Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Chia sẻ bởi Huỳnh Kim Thuý | Ngày 09/05/2019 | 211

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô về dự
h?i giảng chuyên đề
NĂM HỌC: 2007 - 2008
GV dạy : Huỳnh Kim Thuý
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÔNG -CHÂU THÀNH - LONG AN
Câu 1: Sự phân bố ion K+ và Na+ ở điện thế nghỉ ở trong và ngoài màng như thế nào?
A. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào.
B. Ở trong tế bào,K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào.
C. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào.
D. Ở trong tế bào,K+ và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào.
Câu 2: Hoạt động của bơm Na - K để duy trì điện thế nghỉ như thế nào?
A. Vận chuyển K+ từ trong ra vào ngoài màng giúp duy trì nồng độ K+ giáp màng ngoài tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.
B. Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ trong tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng. .
C. Vận chuyển Na+ từ trong trả vào ngoài màng giúp duy trì nồng độ Na+ trong tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng.
D. Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.
Câu 3: Vì sao K+ có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng tế bào?
A. Do K+ có kích thước nhỏ.
B. Do K+ bị lực đẩy cùng dấu của Na+.
C. Do cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao.
D. Do K+ mang điện dương.
Câu 4: Vì sao ở trạng thái nghỉ, ngoài màng mang điện dương?
A. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng.
B. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo cho ở phía mặt trong của màng mang điện âm.
C. Do Na+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn phía mặt trong của màng.
D. Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn ở phía mặt trong của màng.
Câu 5: Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do các yếu tố nào?
A. Sự phân bố ion đồng đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm chọn lọc của màng tế bào đối với các ion.
B. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào đối với các ion.
C. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm chọn lọc của màng tế bào đối với các ion.
D. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm chọn lọc của màng tế bào đối với các ion.
Khi tay chạm vào lửa(hoặc kim nhọn)? tay rụt lại. Dựa vào kiế�n thức đã học, giải thích hiện tượng?
khi tay chạm vào lửa ? tay rụt lại. Dựa vào kiế�n thức đã học, giải thích hiện tượng?
Tiết 31 - Bài 29
Mục tiêu trọng tâm:

Bài 29:
- Cơ chế hình thành điện thế hoạt động.
- Cách lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin và không có bao miêlin.
Bài 29:
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG:
1. Đồ thị điện thế hoạt động:
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động:
II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH:
1. Trên sợi thần kinh không có bao miêlin:
Phiếu học tập số 1
2. Trên sợi thần kinh có bao miêlin:
Phiếu học tập số 2
3. Khái niệm:
? Hãy quan sát đồ thị điện thế hoạt động, và cho biết :
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG:
1)Đồ thị điện thế hoạt động:
+ Khi nào có điện thế hoạt động?
+ Điện thế hoạt động gồm mấy giai đoạn?
+ Đặc điểm của mỗi giai đoạn ?
0 1 2 3 4 5 6
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG:
1)Đồ thị điện thế hoạt động:
+ Điện thế nghỉ ở mực ống khoảng - 70mV.
+ Giai đoạn mất phân cực (khử cực) -70mV? 0 mV.
+ Giai đoạn đảo cực (0mV? +30 mV)
+ Giai đoạn tái phân cực (-70 mV)
Kích thích
ĐTN
GĐ mất phân cực
GĐ đảo cực
GĐ tái phân cực
Tái phân cực quá độ
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG:
1)Đồ thị điện thế hoạt động:
Chênh lệnh điện thế 2 bên màng giảm nhanh từ - 70 mV ? 0.
Ngoài màng tích điện âm, trong màng tích điện dương (từ 0 ?+ 30mV)
Khôi phục lại điện thế giữa 2 bên màng tế bào (- 70mV).
+ Điện thế hoạt động gồm mấy giai đoạn?
+ Đặc điểm của mỗi giai đoạn ?
+ Khi nào có điện thế hoạt động?
? Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động, gồm 3 giai đoạn:
? Quan sát đoạn phim, trả lời lệnh SGK, và hoàn thành phiếu học tập số 1
2) Cơ chế hình thành điện thế hoạt động:
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG:
1) Đồ thị điện thế hoạt động:
? Quan sát đoạn phim, trả lời lệnh SGK, và hoàn thành phiếu học tập số 1
2) Cơ chế hình thành điện thế hoạt động:
+ Ở giai đoạn mất cực và đảo cực, loại ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?
+ Ở giai đoạn tái phân cực, loại ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?
