Bài 29. Oxi - Ozon

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Trang | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Oxi - Ozon thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn
đến với bài thuyết trình
của chúng tôi
Ozon là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm chung. Nó có mùi hăng mạnh. Nó tồn tại với một tỷ lệ nhỏ trong bầu khí quyển Trái Đất. Nó có thể được tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện, tia cực tím, ví dụ như trong các tia chớp, cũng như bởi tác động của bức xạ điện từ trường cao năng lượng. Ozon được điều chế trong máy ôzôn khi phóng điện êm qua ôxi hay qua không khí khô, tinh khiết. Trong thiên nhiên, ôzôn được tạo thành khi có sự phóng điện trong khí quyển (sấm, sét), cũng như khi ôxi hóa một số chất nhựa của các cây thông. Một số thiết bị điện có thể sản sinh ra ozon mà con người có thể ngửi thấy dễ dàng như các thiết bị sử dụng điện cao áp, ví dụ như ti vi và máy phôtôcopy.
Ozon (O3) là một dạng thù hình của oxi, trong phân tử của nó chứa ba nguyên tử oxi thay vì hai như thông thường.

Ozon là gì?
Thủng tầng Ozon

những vấn đề xoay quanh
1. Tìm hiểu chung
2. Thực trạng
3. Nguyên nhân
4. Hậu quả
5. Biện pháp khắc phục
Thủng tầng Ozon
Lớp ôzôn (ozone) là một lớp khí quyển nằm ở tầng bình lưu (khoảng 20 đến 50 km tính từ mặt đất) có tập trung hàm lượng ozon cao. 
Lợi ích
- Lọc phần lớn các tia cực tím từ Mặt Trời, đây là tia có thể gây hại cho phần lớn các loại hình sinh vật trên Trái Đất.
- Ôzôn trong bầu khí quyển Trái Đất được tạo thành bởi tia cực tím, nó phá vỡ các phân tử O2, tạo thành oxi nguyên tử. Oxi nguyên tử sau đó kết hợp với phân tử oxi chưa bị phá vỡ để tạo thành O3. Khi tia cực tím chiếu vào ôzôn, nó chia ôzôn thành phân tử O2 và nguyên tử của oxi nguyên tử, quá trình liên tục này được gọi là chu trình ôzôn-oxi.
I. Tìm hiểu chung
  + Theo số liệu gần đây nhất kích thước của lỗ thủng ozon là 24,1 triệu km2 (2014), xấp xỉ diện tích của Bắc Mỹ.
Trên Trái Đất đang tồn tại 2 lỗ thủng tầng Ozon đó là :
Lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực:
  + Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ.
II. Thực trạng
Lỗ thủng tầng ozon ở Bắc Cực:
+ Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng Bắc Cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng.
+ Số liệu gần nhất: Đến 2011, tình trạng thủng tầng Ozone ở cực Bắc nghiêm trọng đến mức, các nhà khoa học đã phải sử dụng ngưỡng "lỗ thủng ozone" giống như ở Nam cực trước đây để ghi nhận.
II. Thực trạng
- Điều kiện cần cho sự phá hủy tầng ozone là nhiệt độ thấp ở tầng bình lưu trải dài một vùng rộng lớn và tồn tại một thời gian dài. Nhiệt độ thấp cho phép mây tầng bình lưu vùng cực hình thành còn gọi là mây xà cừ (viết tắt: PSC). Đây là môi trường cho những phản ứng phá hủy tầng ozone xảy ra.
Tại sao lỗ thủng tầng ozon chỉ tập trung ở hai bắc bán cầu? Tại sao không phải nơi khác?
- Mây xà cừ là một dạng mây tại tầng bình lưu vùng cực về mùa đông ở cao độ khoảng 15.000 - 25.000 m giúp hỗ trợ các phản ứng hóa học tạo ra clo monoxit (ClO), nguyên nhân chính gây phá hủy tầng ozone.
