Bài 29. Dân cư, xã hội châu Phi
Chia sẻ bởi Trần Ngọc An Nhiên |
Ngày 27/04/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Dân cư, xã hội châu Phi thuộc Địa lí 7
Nội dung tài liệu:
CHÂU PHI
Nhóm 3
Dân cư – Xã hội
Lớp 7/1
Nội dung
Dân cư
1
2
3
Bùng nổ dân số
Xung đột tộc người
Dân cư
Dân cư châu Phi có thể nhóm một cách thuận tiện theo khu vực mà họ sinh sống ở phía bắc hay phía nam của sa mạc Sahara; các nhóm này được gọi là người Bắc Phi và người Phi hạ Sahara một cách tương ứng. Người Ả Rập-Berber nói tiếng Ả Rập chi phối khu vực Bắc Phi, trong khi khu vực châu Phi hạ Sahara được chi phối bởi một lượng lớn dân cư tạp nham, nói chung được nhóm cùng nhau như là `người da đen` do nước da sẫm màu của họ. Ở đây có một sự đa dạng về các loại hình dáng cơ thể trong số những người Phi hạ Sahara - dao động từ người Masai và Tutsi, được biết đến nhờ vóc người cao lớn của họ, tới người Pygmy, là những người có tầm vóc nhỏ nhất thế giới.
Ngoài các nhóm người gốc sông Nil ở miền nam Sudan, một số nhóm người gốc sông Nil có ở Ethiopia, và các tộc người Phi thiểu số Bantu ở Somalia, người Phi từ các phần đông bắc của châu lục này nói chung có hình dáng bên ngoài khác với những người này ở các khu vực khác. Những người nói tiếng Bantu là đa số ở miền nam, trung tâm và đông châu Phi; nhưng cũng có vài nhóm người gốc sông Nil ở Đông Phi, và chỉ còn rất ít người Khoisan (`San` hay `Busmmen`) và Pygmy bản địa ở miền nam và trung châu Phi.
Dân cư
Người Phi nói tiếng Bantu cũng chiếm ưu thế ở Gabon và Guinea Xích đạo, cũng như có sinh sống ở miền nam của hai nước Cameroon và Somalia. Tại sa mạc Kalahari ở miền nam châu Phi, những người được gọi là Bushmen ("San", có quan hệ gần với người "Hottentot", nhưng khác biệt rõ) đã sống ở đó lâu đời. Người San về mặt bề ngoài là khác biệt với những người châu Phi khác và là dân bản địa ở miền nam châu Phi. "Pygmy" là người bản địa của miền trung châu Phi.
Người Phi ở Bắc Phi, chủ yếu là Ả Rập-Berber, là những người Ả Rập đã đến đây từ thế kỷ 7 và đồng hóa với người Berber bản địa. Người Phoenicia (Semit), và người Hy Lạp và người La Mã cổ đại từ châu Âu cũng đã định cư ở Bắc Phi. Người Berber là thiểu số đáng kể ở Maroc và Algérie cũng như có mặt ở Tunisia và Libya. Người Tuareg và các dân tộc khác (thường là dân du mục) là những người sinh sống chủ yếu của phần bên trong Sahara ở Bắc Phi. Người Nubia da đen cũng đã từng phát triển nền văn minh của mình ở Bắc Phi thời cổ đại.
Một số nhóm người Ethiopia và Eritrea (tương tự như Amhara và Tigray, gọi chung là người "Habesha") có tổ tiên là người Semit (Sabaea). Người Somali là những người có nguồn gốc từ các cao nguyên ở Ethiopia, nhưng phần lớn các bộ tộc Somali cũng có tổ tiên là người gốc Ả Rập. Sudan và Mauritania được phân chia giữa phần lớn người gốc Ả Rập ở phía bắc và người Phi da đen ở phía nam (mặc dù nhiều người gốc "Ả Rập" ở Sudan có tổ tiên rõ ràng là người châu Phi, và họ khác rất nhiều so với người gốc Ả Rập ở Iraq hay Algérie). Một số khu vực ở Đông Phi, cụ thể là ở đảo Zanzibar và đảo Lamu của Kenya, có những người dân và thương nhân gốc Ả Rập và Hồi giáo châu Á sinh sống từ thời Trung Cổ.