2) Cơ chế hình thành điện thế hoạt động:
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG:
1)Đồ thị điện thế hoạt động:
Cổng Na+ mở, Na+ đi qua màng tế bào và làm trung hoà điện tích âm mặt trong tế bào.
Na+ dư thừa, làm màng trong tế bào tích điện dương so với màng ngoài tế bào tích điện âm.
Cổng K+ mở, K+ đi qua màng tế bào ra ngoài mang theo điện tích dương nên làm cho ngoài màng tế bào lại trở nên dương so với mặt trong.
2) Cơ chế hình thành điện thế hoạt động:
Cổng Na+ mở, Na+ đi qua màng tế bào và làm trung hoà điện tích âm mặt trong tế bào.
Na+ dư thừa, làm màng trong tế bào tích điện dương so với màng ngoài tế bào tích điện âm.
Cổng K+ mở, K+ đi qua màng tế bào ra ngoài mang theo điện tích dương, làm cho ngoài màng tế bào lại trở nên dương so với mặt trong.
Chênh lệnh điện thế 2 bên màng giảm nhanh từ-70 mV? 0.
Ngoài màng tích điện âm, trong màng tích điện dương (từ 0 ?+ 30mV)
Khôi phục lại điện thế giữa 2 bên màng tế bào (- 70mV).
3) Khái niệm:
2) Cơ chế hình thành điện thế hoạt động:
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG:
1)Đồ thị điện thế hoạt động:
? Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.
3) Khái niệm:
2) Cơ chế hình thành điện thế hoạt động:
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG:
1)Đồ thị điện thế hoạt động:
? Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.
(khoảng 3 - 4? giây)
II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH:
1) Trên sợi thần kinh không có bao miêlin:
2) Trên sợi thần kinh có bao miêlin:
Lan truyền xung trên sợi TK không có bao miêlin
Lan truyền xung trên sợi TK không có bao miêlin
? Bao miêlin có cấu tạo thế nào?
Bao miêlin có bản chất là phôtpholipit nên có màu trắng và có tính cách điện
Lan truyền xung TK trên sợi trục không có bao Miêlin
Lan truyền xung TK trên sợi trục có bao Miêlin
Lan truyền xung TK trên sợi trục không có bao Miêlin
Lan truyền xung TK trên sợi trục có bao Miêlin
II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH:
? Quan sát đoạn phim sau, cho biết:
Đặc điểm, cơ chế, tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi không có bao miêlin và có bao miêlin? Hoàn thành phiếu học tập số 2
II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH:
II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH:
Liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp vùng này sang vùng khác.
Chậm (1m/s)
Lan truyền theo cách "nhảy cóc" từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực chỉ xảy ra ở các eo.
Nhanh (100m/s
II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH:
Tại sao điện thế hoạt động lan truyền trên sợi TK có bao miêlin theo lối "nhảy cóc"?
Vì màng miêlin có tính chất cách điện, nên không khử cực và đảo cực ở vùng có bao miêlin.
Dòng điện lan truyền từ nơi có điện thế cao (tích điện dương) sang nơi có điện thế thấp (tích điện âm).
Quy luật lan truyền điện vật lí trên dây dẫn diễn ra như thế nào?
? Hãy giải thích xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh không có bao miêlin khi kích thích tại điểm A?
Xung điện đi đến điểm A làm đảo cực điểm A, ở mặt trong điện tích tại điểm A trở nên dương so với điểm B, xung điện truyền từ mặt trong điểm A sang mặt trong điểm B.
Đến điểm B làm đảo cực, mặt trong điện tích tại điểm B trở nên dương so với C, xung điện truyền từ điểm B sang điểm C. Cứ như vậy, xung điện truyền từ điểm này qua đểm khác kề bên.
Tại sao xung thần kinh chỉ truyền theo chiều từ điểm A ? B ? C mà không truyền theo chiều ngược lại?
Do tại điểm B đang bị khử cực và đảo cực, hưng tính giảm thấp nên khi dòng điện từ C theo mặt ngoài đến điểm B sẽ không gây được khử cực và đảo cực ở điểm B. Ta nói điểm B ở giai đoạn trơ, không trả lời kích thích. Dòng điện từ điểm B sang A giải thích tương tự.
Nếu kích thích ở giữa sợi thần kinh thì xung thần kinh sẽ truyền theo chiều nào?
Nếu kích thích ở giữa sợi thần kinh thì xung thần kinh sẽ truyền theo cả 2 chiều kể từ điểm xuất phát.
? Hãy giải thích sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin?
Cách lan truyền tương tự trên sợi thần kinh không bao miêlin, chỉ khác là hiện tượng khử cực, đảo cực chỉ diễn ra tại các eo Ranviê.
