Bài 29. Ôn tập cuối năm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thảo Phương | Ngày 13/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Ôn tập cuối năm thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2
LỚP 5
Năm học : 2012 – 2013
Giáo viên: Trần Thị Kim Đài
Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Tam Kỳ
Trường TH Lê Văn Tám
Toán:
Chữ số 9 trong số 20,109 thuộc hàng nào ?
a/ Hàng đơn vị.
b/ hàng trăm.
c/ hàng phần trăm.
d/ hàng phần nghìn.
Từ 12 giờ kém 20 phút đến 12 giờ 30 phút có :
a/ 10 phút.
b/ 30 phút.
c/ 40 phút.
d/ 50 phút.
25% của 640m
a/ 25m
b/ 160 m
c/ 160 m
d/ 615 m
Cho số thập phân 42,507 .
a. Chữ số 5 thuộc hàng : ……………………………………………………
b. Chữ số 2 thuộc hàng : ……………………………………………………
c. Chữ số 7 thuộc hàng : ……………………………………………………
d. Chữ số 4 thuộc hàng : …………………………………………………….
Tỉ số phần trăm của 70 và 350 là :
a/ 15% ;
b/ 20% ;
c/ 40% ;
d/ 60%
Một hồ nước có thể tích 25m . Vậy số lít nước trong hồ là :
a/ 25 lít ;
b/ 250 lít ;
c/ 2500 lít ;
d/ 25000 lít
Khoảng thời gian từ 6 giờ 45 phút sáng đến 10 giờ 35 phút sáng là
a/ 4 giờ 10phút ;
b/ 4 giờ 5phút ;
c/ 3 giờ 50phút ;
d/ 3,5giờ
2m 85dm = …m . Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là :
a/ 2,85 ;
b/ 2,085 ;
c/ 285 ;
d/ 2085
25% của 120 là :
a/ 25 ;
b/ 30 ;
c/ 300 ;
d/ 480
Số bé nhất trong các số : 0,79 ; 0,789 ; 0,709 ; 0,8 là :
a/ 0,79
b/ 0,789
c/ 709
d/ 0,8.
2073 m = …….ha. Số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm là
a/ 207,3
b/ 20,73
c/ 2,073
d/ 0,2073
50% của một số là 50, vậy số đó là
a/ 25
b/ 50
c/ 100
d/ 125
Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 1,5 dm. Diện tích toàn phần của khối gỗ đó là :

a/ 2,25 dm2
b/ 3,375 dm2
c/ 9 dm2
d/ 13,5 dm2
Tiếng Việt:
Xác định nội dung bài ca dao sau : (0,5đ)
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

a/ Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.
b/ Nhắc nhở người ta nhớ người làm ra hạt gạo.
c/ Khuyên người nông dân chăm chỉ cấy cày.
Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
“Để thực hiện lời hứa với đứa em gái bé bỏng, nó vào rừng từ sáng sớm thì mang về được con sáo đen mỏ vàng.”
a/ Ngăn cách các vế của câu ghép.
b/ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c/ Ngăn cách các thành phần bình đẳng với nhau.
Câu : “ Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy”, sử dụng nghệ thuật nào ?
a/ Nhân hoá.
b/ So sánh.
c/ Vừa so sánh, vừa nhân hoá.
Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?
“ Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế.”

a/ Dùng từ ngữ nối.
b/ Dùng cách lặp từ ngữ.
c/ Dùng cách thay thế từ ngữ.
Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?
“ Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.”

a/ Dùng từ ngữ nối.
b/ Dùng cách lặp từ ngữ.
c/ Dùng cách thay thế từ ngữ.
Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào “Em yêu đường sắt quê em.”

a/ Ngăn cách các vế của câu ghép.
b/ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c/ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ ngữ pháp.
Khoa học:
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng?
Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là gì?

A. Sự biến đổi hoá học
C. Sự biến đổi vật lí học
B. Sự biến đổi sinh học
D. Sự biến đổi quang học
Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?

