Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt

Chia sẻ bởi Võ Thị Minh Phương | Ngày 25/04/2019 | 154

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Giáo sinh: Võ Thị Minh Phương
GVHD: Nguyễn Thúy Ánh

BÀI 29. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT.
ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT

MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Hiểu được khái niệm trạng thái của chất khí và các thông số trạng thái của chất khí.
- Hiểu được khái niệm quá trình biến đổi trạng thái của chất khí, khái niệm đẳng quá trình
- Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt.
- Phát biểu và nêu được biểu thức của định luật Bôi-lơ –Ma-ri-ốt.
- Nhận biết được dạng đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ (p,V).
2. Kỹ năng :
- Lấy được ví dụ về quá trình đẳng nhiệt.
- Đưa ra được phương án thí nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa các thông số trạng thái của lượng khí xác định khi nhiệt độ không đổi.
- Biết cách thao tác thí nghiệm, thu thập số liệu, xử lí số liệu. Từ đó rút ra nhận xét và kết luận về định luật Bôi-lơ –Ma-ri-ốt.
- Trả lời được các câu hỏi và làm được bài tập về định luật Bôi-lơ –Ma-ri-ốt.
- Rèn được kĩ năng tự nghiên cứu, quan sát, trao đổi thông tin, hợp tác nhóm để xây dựng, hình thành kiến thức mới .
3. Thái độ:
Có thái độ say mê nghiên cứu các hiện tượng thực tế, vận dụng kiến thức được học, cụ thể là định luật Bôi-lơ Ma-ri-ốt để giải thích chúng.
Có thái độ nghiêm túc trong thực nghiệm, tôn trọng thực nghiệm, tích cực liên hệ giữa kiến thức được học với thực tế.

CHUẨN BỊ
Giáo viên
Bảng phụ.
Các số liệu thực nghiệm đã tiến hành, bảng phụ vẽ đồ thị biểu diễn đường đẳng nhiệt trong các hệ tọa độ (p,V), (p,T), (V,T).
Đọc lại bài áp suất khí quyển (SGK lớp 8/32) xem HS đã được học những gì.
Vài ống pittông và xi-lanh.
Dụng cụ thí nghiệm xác định thể tích và áp suất một lượng khí.
Học sinh
Ôn tập kiến thức bài trước.
Tìm hiểu trước bài 29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ Ma-ri-ốt.

TIẾN TRÌNH
Ổn định lớp (1 phút)
Lớp:……………. Sĩ số:……/…….
Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Nêu nội dung thuyết động học phân tử chất khí?
Bài mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (4 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- Đặt vấn đề: Phát cho vài HS 1 cái xi lanh rồi yêu cầu học sinh: Ban đầu, kéo pit-tông ra rồi ấn vào một cách bình thường. Sau đó, kéo pit-tông ra với khoảng cách ban nãy, rồi lấy 1 ngón tay bịt lỗ hở của xi lanh, sau đó ấn pittông xuống. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
+ Nhận xét sự khác biệt giữa hai lần ấn pit-tông.
+ Trong quá trình ấn pittông ở lần thứ 2, cảm giác ở tay ta thay đổi như thế nào?
- Hỏi: Tại sao lại có cảm giác nặng ở tay?
- Nhận xét.
- Khi thể tích của 1 lượng khí giảm thì áp suất tăng, nhưng ta vẫn chưa biết được mối quan hệ định lượng giữa áp suất và thể tích của 1 lượng khí. Để tìm ra mối quan hệ này chúng ta đi vào nghiên cứu bài học hôm nay: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ –Ma-ri-ốt.
- Lắng nghe, quan sát, suy nghĩ, thảo luận, nhận xét.







- Ghi nhận vấn đề.



Hoạt động 2: Tìm hiểu trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái (7 phút).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

Yêu cầu HS đọc SGK và nhớ lại ở lớp 8 để trả lời các câu hỏi:
Hỏi: Trạng thái của 1 lượng khí được xác định bằng những đại lượng nào?

GV: Những đại lượng này được gọi là các thông số trạng thái của một lượng khí.
GV: Giữa các thông số trạng thái của một lượng khí có những mối liên hệ xác định.
Giả sử: Có TT1 (p1, V1, T1) và TT2 (p2, V2, T2). Lượng khí chuyển từ TT1 sang TT2 bằng q.tr biến đổi trạng thái, gọi tắt là quá trình.
Hỏi: Các em hiểu thế nào là quá trình?



Hỏi: Các em hiểu thế nào là đẳng quá trình?



 Nghiên cứu SGK.


Trả lời: Trạng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Minh Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)