Dân cư
Bắt đầu từ thế kỷ 16, người châu Âu như Bồ Đào Nha và Hà Lan bắt đầu thiết lập các điểm thương mại và pháo đài dọc theo bờ biển tây và nam châu Phi. Cuối cùng thì một lượng lớn người Hà Lan, cùng với người Pháp Huguenot và người Đức đã định cư lại tại khu vực gọi là Cộng hòa Nam Phi ngày nay. Hậu duệ của họ, người Phi da trắng (Afrikaan), là nhóm dân da trắng lớn nhất ở Nam Phi ngày nay. Trong thế kỷ 19, giai đoạn thứ hai của quá trình thuộc địa hóa đã đem một lượng lớn người Pháp và người Anh tới định cư ở châu Phi. Người Pháp sống chủ yếu ở Algérie, còn một lượng nhỏ khác sống ở các khu vực khác thuộc Bắc và Tây Phi. Người Anh định cư ở Nam Phi cũng như ở Rhodesia thuộc địa và ở các vùng cao nguyên của Kenya ngày nay. Một lượng nhỏ binh lính, thương nhân và viên chức gốc Âu cũng sinh sống ở các trung tâm hành chính như Nairobi và Dakar. Sự tan rã của các thuộc địa trong thập niên 1960 thường tạo ra sự di cư hàng loạt các hậu duệ gốc Âu ra khỏi châu Phi—đặc biệt là ở Algérie, Kenya và Rhodesia (nay là Zimbabwe). Tuy nhiên, ở Nam Phi thì người da trắng thiểu số (10% dân số) vẫn ở lại rất nhiều tại nước này kể cả sau khi sự cai trị của người da trắng chấm dứt năm 1994. Nam Phi cũng có cộng đồng người hỗn hợp về chủng tộc (người da màu).
Dân cư
Sự thực dân hóa của người châu Âu cũng đem tới đây nhiều nhóm người châu Á, cụ thể là những người từ tiểu lục địa Ấn Độ tới các thuộc địa của Anh. Các cộng đồng lớn người Ấn Độ có ở Nam Phi và các nhóm nhỏ hơn có ở Kenya và Tanzania cũng như ở một vài nước thuộc nam và đông châu Phi. Một cộng đồng khá lớn người Ấn Độ ở Uganda đã bị nhà độc tài Idi Amin trục xuất năm 1972, mặc dù nhiều người kể từ đó đã quay trở lại.
Dân cư
Bùng nổ dân số
Ngày 13/6, trước thềm Hội nghị cấp cao lần thứ 17 của Liên minh châu Phi (AU), sẽ diễn ra tại thủ đô Malabo của nước Guinea Xích đạo vào ngày 23/6 tới, Liên hợp quốc đã kêu gọi AU chú ý đặc biệt đến tình trạng bùng nổ dân số ở châu Phi và hậu quả kinh tế nghiêm trọng của hiện trạng này đối với châu lục Đen.
Báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu (GRC) cho thấy cần phải khẩn cấp giảm tốc độ tăng dân số theo cấp số nhân của châu Phi.
Chỉ trong nửa cuối của thế kỷ 20, dân số châu lục Đen đã tăng gấp ba lần từ 230 triệu lên 811 triệu người, vượt dân số châu Âu. Ở nhiều nước châu Phi như Mali, Uganda, Nigier... dân số tăng gấp đôi chỉ qua một thế hệ.
Bùng nổ dân số
Theo tính toán của GRC, nếu tốc độ tăng dân số trung bình hiện nay của châu Phi là 6 trẻ em/phụ nữ giảm xuống mức trung bình của Liên hợp quốc là 2,8 trẻ em/phụ nữ, dân số châu Phi vào giữa thế kỷ 21 cũng lên tới 2,1 tỷ người, chiếm 1/4 dân số toàn cầu vào thời điểm đó và tăng gấp đôi so với hiện nay.
Trong trường hợp tốc độ tăng dân số của châu Phi giảm xuống mức 2,1 trẻ em/phụ nữ, vào cuối thế kỷ 21, dân số châu Phi cũng lên tới 3,6 tỷ người, chiếm 35% dân số toàn cầu (dự kiến là 10,1 tỷ người).
Nếu tỷ lệ sinh của châu Phi tiếp tục như hiện nay, dân số châu Phi sẽ lên tới 3 tỷ người vào năm 2050 và 15 tỷ người vào năm 2100, gấp 15 lần dân số châu Phi hiện nay.
GRC cũng lưu ý rằng với tốc độ tăng dân số như hiện nay, dân số 33 nước chậm phát triển nhất thế giới ở châu Phi sẽ lên tới 2,2 tỷ người vào cuối thế kỷ 21.
Bùng nổ dân số
Châu Phi hiện nay mới chỉ có Nigeria là nước có dân số vượt quá 100 triệu người, nhưng vào cuối thế kỷ này sẽ có thêm 10 nước nữa tham gia "câu lạc bộ trên 100 triệu dân" với tổng dân số lên tới 2,4 tỷ người, chiếm 1/4 dân số thế giới vào thời điểm đó.