A. Đầu mùa xuân
B. Đầu mùa hạ
C. Đầu mùa thu
D. Đầu mùa đông
Trứng ếch nở ra con gì?

A. Nòng nọc
B. Nhái
C. Ếch con
D. Lóc nóc
Ếch thường kêu khi nào?

A. Trước cơn mưa lớn vào mùa hạ
B. Sau cơn mưa nhỏ mùa xuân
C. Sau cơn mưa lớn vào mùa hạ
D. Trước con mưa nhỏ mùa xuân
Hổ thường sinh sản vào mùa nào?

A. Mùa xuân và mùa hạ
B. Mùa thu và mùa đông
C. Mùa hạ và mùa thu
D. Mùa đông và mùa xuân
Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?

A. Khi hổ con vừa sinh ra
B. Khi hổ con được hai tuần tuổi
C. Khi hổ con được hai ngày tuổi
D. Khi hổ con được hai tháng tuổi
Tại sao khi hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?

A. Để kiếm ăn
B. Để chạy trốn kẻ thù
C. Để đùa giỡn
D. Cả 3 ý trên đều sai
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.

 A. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là sự thụ phấn
 B. Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là sự thụ tinh
 C. Hợp tử phát triển thành phôi
 D. Bầu nhị phát triển thành quả chứa hạt
 E. Noãn phát triển thành quả chứa phôi
Đa số loài vật được chia thành mấy giống?

A. Hai giống
B. Bốn giống
C. Ba giống
D. Năm giống
Việc phá rừng ồ ạt dẫn đến hậu quả gì?

A. Khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên
B. Đất bị xoá mòn trở nên bạc màu
C. Động thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng và một số loài tuyệt chủng
D. Tất cả các ý trên
Vẽ sơ đồ chu trinh sinh sản của ếch.
Trứng  Nòng nọc  Ếch

Điền các từ : (a)sự thụ tinh, (b)hợp tử, (c)noãn, (d)nhuỵ, (e)hạt phấn, (f)ống phấn vào chỗ chấm sao cho phù hợp.

Sau khi thụ phấn, từ .......(1)........ mọc ra ......(2)........ Ống phấn đâm qua đầu ....(3)....., mọc dài ra đến ....(4)...... Tại noãn, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành ......(5)....... Hiện tượng đó gọi là ......(6).........
Điền các từ: (a) mẹ, (b)bố, (c)nhiều lần, (d)hợp tử, (d)thụ tinh, (e)trứng, (f)tinh trùng vào chỗ chấm sao cho phù hợp:
Hiện tượng ......(1)....... kết hợp với .....(2).... tạo thành .....(3)..... gọi là .....(4)..... Hợp tử phân chia .....(5)....... và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của ...(6).... và .....(7)......
Gang và thép là hợp kim của chất nào dưới đây?
A, Đồng và các bon B, Sắt và các bon
C, nhôm và các bon D, kẽm và các bon.
Ý nào nêu tính chất của đồng?
A, cứng
B, màu nâu
C, giòn D,rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi.
Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
A, nhỏ nước lên đá B, nhỏ rượu lên đá
C, nhỏ vài gọt giấm thật chua hoặc a xít loãng
D, nhỏ xăng lên đá.
Thuỷ tinh được làm ra từ?
A, đất sét B, đá vôi
C, cát trắng và một số chất khác D, đá ong.
Cao su nhân tạo thường được chế biến ra từ đâu?
A, Nhựa cây cao su B, Than đá và dầu mỏ
C, đá vôi D, cát
Hợp chất, thức ăn nào dưới đây là dung dịch?
A, nước đường
B, canh cua
C, canh hến
D, nước chấm có ớt, tỏi.
Trong các trường hợp nào dưới đây, trường hợp nào có sự biến đổi hoá học?

