cách li sinh sản
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI
1- Hình thành loài khác khu vực địa lý
Chướng ngại địa lí
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI
1- Hình thành loài khác khu vực địa lý
Quần thể ban đầu
Cách li địa lí ngăn cản sự giao phối giữa các cá thể của các quần thể khác nhau duy trì và thúc đẩy sự phân hóa về tần số các alen và thành phần kiểu gen của các quần thể
Cách li sinh sản
Loài mới
Loài mới
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI
1- Hình thành loài khác khu vực địa lý
LOÀI MỚI
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
VÍ DỤ : SỰ HÌNH THÀNH LOÀI BẰNG CON ĐƯỜNG ĐỊA LÝ
VÍ DỤ - SỰ HÌNH THÀNH LOÀI BẰNG CON ĐƯỜNG ĐỊA LÝ
LOÀI CHIM SẺ
NGÔ CÓ 3 NÒI
- Nòi Châu Âu
- Nòi Ấn Độ
- Nòi Trung Quốc
ĐÂY LÀ DẤU HIỆU
CHO BIẾT ĐÃ CÓ
SỰ CHUYỂN TIẾP
TỪ NÒI ĐỊA LÝ SANG
LOÀI MỚI
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
VÍ DỤ : SỰ HÌNH THÀNH LOÀI BẰNG CON ĐƯỜNG ĐỊA LÝ
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
Quần đảo là nơi lý tưởng để hình thành loài bằng con đường địa lý.
Có sự cách ly địa lý tự nhiên.
Khoảng cách giữa các đảo không quá lớn.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
*). Đặc điểm:
- Yếu tố chủ đạo: Cách ly địa lý.
- Thường xảy ra với những loài phát tán mạnh: Chim, thú, TV có hoa...
- Xảy ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
- Hình thành loài thường gắn với hình thành quần thể thích nghi.
- Điều kiện địa lí không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
- Cách ly địa lý có vai trò: Ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các quần thể cùng loài; tăng cường phân hoá TPKG; là điều kiện dẫn tới cách ly sinh sản, nhưng không nhất thiết hình thành loài mới.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI
1- Hình thành loài khác khu vực địa lý
2- Hình thành loài cùng khu vực địa lý
a- Hình thành loài bằng cách ly tập tính
b- Hình thành loài bằng cách ly sinh thái
c- Hình thành loài bằng lai xa, đa bội hoá
d- Hình thành loài bằng con đường sinh học
e- Hình thành loài bằng các đột biến lớn, cấu tạo lại bộ NST
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI
1- Hình thành loài khác khu vực địa lý
2- Hình thành loài cùng khu vực địa lý
a- Hình thành loài bằng cách ly tập tính
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
a- Hình thành loài bằng cách ly tập tính
*). Cơ chế:
Quá trình đột biến làm quần thể đa dạng về hình thái, màu sắc.
Giao phối có lựa chọn giữa các cá thể có cùng hình thái, màu sắc
 Cách ly tập tính giao phối giữa các nhóm có màu sắc, hình thái khác nhau.
 TPKG biến đổi theo các hướng khác nhau.
 cách ly sinh sản
Loài mới.
*).Đặc điểm:
- Yếu tố chủ đạo: Quá trình đột biến, giao phối có lựa chọn.
- Thường xảy ra với những loài có tập tính giao phối: cá, chim, thú.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI
1- Hình thành loài khác khu vực địa lý
2- Hình thành loài cùng khu vực địa lý
a- Hình thành loài bằng cách ly tập tính
b- Hình thành loài bằng cách ly sinh thái
SÔNG VÔN GA
CỎ BĂNG BỜ SÔNG
CỎ BĂNG BÃI BỒI
Ra hoa kết quả sớm
Chờ lũ hết mới ST và ra hoa kết quả (muộn hơn)
Nòi sinh thái bờ sông không giao phối được với nòi sinh thái bãi bồi
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI
1- Hình thành loài khác khu vực địa lý
2- Hình thành loài cùng khu vực địa lý
a- Hình thành loài bằng cách ly tập tính
b- Hình thành loài bằng cách ly sinh thái
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
b- Hình thành loài bằng cách ly sinh thái
*). Cơ chế:
Quá trình đột biến làm xuất hiện các nhóm cá thể thích nghi với các ĐK sinh thái khác nhau
chu kỳ sinh trưởng, phát triển, sinh sản khác nhau
cách ly mùa vụ
TPKG biến đổi theo
các hướng khác nhau.
cách ly sinh sản
Loài mới.
*). Đặc điểm:
Yếu tố chủ đạo:
cách ly sinh thái.
Thường xảy ra với các loài
ít di động xa, chịu ảnh hưởng
của các nhân tố sinh thái:
lưỡng cư, bò sát, thực vật .
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI
1- Hình thành loài khác khu vực địa lý
2- Hình thành loài cùng khu vực địa lý
a- Hình thành loài bằng cách ly tập tính
b- Hình thành loài bằng cách ly sinh thái
c- Hình thành loài bằng lai xa, đa bội hoá
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
c- Hình thành loài bằng lai xa, đa bội hoá
*). Đa bội cùng nguồn:
Tạo ra con lai đa bội 3n, 4n ...; có khả năng sinh sản hữu tính hoặc sinh dưỡng + Thích nghi với môi trường  Loài mới.
Ví dụ: chuối nhà 3n hình thành từ chuối rừng nhờ tự đa bội.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
c- Hình thành loài bằng lai xa, đa bội hoá
*). Lai xa + đa bội hoá:
Lai khác loài tạo con lai bất thụ.
Nếu đa bội hoá xảy ra ở con lai
 Bộ NST song nhị bội  Con lai sinh sản được  Loài mới.
Ví dụ sự hình thành thể song nhị bội ngoài tự nhiên
CỎ CHÂU ÂU
50 NST
CỎ MỸ
70 NST
x
P:
G:
F(LX):
THỂ SONG NHỊ BỘI:
25 NST
35 NST
60 NST
(HỮU THỤ)
(TỨ BỘI HOÁ)
120 NST
Cỏ Spartina của Anh
(BẤT THỤ)
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
c- Hình thành loài bằng lai xa, đa bội hoá
*). Lai khác loài:
Tạo ra con lai bất thụ vì mang 2 bộ NST đơn bội của 2 loài. Nếu con lai có khả năng sinh sản sinh dưỡng + thích nghi với môi trường  Loài mới.

- Đặc điểm hình thành loài bằng lai xa, đa bội hoá:
+ Con lai cách ly sinh sản với bố mẹ ngay sau 1 thế hệ.
+ Là con đường hình thành loài nhanh nhất nhưng ít phổ biến.
+ Thường xảy ra ở các loài TV ( 75% TV có hoa hình thành loài mới bằng lai xa + đa bội hóa)
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
II. CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH LOÀI
1- Hình thành loài khác khu vực địa lý
2- Hình thành loài cùng khu vực địa lý
a- Hình thành loài bằng cách ly tập tính
b- Hình thành loài bằng cách ly sinh thái
c- Hình thành loài bằng lai xa, đa bội hoá
d- Hình thành loài bằng các đột biến lớn, cấu tạo lại bộ NST
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI
d- Hình thành loài bằng các đột biến lớn, cấu tạo lại bộ NST
KẾT LUẬN
- Loài mới không xuất hiện với một thể đột biến mà thường là có sự tích lũy một tổ hợp nhiều đột biến.
- Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể tồn tại phát triển như là một khâu trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)