Bùng nổ dân số
Liên hợp quốc nhấn mạnh xử lý thích hợp các xu thế tăng dân số trong tương lai là nhân tố quyết định để châu Phi đối phó hiệu quả với những thách thức phát triển. Cộng đồng quốc tế có thể đóng vai trò quan trọng hỗ trợ châu Phi giảm nhanh tỷ lệ tăng dân số.
Liên hợp quốc cũng lưu ý rằng chi phí trợ giúp của quốc tế để châu Phi giải quyết tốt tình trạng bùng nổ dân số là rất thấp so với lợi ích khổng lồ từ kết quả của việc làm này cho các nước châu Phi và thế giới.
Bùng nổ dân số
Các tộc người ở Châu Phi:
Xung đột tộc người
Tộc người Cape Verde (Tây Phi, Guinea-bissau)
Tộc người Gulla, Geechee cư dân hải đảo
Các nhóm tộc người ở Etiopia
Các nhóm tộc người ở Botswana
Tộc người Ả Rập ở Ai Cập
Tộc người Bantu ở Công Gô
Các tộc người ở Angiêri
Các tộc người ở Cameroon
Các nhóm tộc người ở Benin
Các tộc người ở Comoros
Các nhóm tộc người ở Gabon
Các tộc người ở Ghana
Các tộc người ở Gambia
Các thổ ngữ ở châu Phi:
Hệ ngôn ngữ Phi-Á là hệ ngôn ngữ của khoảng 240 thứ tiếng và 285 triệu người sử dụng trải khắp Bắc Phi, Đông Phi, Sahel và Tây Nam Á.
Hệ ngôn ngữ Nil-Sahara bao gồm hơn 100 thứ tiếng được khoảng 30 triệu người sử dụng. Các tiếng Nil-Sahara chủ yếu sử dụng ở Tchad, Sudan, Ethiopia, Uganda, Kenya và bắc Tanzania.
Hệ ngôn ngữ Niger-Congo bao phủ phần lớn châu Phi hạ Sahara và có lẽ là họ ngôn ngữ lớn nhất thế giới khi nói đến như là có nhiều thứ tiếng khác nhau. Một điều đáng chú ý trong số đó là các tiếng Bantu được nói nhiều nhất ở khu vực hạ Sahara.
Hệ ngôn ngữ Khoisan có số lượng trên 50 thứ tiếng và được khoảng 120.000 người nói ở miền nam châu Phi. Nhiều thứ tiếng trong họ ngôn ngữ này đang ở trong tình trạng mai một. Người Khoi và San được coi là những cư dân nguyên thủy của vùng này.
Xung đột tộc người
Xung đột chủng tộc hiện là vấn đề gai góc ở Châu Phi khiến cả thế giới quan tâm, lo nghĩ. Chiến tranh xung đột tại đây đã gây ra tình trạng an ninh bất ổn định, khủng hoảng nhân đạo, dịch bệnh, đói nghèo
Xung đột sắc tộc, tôn giáo luôn là mối quan tâm hàng đầu. Trong lịch sử, nhiều cuộc xung đột sắc tộc tôn giáo đã để lại những hậu quả nặng nề, thậm chí gây ra những cuộc chiến tranh với danh nghĩa bảo vệ sự tôn nghiêm của tôn giáo. Dù với danh nghĩa gì đi nữa thì người chịu hậu quả nhiều nhất vẫn là những người dân Châu Phi vô tội. Họ phải sống trong lo âu, sợ hãi nghi thị lẫn nhau và xung đột, không còn cách nào khác, việc tìm ra những nguyên nhân gây nên xung đột luôn là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.
Xung đột tộc người
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên dựa vào đó chúng ta có thể khái quát thành một số những nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, nguyên nhân từ góc độ kinh tế: Những cuộc xung đột đều xuất phát từ tần lớp nhân dân nghèo đói khó khăn về kinh tế sự phát triển về khoa học công nghệ làm cho kinh tế phát triển tạo nên những lỗ hổng người giàu và người nghèo không thẻ giải quyết nhất thời do vậy xung đột thường xuyên xảy ra.
Thứ hai, nguyên nhân nhìn từ góc độ bản sắc dân tôc tôn giáo và văn hóa: Một số người thiểu số cùng một quốc gia mà người theo tôn giáo khác lên nắm quyền cai trị do vậy họ luôn đấu tranh gây ra xung đột.
