Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Chia sẻ bởi Dương Văn Cư | Ngày 09/05/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Trang bìa
Trang bìa:
Kiểm tra
Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA BÀI CŨ
- Điện thế nghỉ là gì ? Cơ chế hình thành điện thế nghỉ ? - Mô hình sau đây thể hiện sơ đồ gì ? Vai trò của nó (sơ đồ) ? Trả lời bài cũ: KIỂM TRA BÀI CŨ
- Điện thế nghỉ : là sự chệnh lệch điện thể giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng điện âm so với phía bên ngoài màng mang điện dương. - Cơ chế : + Do sự phân bố các ion ở hai bên màng tế bào, sự di chuyển của ion qua màng tế bào (quan trọng nhất là ion K+ và ion Na+). + Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion. + Bơm Na-K. - Mô hình bên thể hiện sơ đồ bơm Na-K. - Vai trò : có nhiệm vụ chuyển ion K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào. Làm cho nồng độ ion K+ bên tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào vì thế duy trì được điện thế nghỉ. Hoạt động của bơm Na-K tiêu tốn năng lượng. Bài 29
Vào bài:
- Các em xem đoạn phim và cho biết tại sao khi tay chạm và lửa, tay rút lai ? Bài 29:
I.1. Đồ thị: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. Điên thế hoạt động : 1. Đồ thị điện thế hoạt động : 1. Nội dung: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. Điên thế hoạt động : 1. Đồ thị điện thê hoạt động : - Khi tế bào thần kinh bị kích thích từ điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động. - Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn : + Giai đoạn mất phân cực (khử cực). + Giai đoạn đảo cực. + Giai đoạn tái phân cực. 2. Cơ chế: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. Điên thế hoạt động : 1. Đồ thị điện thê hoạt động : 2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động : 2. Nội dung: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. Điên thế hoạt động : 1. Đồ thị điện thê hoạt động : 2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động : - Khi bị kích thích, màng tế bào trở nên tăng tính thấm với ion Na+ (cổng Na+ mở) Na+ từ ngoài vào bên trong tế bào. Gây mất phân cực và đảo cực (bên trong tế bào tích điện dương). - Cổng Na+ chỉ duy trì trong một thời gian ngắn rồi đóng. --> Cổng K+ mở, ion K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào dẫn đến tái phân cực. II. Truyền xung TK: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. Điên thế hoạt động : II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh : Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh không có bao miêlin Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin II. Nội dung: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. Điên thế hoạt động : II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh : - Điện thế hoạt động khi xuất hiện gọi là xung thần kinh. - Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác. Do bao miêlin bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tảo ra các eo Ranvie. Màng miêlin có tính chất cách điện. Tốc độ lan truyền xung thần kinh chậm (khoảng 1m/s hoặc nhỏ hơn). Tốc độ lan truyền xung thần kinh nhanh (khoảng 100m/s hoặc lớn hơn). II. Cơ chế: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. Điên thế hoạt động : II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh : * Cơ chế lan truyền xung thần kinh : II. Giải thích: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. Điên thế hoạt động : II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh : * Cơ chế lan truyền xung thần kinh :

- Giả sử điểm đầu tiên là A, điểm kế tiếp là B rồi đến C,....

- Từ điểm A, khi bị kích thích cổng Na+ mở ra, Na+ đi vào làm cho mặt trong màng tích điện dương. Lúc này mặt trong của điểm B bên cạnh đang tích điện âm. Theo quy luật lan truyền điện, dòng điện sẽ truyền từ A sang B làm mở cổng Na+ tại điểm B (làm thay đổi tính thấm đối với Na+ ở điểm B), ion Na+ đi vào. Dẫn đến tại điểm B trong màng tích điện dương.... Cứ như vậy, dòng điện được lan truyền từ điểm này sang điểm khác kề bên. (mất phân cực, đảo cực và tái phân cực từ điểm này sang điểm khác).

II. Tại sao: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. Điên thế hoạt động : II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh : - Tại sao dòng điện không truyền ngược lại từ C -> B -> A ?

- Vì : Do tại điểm B đang bị khử và đảo cực, hưng tính giảm thấp nên dòng điện từ C theo mặt ngoài đến B sẽ không gây khử cực và đảo cực được ở tại điểm B. Ta nói điểm B ở giai đoạn trơ, không trả lời kích thích. Dòng từ B sang A cũng tương tự.

Củng cố
Câu 1: BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu nào sau đây là đúng khi nói về điện thế hoạt động.
Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
Câu 2: BÀI TẬP CỦNG CỐ
Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn tái phân cực.
Cổng K+ mở, cổng Na+ đóng.
Cổng K+ và cổng Na+ cùng mở
Cổng K+ và cổng Na+ cùng đóng.
Cổng K+ đóng, cổng Na+ mở.
Câu 3: BÀI TẬP CỦNG CỐ
Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động, ở giai đoạn đảo cực.
K+ đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào.
Na+ đi qua màng tế bào ra ngoài tế bào.
K+ đi qua màng tế bào vào trong tế bào.
Na+ đi qua màng tế bào vào trong tế bào.
Câu 4: BÀI TẬP CỦNG CỐ
Trong cơ chế xuất hiện điện thế hoạt động, sự di chuyển của các ion ở các giai đoạn.
Tái phân cực là Na+ khuếch tán từ trong màng tế bào ra ngoài.
Khử cực là K+ khuếch tán từ trong màng tế bào ra ngoài.
Khử cực là K+ khuếch tán từ ngoài màng tế bào vào trong.
Tái phân cực là K+ khuếch tán từ trong màng tế bào ra ngoài.
Câu 5: BÀI TẬP CỦNG CỐ
Khi tế bào ở trạng thái hoạt động, bơm Na-K có vai trò vận chuyển.
Na+ từ trong ra ngoài màng.
K+ từ ngoài vào trong màng.
Na+ từ ngoài vào trong màng.
K+ từ trong ra ngoài màng.
Câu 6: BÀI TẬP CỦNG CỐ
Hãy tính thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống chân (cho biết người đó cao 1,5m, tốc độ lan truyền là 100m/s).
150s.
101,5s.
98,5s.
0,015s.
Bài tập về nhà
Bài: BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Các em về nhà hoàn thành các câu hỏi sau bài học SGK ? - Xem thêm một số câu hỏi liên quan đến bài học ở sách bài tập ? Hết:
Bài tập ô chữ
Bài: TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Có 6 chữ: ở trạng thái này bên trong màng mang điện dương và bên ngoài màng mang điện âm.
Có 6 chử; là thết kế dùng để đo điện tế bào.
Có 8 chữ: điện tế bào xuất hiện khi có kích thích.
Có 5 chữ: từ gọi khác của tế bào thần kinh.
Có 7 chữ: là sợi duy nhất và dài nhất của mỗi tế bào thần kinh, bên ngoài có thể có bao miêlin bao bọc.
Có 8 chữ: điện tế bào xuất hiện khi ở trạng thái nghỉ ngơi và không bị kích thích.
Có 3 chữ: trạng thái tồn tại của khoáng trong dung dịch.
Có 6 chữ: là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh để trả lời lại kích thích của môi trường.
Có 7 chữ: ở trạng thái này, bên trong màng tế bào mang điện âm và bên ngoài mang điện dương.
Có 11 chữ: một tính chất của màng tế bào sống có khả năng cho hay không cho một số chất nào đó đi qua.
Có 10 chữ: ở trạng thái này, điện ở bên ngoài và bên trong màng tế bào bằng nhau.
Có 11 chữ: là một dạng năng lượng tồn tại trong cơ thể sống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Văn Cư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)