- Không giống như tầng đối lưu, tầng bình lưu là rất khô và nó hiếm khi cho phép hình thành mây. Tuy nhiên, trong điều kiện cực lạnh của mùa đông vùng cực, các đám mây tầng bình lưu thuộc nhiều kiểu khác nhau có thể được hình thành. Loại PSC phổ biến nhất được hình thành từ HNO3, nước và thỉnh thoảng có chứa một số giọt H2SO4.
- PSC chứa tỉ lệ HNO3 rất cao nên sự hạ thấp độ cao góp phần giải phóng HNO3. Quá trình này gọi là đề nitrat hóa ở tầng bình lưu. Lượng HNO3 ít hơn trong khi ClO vẫn tồn tại với số lượng cao làm tăng khả năng phá hủy tầng ozone.
III. Nguyên nhân
Tự nhiên:
- Ánh sáng mặt trời ở các vùng địa cực dao động nhiều hơn ở các nơi khác và trong ba tháng mùa Đông hầu như là tối tăm không có bức xạ mặt trời. Nhiệt độ không khí ở vào khoảng -80 °C hay lạnh hơn gần như trong suốt mùa Đông, tạo nên các đám mây ở tầng bình lưu trên địa cực. Các phần tử của những đám mây này bao gồm axít nitric hay nước đóng băng tạo nên bề mặt cho các phản ứng hóa học, gia tăng tốc độ phân hủy các phân tử ôzôn.
Làm cho tình trạng thủng tầng Ozon nghiêm trọng hơn.
- Núi lửa phun giải phóng một lượng lớn HCl (Axit Clohidric)
- Nước biển chứa 1 lượng lớn Clo.
- Cháy rừng xảy ra đã mang đến cho bầu khí quyển một lượng CO2 không hề nhỏ.
III. Nguyên nhân
Nhân tạo:
Tủ lạnh làm thủng tầng Ozone
- Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.
- Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon.
Người ta tính rằng một phân tử CFC mất trung bình là 15 năm để đi từ mặt đất lên đến các tầng trên của khí quyển và có thể ở đó khoảng một thế kỷ, phá hủy đến cả trăm ngàn phân tử ozone trong thời gian này.
Wao!!! Một câu nói thật là kì lạ!!! Nhưng nó lại hoàn toàn đúng!! Tại sao nhỉ???
III. Nguyên nhân
Chất thải công nghiệp:
- Đến giữa thập kỷ 90, một “thủ phạm tích cực” nữa được phát hiện chính là chất thải công nghiệp, đặc biệt là các khí NOx,CO2…  Những chất thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại tầng ozone.
- Mặc dù chỉ có khả năng làm suy yếu nhưng N2O có thể có tác động phá hủy nhiều hơn bởi vì nguồn sản sinh chúng quá phong phú. Mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn N2O bị thải ra môi trường, tương đương hơn 1 triệu tấn CFC các loại tại điểm thải cao nhất. Do vậy, có thể nói N2O đã qua mặt CFC để trở thành loại khí phá hủy tầng ozone mạnh nhất.
- Ngoài ra, việc xả khói bụi và các chất hóa học (cacbon monoxide, sulfur dioxide) vào bầu không khí cũng gây ảnh hưởng xấu đến tầng ozon.
https://www.youtube.com/watch?v=dBsn6_verGs
Hay “Bạn đã từng nhìn thấy khói thải ô nhiễm của Formosa gây ảnh hưởng đến mạng sống của bạn chưa?”
III. Nguyên nhân
III. Nguyên nhân
Khói do phóng tên lửa; các vụ thử hạt nhân, các nhà máy điện hạt nhân thử chất khí:
- Tên lửa dùng nguyên liệu rắn, thải trực tiếp khí Clo ra tầng bình lưu
– nơi tồn tại tầng Ozon. Tại đây: Clo + Oxi -> Clo Oxi
Vậy nên, cũng tương tự như tủ lạnh, khói do phóng tên lửa cũng là 1 trong những nguy cơ gây thủng tầng ozon.