A, xé giấy thành mảnh nhỏ B, đun đường nấu kẹo
C, Xi măng trộn cát và nước D,xi măng trộn với cát.
Việc làm nào không sử dụng năng lượng mặt trời?
A, làm muối
B, phơi cá khô
C, phơi cà phê
D, sấy vải
Sử dụng các dạng năng lượng sau dạng năng lượng nào là năng lượng sạch?
A, củi đốt B, mặt trời
C, than D, xăng
Để phòng điện quá mạnh gây hỏng đồ điện người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây để nối trong cầu chì?
A, dây kẽm B, dây chì
C, dây đồng D, dây sắt
Trong các loại hoa dưới đây hoa nào có cả nhị và nhụy?
A, hoa mướp B, hoa bầu
C, hoa bưởi D, hoa bí.
Loài cây nào không sinh ra từ hạt?
A, cây vải thiều
B, cây nhãn
C, cây khoai lang
D, cây đậu tương.
Trong các loài động vật sau, loài nào đẻ con?
A, gà B, vịt
C, cá chép D, cá heo.
Ruồi thường đẻ trứng ở nơi nào sau đây?

A, vại nước
B, ao hồ
C, rác thải
D, bụi cây
Trong các loài chim sau, loài nào thường đẻ trứng nhờ cho các loài khác nuôi hộ?

A, chim sẻ
B, chim tu hú
C, chim bồ câu
D, chim ri
Trong các việc làm sau, việc làm nào không gây ô nhiễm môi trường?
A, khai thác khoáng sản
B, đốt rừng
C, trồng cây gây rừng D, phun thuốc trừ sâu
Yếu tố nào nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước?
A, gió
B, nước chảy
C, chất thải
D, ánh sáng mặt trời.
Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là:
a. Mặt Trời
b. Mặt Trăng
c. Gió
d. Cây xanh
Vai trò của Mặt Trời đối với cuộc sống con người.
a. Sưởi ấm
b. Làm ấm nước
c. Tạo ra than đá
d. Giúp con người làm khô thức ăn như cá, rau, quả để bảo quản.
e. Tất cả các ý trên đều đúng.
Viết chữ Đ vào  trước ý kiến đúng, chữ S vào  trước ý kiến sai.

 Khi làm nhà, cần phải tính đến việc sử dụng năng lượng gió tự nhiên cho tòa nhà.
 Người ta không thể tạo ra dòng điện từ năng lượng gió.
 Từ năng lượng nước chảy người ta có thể tạo ra dòng điện.
 Người ta có thể sử dụng năng lượng nước chảy để làm sạch vật bị bẩn.
Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lượng gió?
a. Quạt máy
b. Thuyền buồm
c. Tua – bin của nhà máy thủy điện
d. Pin mặt trời
Trong các vật dưới đây, vật nào là nguồn nhiệt?
a. Bóng đèn điện
b. Bếp điện.
c. Pin.
d. Cả ba vật kể trên.
Đồng có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi.
b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Thủy tinh có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi.
b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Nhôm có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi.
b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?
a. Sự thụ phấn
b. Sự thụ tinh
Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?
a. Sự thụ phấn.
b. Sự thụ tinh.
Cơ quan sinh dục đực tạo ra gì?
a. Trứng
b. Tinh trùng
Cơ quan sinh dục cái tạo ra cái gì?
a. Trứng
b. Tinh trùng
Trứng đã được thụ tinh gọi là gì?
a. Bào thai
b. Phôi
c. Hợp tử
Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng biện pháp nào?
a. Phun thuốc trừ sâu
b. Bắt sâu
c. Diệt bướm
d. Thực hiện tất cả các việc trên
Loài hổ (cọp) có tập tính sống như thế nào?
a. Theo bầy, đàn
b. Từng đôi
c. Đơn độc
Hổ là thú ăn gì?
a. Ăn cỏ
b. Ăn thịt
c. Ăn tạp
Tài nguyên là gì?
a. Là những của cải do con người tạo ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
b. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
Môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
a. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, ...
b. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất.
c. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
d. Tất cả các ý trên.
Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì?
a. Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
b. Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
c. Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
d. Tất cả các ý trên.
Nguyên nhân nào làm cho đất trồng bị ô nhiễm?
a. Tăng cường dùng phân hóa học
b. Tăng cường dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
c. Xử lí phân và rác thải không hợp vệ sinh
d. Cả ba nguyên nhân trên.
Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào không phải là năng lượng sạch (khi sử dụng năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường)?
a. Năng lượng mặt trời
b. Năng lượng gió
c. Năng lượng nước chảy
d. Năng lượng từ than đá, xăng dầu, khí đôt, ...
Lịch sử
Sự kiện lịch sử đã kết thức cuộc kháng chiến chống Pháp , lặp lại hoà bình ở miền Bắc là
a.Chiến thắng Việt Bắc thu –đông 1947.
b. Chiến thắng Biên giới thu –đông 1950.
c.Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ 1954
d.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
C
Thực dân Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thành “Pháo đài khổng lồ”của Pháp ở chiến trường Đông Dương nhằm :
a. Thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta .
b. Giành thế chủ động trên chiến trường .
c.Kết thúc sớm chiến tranh có lợi cho thực dân Pháp.
d.Tất cả các ý trên .
d
Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết vào ngày 21-7-1954 bao gồm những điều khoản :