Sau 1 thời gian dài lao động trí óc căng thẳng thì khả năng nhận và trả lời kích thích của tế bào thần kinh giảm xuống, dẫn đến khả năng tiếp thu bài giảm, cần phải nghỉ ngơi để khôi phục trở về như cũ.
?Tại sao sau 45 phút học bài căng thẳng cần có 5 - 10 phút giải lao?
? Hiện tượng dẫn truyền hưng phấn trên sợi thần kinh có giống sự lan truyền điện thấp sáng trên dây kim loại không?
Điện thấp sáng có thể chạy tới 300000 km/giây
Điện thần kinh ở động vật có vú chạy nhanh nhất 150m/giây.
Trong y học:
Chỉ cần lấy chỉ thắt ngang sợi thần kinh hoặc đặt lên đó một mảnh bông tẩm chất gây mê (hoặc gây tê) thì điện sinh học sẽ bị chặn lại ngay.
+ Xung TK lan truyền trên sợi TK được là nhờ các cổng Na+ cạnh nhau mở nối tiếp nhau, dẫn đến khử cực và đảo cực liên tiếp dọc theo sợi TK. Các chất ngăn chặn không cho cổng Na+ mở, không gây khử cực và đảo cực nên xung TK không thể lan truyền đi được.
+ Có tác dụng ngăn không cho cổng Na+ mở ra.
? Tại sao các chất đó có thể ngăn chặn xung TK lan truyền trên sợi TK?
V?n dụng:
? Xung thần kinh lan truyền theo các bó sợi thần kinh có bao miêlin từ vỏ não xuống đến các cơ ngón chân làm ngón chân co lại. Hãy tính thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân (biết chiều cao của người nào đó là 1,6 m, tốc độ lan truyền là 100 m/ giây).
Thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân là:
1,6 m : 100 m / giây = 0,016 giây
Giải:
Câu 1: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực?
A. Do Na+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào.
B. Do Na+ đi ra làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng tế bào.
C. Do K+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào.
D. Do K+ đi ra làm trung hoà điện tích trong và ngoài màng tế bào.
Câu 2: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn tái phân cực?
A. Do Na+ đi vào ồ ạt làm mặt ngoài màng tế bào tích điện âm, còn mặt trong màng tích điện dương.
B. Do Na+ đi ra ồ ạt làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong màng tích điện âm.
C. Do K+ đi vào ồ ạt làm mặt ngoài màng tế bào tích điện âm, còn mặt trong màng tích điện dương.
D. Do K+ đi ra ồ ạt làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong màng tích điện âm.
Câu 3: Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn đảo cực?
A. Do Na+ đi ra nhiều làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong màng tích điện âm.
B. Do K+ đi vào còn dư thừa làm mặt trong màng tế bào tích điện dương, còn mặt ngoài màng tích điện âm.
C. Do Na+ đi vào còn dư thừa làm mặt trong màng tế bào tích điện dương, còn mặt ngoài màng tích điện âm.
D. Do K+ đi ra nhiều làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong màng tích điện âm.
Câu 4: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi không có bao miêlin diễn ra như thế nào?
A. Xung TK lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực.
B. Xung TK lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do đảo cực đến mất phân cực rồi tái phân cực.
C. Xung TK lan truyền không liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực.
D. Xung TK lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực.
Câu 5: Điểm khác biệt sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không bao miêlin?
A. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", chậm và tiêu tốn năng lượng.
B. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", nhanh và tiêu tốn năng lượng.
C. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", chậm và ít tiêu tốn năng lượng.
D. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
Câu 6: phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung TK trên sợi trục có bao miêlin?
A. Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc"từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
B. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
C. Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì xung truyền chỉ theo một hướng.
D. Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo.
Đánh dấu X vào ô cho các ý đúng về điện thế hoạt động.
A- Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
B- Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
C- Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
D- Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
X
X
+ Trả lời các câu hỏi SGK
+ Đọc "Em có biết": trạm phát điện dưới nu?c
1. Bài tập :
2. Chuẩn bị bài mới:
+ Xináp là gì?
+ Sự lan truyền xung TK qua xináp diễn ra thế nào?
So sánh dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin và không có bao miêlin?
Phân biệt cơ chế hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động?
Cá Đuối
Điện phát ra là 60V
Cá Chình
Điện phát ra là 600V
Cá Nheo
Điện phát ra là 400V
Bài học đến đây kết thúc.
Chúc các em học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Kim Thuý
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)