Clo Oxit là chất khí thuộc dạng Freon.
Khói bụi từ các phương tiện giao thông:
IV. Hậu quả
Làm suy giảm sức khỏe con người và động vật:
- Phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người và động vật đồng nghĩa với việc tăng khả năng mắc bệnh cho con người và động vật: Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, sự giảm sút 10% tầng ozon trong khí quyển đã làm tăng lên 26% số trường hợp bị ung thư (khoảng 300 000 ca trên thế giới). Ngoài ung thư, tia tử ngoại còn gây bệnh đục thủy tinh thể, mắt sẽ bị lão hóa và mù lòa. Tại vị trí thẳng góc với lỗ thủng của tầng ozon ở Nam Cực gần Punta Arena (Chile), người chăn cừu suốt năm phải đội mũ và đeo kính râm, nhiều con cừu trong đàn đã bị mù do tia tử ngoại.
IV. Hậu quả
Làm mất cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển:
- Hơn 30% lượng đạm động vật cung cấp cho con người được lấy từ biển nên bất kỳ sự thay đổi nào của lượng UV-B cũng ảnh hưởng sự phát triển của hệ sinh thái biển. Tia tử ngoại UV-B tăng lên có thể làm giảm khối lượng các sinh vật phù du-nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật biển. Sự tăng lên của tia UV-B cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng sự sinh trưởng của các sinh vật, chủ yếu là  giảm khả năng sinh sản của chúng. Bức xạ UV-B tăng cũng làm thay đổi thành phần các loài.
IV. Hậu quả
Làm giảm chất lượng không khí:
- Làm tăng lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất và làm tăng các phản ứng hóa học dẫn tới ô nhiễm khí quyển. Bức xạ tử ngoại UV-B kích thích tạo thành các phân tử có tác động hóa học mạnh, nhanh chóng tác dụng với các chất khác tạo thành các chất ô nhiễm mới. Khói mù và mưa a-xít sẽ tăng lên do các chất tạo thành mưa  a-xít tăng lên cùng với sự tăng hoạt động của tia UV-B.
Gây hại đến thực vật:
- Sự tăng tia UV-B có thể làm giảm khả năng chịu đựng của cây trồng, nếu chiếu tia tử ngoại với liều cao vào ngô, lúa thì năng suất sẽ kém, chất lượng cũng giảm sút.
Làm giảm tuổi thọ của vật liệu, làm chúng mất đi độ bền chắc.
Ngoài ra, sự phá hủy tầng ozon còn gây ra sự biến đổi về mặt khí hậu bởi lẽ tình trạng gia tăng tia tử ngoại cũng góp phần vào việc tăng cường hiệu ứng nhà kính.
Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.
Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.
Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường. 
Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”, “no free”, “no CFC”.
Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.
Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun.
Giảm dùng bao bì ni lông. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.
Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, nghiên cứu sử dụng năng lượng sạch như: năng lượng Mặt Trời, gió, sóng biển…
Xử lý ô nhiễm cục bộ ở từng khu công nghiệp, nhà máy, công đoạn sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các khí thải vào bầu khí quyển.
Giáo dục, tư vấn, tuyên truyền, vận động và hỗ trợ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải tiến công nghệ nhằm loại trừ và ngăn chặn các hoạt động có ảnh hưởng xấu đến tầng ozon, làm cho họ hiểu bảo vệ môi trường – bảo vệ tầng ozon là bảo vệ cuộc sống của chính họ.
V. Biện pháp khắc phục
https://www.youtube.com/watch?v=mDZzhkm33EA
Hay “[Vietsub] Ozzy Ozone - Chiến Binh Ozone”
Hãy cùng nhau chung tay
bảo vệ cuộc sống
của chính chúng ta!!!
Cảm ơn mọi người đã lắng nghe!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)