Thứ ba, nguyên nhân nhìn từ góc độ lịch sử: Đó là những mâu thuẫn tích tụ rất lâu cũng có thể là những thù hận bắt nguồn từ sâu xa
Thứ tư, nguyên nhân xuất phát từ chính sách của chính phủ đối với người dân chiến lược đầu tư bất hợp lí khiến tình trạng đói nghèo gia tăng ở một số quốc gia châu Phi thiếu sự quan tâm đến kinh tế và văn hóa của dân tộc. Do đó họ luôn có ý chống lại nhà nước.
Thứ năm, những nguyên nhân khác như: vai trò dập tắt các lò lửa xung đột sắc tộc của các tổ chức là có hạn và chính phủ chủ nghĩa đế quốc, những kẻ lái súng, cổ vũ chiến tranh, xung đột để bán được nhiều súng.
Xung đột tộc người
Tác động của xung đột sắc tộc tôn giáo đến nền kinh tế chính trị ở châu Phi
Xung đột tộc người trên hiện nay là một vấn đề phức tạp, vấn đề càng trở nên đậm nét.Trong đời sống xã hội, dân tộc và tôn giáo chứa đựng những phức tạp, mâu thuẫn xung đột giữa các sắc tộc ngày càng tăng là những nguyên nhân gây mất ổn định.
Nhìn chung năm 1990 đến nay tình hình xung đột tộc người gia tăng ngày càng lớn. Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ thì vấn đề xung đột cũng đang diễn ra một cách phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình kinh tế chính trị.
Xung đột sắc tộc và tôn giáo có tác động lớn đến nền chính trị châu Phi. Xung đột sắc tộc sẽ làm cho đất nước mất ổn định về tình hình chính trị, làm cho tinh chính trị trở nên căng thẳng. Đời sống nhân dân không được cải thiện, kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển.
Xung đột tộc người
Trần Ngọc An Nhiên
Lê Thị Thanh An
Đặng Phúc Mạnh Đạt
Huỳnh Tâm Minh Hiếu
Trần Khánh Linh
Huỳnh Thị Bảo Ngọc
Lê Thị Phương Quý
Trần Bích Trâm
Nhóm 3
Nhóm 3
Dân cư – Xã hội
Lớp 7/1
Nội dung
Dân cư
1
2
3
Bùng nổ dân số
Xung đột tộc người
Dân cư
Dân cư châu Phi có thể nhóm một cách thuận tiện theo khu vực mà họ sinh sống ở phía bắc hay phía nam của sa mạc Sahara; các nhóm này được gọi là người Bắc Phi và người Phi hạ Sahara một cách tương ứng. Người Ả Rập-Berber nói tiếng Ả Rập chi phối khu vực Bắc Phi, trong khi khu vực châu Phi hạ Sahara được chi phối bởi một lượng lớn dân cư tạp nham, nói chung được nhóm cùng nhau như là `người da đen` do nước da sẫm màu của họ. Ở đây có một sự đa dạng về các loại hình dáng cơ thể trong số những người Phi hạ Sahara - dao động từ người Masai và Tutsi, được biết đến nhờ vóc người cao lớn của họ, tới người Pygmy, là những người có tầm vóc nhỏ nhất thế giới.
Ngoài các nhóm người gốc sông Nil ở miền nam Sudan, một số nhóm người gốc sông Nil có ở Ethiopia, và các tộc người Phi thiểu số Bantu ở Somalia, người Phi từ các phần đông bắc của châu lục này nói chung có hình dáng bên ngoài khác với những người này ở các khu vực khác. Những người nói tiếng Bantu là đa số ở miền nam, trung tâm và đông châu Phi; nhưng cũng có vài nhóm người gốc sông Nil ở Đông Phi, và chỉ còn rất ít người Khoisan (`San` hay `Busmmen`) và Pygmy bản địa ở miền nam và trung châu Phi.
Dân cư
Người Phi nói tiếng Bantu cũng chiếm ưu thế ở Gabon và Guinea Xích đạo, cũng như có sinh sống ở miền nam của hai nước Cameroon và Somalia. Tại sa mạc Kalahari ở miền nam châu Phi, những người được gọi là Bushmen ("San", có quan hệ gần với người "Hottentot", nhưng khác biệt rõ) đã sống ở đó lâu đời. Người San về mặt bề ngoài là khác biệt với những người châu Phi khác và là dân bản địa ở miền nam châu Phi. "Pygmy" là người bản địa của miền trung châu Phi.
