Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt

Chia sẻ bởi lê thị lý | Ngày 25/04/2019 | 109

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:


Bài 29: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT
ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức chuẩn cần đạt:
- Nhận biết được trạng thái và quá trình
- Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt
- Phát biểu và nêu được biểu thức của định luật Bôi lơ – Mariốt
- Nhận biết được dạng của đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V)
- Vận dụng được phương pháp xử lý các số liệu thu được bằng thí nghiệm vào việc xác định mối liên hệ giữa p và V trong quá trình đẳng nhiệt
- Vận dụng được định luật Bôi lơ – Mariốt để giải các bài tập ra trong bài và tương tự.
2. Kỹ năng chuẩn cần đạt:
- Quan sát và theo dõi thì nghiệm, từ đó rút ra định luật Boyle – Mariotte.
- Vận dụng được định luật để giải thích các hiện tượng thực tế và giải các bài toán liên quan.
- Biết vẽ đồ thị biểu diễn quá trình đẳng nhiệt trên các hệ trục tọa độ khác nhau.
- Có thái độ khách quan, kiên nhẫn khi theo dõi và tiến hành thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- GV chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm 29.2 trong Sgk
- Vẽ trên giấy khổ lớn khung của bảng “kết quả thí nghiệm” để điền số liệu thu được sau khi làm thí nghiệm
- Chuẩn bị phiếu học tập cho HS
- Làm trước thí nghiệm nhiều lần để có thể biểu diễn thành công cho HS xem
Học sinh:
- Học lại bài cũ: Cấu tạo chất – Thuyết động học phân tử chất khí
- Hoàn thành phiếu học tập ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
Thuyết trình + vấn đáp + phiếu học tập + hình vẽ + thí nghiệm thực
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Kiểm tra sỉ số - ổn định lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: không
Hoạt động dạy – học


Hoạt động 1 (5 phút): Tìm hiểu về trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản

- GV thông báo khi nghiên cứu một vật, nếu như tính chất của nó thay đổi ta nói rằng trạng thái của vật thay đổi. Như vậy, các tính chất của một vật biểu hiện trạng thái của vật đó. Mặt khác, mỗi tính chất thường được đặc trưng bởi một đại lượng vật lí, và như vậy trạng thái của một vật được xác định bằng một tập hợp các đại lượng vật lí. Và các đại lượng vật lí này được gọi là các thông số trạng thái.
GV1: Vậy trạng thái của chất khí được đặc trưng bởi các thông số trạng thái nào?


GV2: Vậy quá trình mà trong đó chỉ có 2 thông số thay đổi còn 1 thông số không đổi gọi là gì?
GV3: Vậy em nào có thể cho thầy biết thế nào là đẳng quá trình và có mấy đẳng quá trình( nếu em biết)? Kể tên?

HS lắng nghe













HS:Trạng thái của chất khí được đặc trưng bởi 3 thông số: áp suất, nhiệt độ, thể tích.

HS: Gọi là đẳng quá trình



HS: Đẳng quá trình là quá trình chỉ có 2 thông số thay đổi còn 1 thông số không đổi. Có 3 đẳng quá trình tương ứng với 3 thông số trạng thái. Đó là: quá trình đẳng nhiệt, quá trình đẳng tích, quá trình đẳng áp.
I. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái












- Trạng thái của chất khí được đặc trưng bởi 3 thông số:p, V, T
- Qúa trình biến đổi trạng thái là khi: p, V, T thay đổi
- Qúa trình chỉ có 2 thông số thay đổi còn 1 thông số không đổi, ta gọi đó là đẳng quá trình.








Hoạt động 2 (4 phút): Tìm hiểu về quá trình đẳng nhiệt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản

GV4: Để khảo sát mối quan hệ giữa các thông số trạng thái của chất khí. Trước tiên, chúng ta đi tìm mối quan hệ giữa P, V khi giữ cho T không thay đổi. Quá trình này được gọi là quá trình đẳng nhiệt.
+ Vậy em nào hãy định nghĩa thế nào là quá trình đẳng nhiệt?


+ Có thể cho HS phát biểu thêm quá trình đẳng áp, đẳng tích là gì?(không cần ghi vở)
HS: Tập trung lắng nghe







+ Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái trong đó Nhiệt độ được giữ không đổi.
+HS phát biểu
II. Qúa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê thị lý
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)