a.Sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miến Nam –Bắc
b.Quân Pháp rút khỏi miền Bắc , chuyển vào miền Nam
c.Đến tháng 7 – 1956 , cả nước sẽ tiến hành cuộc tổng tuyển cử , thống nhất đất nước
d.Cả 3 ý trên đều đúng .
d
Trước âm mưu của Mĩ -Diệm là chia cắt lâu dài đất nước ta , nhân dân ta đã hành động như thế nào ?
a. Đấu tranh biểu tình đòi Mĩ –Diệm phải thi hành đúng các điều khoản của hiệp định Giơ-ne-vơ
b.Đòi tổ chức Hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề của miền Nam .
c. Kêu gọi nhân dân thế giới đấu tranh đòi Mĩ –Diệm phải thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ.
b
Khắp miền Nam bùng lên phong trào “Đồng Khởi”, tỉnh nào là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi” ?
A. Tỉnh Vĩnh Long.
B. Tỉnh Trà Vinh.
C. Tỉnh Bến Tre.
C
Cuối năm 1959 đầu năm 1960, khắp miền Nam bùng lên phong trào “Đồng Khời” vì :

a. Cuộc sống của nhân quá khó khăn .
b.Nhân dân không được tự do về tôn giáo .
c.Nhân dân không được học hành .
d.Nhân dân miền Nam không thể chịu đựng được mãi sự tàn sát của Mĩ –Diệm .
d
Năm 1959, Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn nhằm mục đích :
Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b. Mở mang giao thông miền núi.
c. Tạo điều kiện cho miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
d. Nối liền hai miền Nam - Bắc.
c
Đường Trường Sơn có tên gọi khác là:
a, Đường số 1.
b, Đường Hồ Chí Minh trên biển.
c, Đường Hồ Chí Minh.
c
Phong trào đồng khởi Bến Tre diễn ra vào thời gian nào dưới đây”?

A, cuối năm 1959 đầu năm 1960 B, năm 1961
C, năm 1968 D, năm 1975.
C
Nhà máy cơ khí hiện đại đầu tiên ở nước ta là nhà máy nào dưới đây?

A, nhà máy dệt 8-3 B, nhà máy cơ khí Hà Nội
C, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình D, nhà máy phân đạm Bắc Giang
B
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không diễn ra ở đâu?
A, Hải Phòng B, Lạng Sơn
C, Điện Biên D, Hà Nội
D
Hiệp định Pa- ri được ký kết vào thời gian nào dưới đây?
A, 27-2-1972 B, 27-1-1973
C, 27-1-1969 D, 27-1-1975.
B
Nhà máy thủy điện Hòa Bình là công trình do chuyên gia nước nào sau đây giúp ta xây dựng?
A, Trung Quốc
B, Hàn Quốc
C, Liên Xô
D, Đức
C
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra vào ngày tháng năm nào?

