Bài 29. Oxi - Ozon

Chia sẻ bởi Trần Thị Nga | Ngày 10/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Oxi - Ozon thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Họ và tên: Trần Thị Nga
Lớp : Sư phạm Hóa K07
Bài giảng điện tử
môn giáo dục bảo vệ môi trường
Bài 29: OXI - OZON
A- OXI
I- VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
II-TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Khí oxi không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn không khí (d=32/29≈1,1).
Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183°C.
Khí oxi tan ít trong nước.
Ví dụ: 100 ml nước ở 20°C, 1 atm hòa tan được 3,1 ml khí oxi.

III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (3,44) chỉ kém flo (3,98).
Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hóa học, có tính oxi hóa mạnh, dễ nhận 2 electron.
O + 2e → O2-
Trong các hợp chất (trừ hợp chất với flo), nguyên tố oxi có số oxi hóa là -2.
Tác dụng với kim loại
ví dụ: 2Mg + O2 → 2MgO
Nhận xét: oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt…)
2. Tác dụng với phi kim
Ví dụ cacbon cháy trong khí oxi:
C + O2 → CO2
Nhận xét: oxi tác dụng hầu hết với các phi kim ( trừ halogen).
3. Tác dụng với hợp chất
CO cháy trong không khí:
2CO + O2 → 2CO2
Etanol cháy trong không khí:
C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
Nhận xét: oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

IV - ỨNG DỤNG
Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống của người và động vật.
Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất hàng chục triệu tấn oxi để đáp ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp.
V – ĐIỀU CHẾ
Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách nhiệt phân KMnO4, KClO3…
Ví dụ nhiệt phân KMnO4:
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑
KMnO4
bông
Điều chế khí oxi bằng cách phân hủy kali pemanganat
2. Sản xuất oxi trong công nghiệp
a, Từ không khí: Không khí loại bỏ hết hơi nước, bụi, khí cacbon đioxit được hóa lỏng. Sau đó chưng cất phân đoạn không khí lỏng, ta thu được oxi.
b, Từ nước: Điện phân nước thu được khí oxi ở cực dương và khí hiđro ở cực âm.
B - OZON
I – TÍNH CHẤT
Tính chất vật lí: khí ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, hóa lỏng ở nhiệt độ -112°C, tan trong nước nhiều hơn so với oxi.
Tính chất hóa học: Tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn oxi.
Ozon oxi hóa được hầu hết các kim loại:
Ag + O2 → không xảy ra
2Ag + O3 → Ag2O + O2
Ozon oxi hóa được nhiều phi kim,nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ.

II – OZON TRONG TỰ NHIÊN
Ozon tập trung nhiều ở lớp khí quyển trên cao, cách mặt đất từ 20 – 30 km.
Ozon được tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện (tia chớp, sét). Trên mặt đất, ozon tạo ra do sự oxi hóa một số chất hữu cơ ( nhựa thông, rong biển,…).
3O2 → 2O3
- Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại từ tầng cao của không khí, bảo vệ con người và các sinh vật trên mặt đất tránh được tác hại của tia này → phải bảo vệ tầng ozon.
III - ỨNG DỤNG
Với một lượng rất nhỏ ozon có tác dụng làm cho không khí trong lành.
Trong công nghiệp, người ta dùng ozon để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn, và nhiều vật phẩm khác…
Trong y học, ozon được dùng để chữa sâu răng.
Trong đời sống, người ta dùng ozon để sát trùng nước sinh hoạt.
Vì sao không khí ở các bãi biển hay rừng thông luôn trong lành?
Còn với lượng lớn ozon thì sao?
Ozon còn có những ứng dụng nào khác?
Bài tập:
Bài 1: Khác với nguyên tử O, ion oxit O2- có
A. bán kính ion nhỏ hơn và ít electron hơn.
B. bán kính ion nhỏ hơn và nhiều electron hơn.
C. bán kính ion lớn hơn và ít electron hơn.
D. bán kính ion lớn hơn và nhiều electron hơn.
Bài 2: a, Cho biết tên hai dạng thù hình của nguyên tố oxi.
b, So sánh tính chất hóa học của hai dạng thù hình. Dẫn ra PTHH để minh họa.
Dặn dò:
Các em về nhà học bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa.
CHÚC CÁC EM HỌC THẬT TỐT
Bài 2:
a, Hai dạng thù hình của nguyên tố oxi là oxi (O2) và ozon (O3).
b, Giống nhau: đều có tính oxi hóa.
Khác nhau: ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
Pthh:
Ag + O2 → không xảy ra
2Ag + O3 → Ag2O + O2

Chúc mừng bạn đã đúng!
1
1
Sai rồi, chọn lại bạn ơi!
Oxi hóa lỏng
Sự tạo thành ozon
Tầng ozon bảo vệ trái đất khỏi các tia tử ngoại
Lỗ thủng tầng ozon (ảnh chụp từ vệ tinh)
Đó là do nhựa thông hay rong biển trôi dạt vào bờ bị không khí oxi hóa tạo thành ozon. Do tính oxi hóa mạnh, ozon có tác dụng diệt khuẩn làm không khí trong lành.
Sương khói quang hoá năm 1952 tại London
Nếu với lượng lớn thì nó kết hợp với các khí khác như nitơ đioxit… làm ô nhiễm không khí, gây hiện tượng mù quang hóa ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sinh vật…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)