Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Tài | Ngày 09/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Bài 29: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT.
ĐỊNH LUẬT BOYLE - MARIOTE
VẬT LÍ 10 – BAN CƠ BẢN
Trường THPT MỸ QUÍ
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Trình bày nội dung của thuyết động học phân tử chất khí.
Trả lời:
Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.
Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình .
Kiểm tra bài cũ
Câu 2: Khí lý tưởng là gì?
Trả lời:
Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm được gọi là khí lý tưởng.
Khi bơm xe đạp, nếu ta bịt kín đầu vòi bơm, ta thấy cần bơm càng hạ thấp xuống thì càng khó bơm. Tại sao?
Khi khí bị nén thì áp suất của khí trong ống bơm tăng hay giảm?
Vậy, giữa áp suất với thể tích của một lượng khí xác định có quan hệ định lượng với nhau như thế nào khi nhiệt độ được giữ không đổi?
Bài 29

QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT.
ĐỊNH LUẬT BOYLE-MARIOTE
Áp suất p
Thể tích V
Nhiệt độ T
Trạng thái của một khối khí được xác định bởi những thông số nào?
I - Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái
Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trạng thái:
p, V, T
p,V,T : được gọi là thông số trạng thái
2. Quá trình biến đổi trạng thái: là quá trình lượng khí chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
3. Đẳng quá trình: Là quá trình biến đổi trạng thái mà trong đó chỉ có hai thông số biến đổi còn một thông số không đổi
Các đẳng quá trình:
+ Đẳng nhiệt: T = const
+ Đẳng tích : V = const
+ Đẳng áp: p = const
II – Quá trình đẳng nhiệt:
Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.
Thế nào là quá trình đẳng nhiệt?
THÍ NGHIỆM
Hãy thiết kế phương án thí nghiệm tìm mối quan hệ giữa p và V của một lượng khí xác định, khi T không đổi?
Theo đề bài, thí nghiệm cần có các dụng cụ sau:
- Dụng cụ chứa một lượng khí xác định?
- Dụng cụ đo áp suất p của lượng khí đó?
- Dụng cụ đo thể tích V của lượng khí đó?
III. Định luật Bôilơ – Mariốt
THÍ NGHIỆM
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm tìm mối quan hệ giữa p và V của một lượng khí xác định, khi T không đổi :
2. Định luật Boyle-Mariote
•Phát biểu
Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỷ lệ nghịch với thể tích.
• Định luật viết cho quá trình biến đổi từ trạng thái 1 -> 2
p1V1 = p2V2
•Điều kiện áp dụng:
+Đúng với khí lý tưởng
+Khí thực thì ở điều kiện thường
IV.Đường đẳng nhiệt
Đường đẳng nhiệt là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi. Trong hệ (p,V) đường đẳng nhiệt có dạng đường hypebol.
TÓM TẮT
Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trạng thái: p, V, T
Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.
Định luật Boilo-Mariot: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỷ lệ nghịch với thể tích.
Trong hệ (p,V) đường đẳng nhiệt có dạng đường hypebol.

V.Củng cố
Câu 1:
Phát biểu và viết hệ thức định luật Boyle-Mariote.
Câu 2:
Đường đẳng nhiệt là gì?
Bài tập áp dụng
Bài tập 8 trang 159 SGK.
Dặn dò:
Về nhà các em học bài, làm các bài tập còn lại trong SGK + SBT, xem và chuẩn bị phiếu học tập cho bài 30.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY.
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ VUI KHỎE VÀ CÁC EM HỌC SINH HỌC GIỎI.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)