A. 2 - 9 - 1945
B. 7 - 5 - 1954
C. 30 - 4 - 1975
C
Sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian:
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
B. Chiến dịch Hồ Chí Minh
C. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
D. Lễ kí Hiệp định Pa-ri.
Địa danh nào trở thành giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miến Nam – Bắc theo quy định của hiệp định Giơ – ne – vơ ?
a) Sông Bến Hải
b) Sông Hồng.
c) Sông Cửu Long.
a
Thời gian diễn ra cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất ?
a) Ngày 30 – 04 – 1975.
b)Ngày 01 – 05 – 1975.
c) Ngày 25 – 04 – 1976.
c
Chiến thắng 30/ 04/1975 có ý nghĩa lịch sử ?
a) Như chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ
b) Đập tan chính quyền Sài Gòn.
c) Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
d) Tất cả các ý trên.
c
Đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là vì :
A) Mĩ không muốn kéo dài chiến tranh ở Việt Nam.
B) Mĩ muốn thể hiện thiện chí với nhân dân Việt Nam.
C) Mĩ bị thất bại nặng nề về quân sự ở cả hai miền Nam, Bắc.
D) Mĩ muốn rút quân về nước.
C
Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn vào năm nào?
A. Năm 1958
B. Năm 1959
C . Năm 1960
Đường Trường Sơn được trung ương Đảng mở nhằm mục đích gì?
A) Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B) Nôi liền hai miền Nam – Bắc.
C) Tạo điều kiện cho miền Bắc chi viện chiến trường miền Nam.
C
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 7 – 5 – 1954.
B. Ngày 7 – 7 – 1955.
C. Ngày 5 – 7 – 1954.
C
Cuối năm 1959 đầu năm 1960, khắp miền Nam bùng lên phong trào gì?
A.Phong trào “Xô viết Nghệ - Tĩnh”.
B.Phong trào “Đồng khởi”
C.Phong trào “Bình dân học vụ”.
B
Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta có tên là:
A.Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
B.Nhà máy Cơ khí Hà Nội
C.Nhà máy Nhiệt điện Phú Mĩ.
A
Hãy nối tên các sự kiện ở (cột A ) với các mốc thời gian (cột B) sao cho đúng:

Vì sao ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta ?
a) Ngày đẹp trời, rực rỡ cờ hoa, có nhiều cuộc vui, hấp dẫn.
b) Ngày đất nước độc lập, tự do.
c) Ngày tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
Địa lí
Trong các châu lục sau, châu lục nào có diện tích và dân số lớn nhất?
A, châu Mỹ
B, châu Á
C, châu Phi
D, châu Âu
B
Trong các nước dưới đây nước nào không phải là láng giềng của Việt Nam?

A, Trung Quốc B, Lào
C, Cam pu chia D, Thái Lan
D
Loài động vật nào đặc trưng cho lục địa Ôx-trây-li-a?
A, thú mỏ vịt B, chim cánh cụt
C, căng-gu-ru D, gấu trúc
C
Trong các đại dương sau, đại dương nào có diện tích lớn nhất?

A, Thái bình dương B, Đại tây dương
C, Bắc băng dương D, Ấn độ dương
A
Đa số dân cư châu Á là người:
a. Người da vàng
b. Người da trắng
c. Người da đen
a
Châu lục nào có dân số đông nhất và có diện tích lớn nhất thế giới?

a, Châu Á .
b, Châu Âu.
c, Châu Mĩ.
a
Châu Phi có khí hậu gì ?
a.Nóng và khô
b. Ôn hoà
c.Nóng ,ẩm
d. lạnh giá
a
Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu:
A. Hàn đới.
B. Ôn đới.
C. Nhiệt đới.
Quốc gia nằm ở cả châu Âu và châu Á là:
A. Mĩ.
B. Liên Bang Nga.
C. Trung Quốc.
B
Ngành sản xuất chính của người dân châu Á là:
A.Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Tiểu thủ công nghiệp.
C
“Vạn lí Trường Thành” là danh lam thắng cảnh của đất nước nào?

