Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Chia sẻ bởi Đào Anh Đức | Ngày 09/05/2019 | 215

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 29. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. Điện thế hoạt động.
Hãy quan sát đoạn film sau mô tả đồ thị điện thế hoạt động, em hãy cho biết đồ thị điện thế hoạt động gồm những giai đoạn nào?.
Đoạn film
Đồ thị điện thế hoạt động.
Khi tế bào bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động. Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: Mất phân cực (khử cực), đảo cực và tái cực.
Đồ thị: Sgk Tr.117.
Quan sát hình vẽ mô tả cơ chế hình
thành điện thế hoạt động.
Hãy cho biết:

Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, loại ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?.
Ở giai đoạn tái phân cực loại ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?.
Hình vẽ
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động.
- Khi bị khích thích, cổng Na+ mở rộng làm cho ion Na+ khuếch tán quan màng vào trong tế bào gây ra mất phân cực và đảo cực.
- Tiếp đó, cổng K+ mở rộng hơn, còn cổng Na+ đóng lại. K+ qua màng đi ra ngoài dẫn đến tái phân cực
II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh.
Quan sát đoạn hình vẽ 29.3 Sgk mô tả quá trình truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin. Hãy cho biết:
Xung thần kinh lan truyền như thế nào trên sợi thần kinh không có vỏ miêlin?.
1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin.
Xung điện lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác, do sự mất phân cực, đảo cực và tái cực hết phần này sang phần khác trên sợi thần kinh.
A
C
B
D
E
G
B
C
Xung điện đi đến điểm A làm đổi cực điểm A, ở mặt trong điện tích tại điểm A trở nên dương so với điểm B, xung điện truyền từ điểm A sang điểm B.
Đến điểm B lại làm đổi cực điểm B, ở mặt trong điện tích tại điểm B trở nên dương so với điểm C, xung điện truyền từ điểm B sang điểm C…. Cứ như vậy xung điện truyền tới đâu gây ra đổi cực tại đó cho đến hết sợi thần kinh.
Tại sao xung thần kinh chỉ truyền theo 1 chiều từ điểm A -> B ->C mà không truyền theo chiều ngược lại?.
2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin.
Bao miêlin có đặc tính gì?. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin có điểm gì giống và khác so với trên sợi không có bao miêlin?.
- Bao miêlin có bản chất là phôtpholipit có màu trắng và cách điện. Bao miêlin bọc không liên tục sợi thần kinh mà ngắt quãng tạo thành các eo ranvie.
Lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao mielin tương tự lan truyền trên sợi không có bao mielin, chỉ khác là xung thần kinh không truyền liên tục mà nhảy cóc từ eo này sang eo khác nên tấc độ lan truyền nhanh hơn rất nhiều.
Tại sao trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lại lan truyền nhảy cóc từ eo này sang eo khác?.
Câu hỏi củng cố:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Anh Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)