A. Lào.
B. Cam – pu- chia.
C. Trung Quốc

C
Kim tự tháp, tượng nhân sư là những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của quốc gia này:
A. Ai Cập
B. Mĩ
C. Pháp
A
Đỉnh núi cao nhất thế giới là:
Đỉnh Phan-xi-păng
Đỉnh Ê-vơ-rét
Đỉnh Sa Pa
B
Đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục này:
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Mĩ.
C
Châu Phi có khí hậu như thế nào?
Khí hậu nóng.
Khí hậu nóng và ẩm thấp.
Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
C
Địa hình châu Mĩ từ tây sang động là:

Đồng bằng lớn, núi cao, hoang mạc.
Núi cao, đồng bằng lớn, núi thấp và cao nguyên.
Đồng bằng, núi cao, núi thấp và cao nguyên.
Núi cao, hoang mạc, núi thấp và cao nguyên.
B
Trong các ý sau đây, ý nào nói không đúng đặc điểm của châu Nam Cực?
Động vật tiêu biểu ở châu Nam Cực là chim cánh cụt.
Châu Nam Cực là châu nằm ở vùng địa cực.
Châu Nam Cực có dân cư đông đúc.
Quanh năm nhiệt độ dưới 00C là đặc điểm của châu Nam Cực.
C
Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới vì:
Châu Á nằm ở bán cầu Bắc.
Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục.
Châu Á trải từ tây sang đông.
Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo.
D
Thủ đô Liên Bang Nga là gì ?
Pa-ri.
Mát-xcơ-va.
Bec-lin.
B
Ở châu Phi các ngành kinh tế nào được tập trung phát triển nhất ?
Khai thác khoáng sản và trồng lúa gạo.
Khai thác khoáng sản và trồng cây công nghiệp.
Khai thác dầu mỏ và trồng cây công nghiệp.
B
Sông nào dưới đây chảy qua Ai Cập ?
Sông Nin.
Sông Côn–gô.
Sông Ni–giê.
A
Thành phần dân cư châu Mĩ mang màu da gì ?

Da vàng.
Da trắng.
Da đen.
Cả ba ý trên đều đúng.
D
Lục địa Ô-x-trây-li-a có khí hậu như thế nào ?
Mát mẻ, thích hợp cho nhiều động vật như căng-gu-ru, gấu cô-a-la …
Khô hạn, phần lớn là diện tích là hoang mạc và xa-van
Nhiều đới khí hậu, thích hợp cho nhiều loại cây như keo, bạch đàn …
B
Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào ?
Ấn Độ Dương.
Bắc Băng Dương.
Đại Tây Dương.
Thái Bình Dương.
D
Châu Nam cực không có người ở vì
Châu Nam cực ở rất xa.
Điều kiện sống không thuận lợi, khí hậu lạnh nhất thế giới.
Châu Nam cực lạnh nhất thế giới.
B
Sản phẩm nào dưới đây không phải là sản phẩm công nghiệp nổi tiếng thế giới của Châu Âu?

a. Len dạ
b. Hàng điện tử
c. Mĩ phẩm
d.Đồ chơi trẻ em
d
Động vật tiêu biểu của châu Nam Cực là
Căng-gu-ru
b. Cừu
c. Gấu Cô- a- la
d. Chim cánh cụt
d
Châu Mĩ có các đới khí hậu nào ?
Nhiệt đới và ôn đới
Ôn đới, nhiệt đới và hàn đới
Hàn đới và ôn đới
Nhiệt đới và ôn đới
b
Ngành sản xuất chính của đa số người dân Châu Á là :
a. Công nghiệp
b. Nông nghiệp
c. Nông nghiệp và công nghiệp
d. CN, NN và khai thác KS
b
Rừng rậm A-ma-dôn nằm ở châu lục nào ?
a. Châu Á
b. Châu Âu
c. Châu Mĩ
d. Châu Phi
c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thảo Phương
Dung lượng: 318,43KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)