Người Phi ở Bắc Phi, chủ yếu là Ả Rập-Berber, là những người Ả Rập đã đến đây từ thế kỷ 7 và đồng hóa với người Berber bản địa. Người Phoenicia (Semit), và người Hy Lạp và người La Mã cổ đại từ châu Âu cũng đã định cư ở Bắc Phi. Người Berber là thiểu số đáng kể ở Maroc và Algérie cũng như có mặt ở Tunisia và Libya. Người Tuareg và các dân tộc khác (thường là dân du mục) là những người sinh sống chủ yếu của phần bên trong Sahara ở Bắc Phi. Người Nubia da đen cũng đã từng phát triển nền văn minh của mình ở Bắc Phi thời cổ đại.
Một số nhóm người Ethiopia và Eritrea (tương tự như Amhara và Tigray, gọi chung là người "Habesha") có tổ tiên là người Semit (Sabaea). Người Somali là những người có nguồn gốc từ các cao nguyên ở Ethiopia, nhưng phần lớn các bộ tộc Somali cũng có tổ tiên là người gốc Ả Rập. Sudan và Mauritania được phân chia giữa phần lớn người gốc Ả Rập ở phía bắc và người Phi da đen ở phía nam (mặc dù nhiều người gốc "Ả Rập" ở Sudan có tổ tiên rõ ràng là người châu Phi, và họ khác rất nhiều so với người gốc Ả Rập ở Iraq hay Algérie). Một số khu vực ở Đông Phi, cụ thể là ở đảo Zanzibar và đảo Lamu của Kenya, có những người dân và thương nhân gốc Ả Rập và Hồi giáo châu Á sinh sống từ thời Trung Cổ.
Dân cư
Bắt đầu từ thế kỷ 16, người châu Âu như Bồ Đào Nha và Hà Lan bắt đầu thiết lập các điểm thương mại và pháo đài dọc theo bờ biển tây và nam châu Phi. Cuối cùng thì một lượng lớn người Hà Lan, cùng với người Pháp Huguenot và người Đức đã định cư lại tại khu vực gọi là Cộng hòa Nam Phi ngày nay. Hậu duệ của họ, người Phi da trắng (Afrikaan), là nhóm dân da trắng lớn nhất ở Nam Phi ngày nay. Trong thế kỷ 19, giai đoạn thứ hai của quá trình thuộc địa hóa đã đem một lượng lớn người Pháp và người Anh tới định cư ở châu Phi. Người Pháp sống chủ yếu ở Algérie, còn một lượng nhỏ khác sống ở các khu vực khác thuộc Bắc và Tây Phi. Người Anh định cư ở Nam Phi cũng như ở Rhodesia thuộc địa và ở các vùng cao nguyên của Kenya ngày nay. Một lượng nhỏ binh lính, thương nhân và viên chức gốc Âu cũng sinh sống ở các trung tâm hành chính như Nairobi và Dakar. Sự tan rã của các thuộc địa trong thập niên 1960 thường tạo ra sự di cư hàng loạt các hậu duệ gốc Âu ra khỏi châu Phi—đặc biệt là ở Algérie, Kenya và Rhodesia (nay là Zimbabwe). Tuy nhiên, ở Nam Phi thì người da trắng thiểu số (10% dân số) vẫn ở lại rất nhiều tại nước này kể cả sau khi sự cai trị của người da trắng chấm dứt năm 1994. Nam Phi cũng có cộng đồng người hỗn hợp về chủng tộc (người da màu).
Dân cư
Sự thực dân hóa của người châu Âu cũng đem tới đây nhiều nhóm người châu Á, cụ thể là những người từ tiểu lục địa Ấn Độ tới các thuộc địa của Anh. Các cộng đồng lớn người Ấn Độ có ở Nam Phi và các nhóm nhỏ hơn có ở Kenya và Tanzania cũng như ở một vài nước thuộc nam và đông châu Phi. Một cộng đồng khá lớn người Ấn Độ ở Uganda đã bị nhà độc tài Idi Amin trục xuất năm 1972, mặc dù nhiều người kể từ đó đã quay trở lại.
Dân cư
Bùng nổ dân số
Ngày 13/6, trước thềm Hội nghị cấp cao lần thứ 17 của Liên minh châu Phi (AU), sẽ diễn ra tại thủ đô Malabo của nước Guinea Xích đạo vào ngày 23/6 tới, Liên hợp quốc đã kêu gọi AU chú ý đặc biệt đến tình trạng bùng nổ dân số ở châu Phi và hậu quả kinh tế nghiêm trọng của hiện trạng này đối với châu lục Đen.
Báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu (GRC) cho thấy cần phải khẩn cấp giảm tốc độ tăng dân số theo cấp số nhân của châu Phi.
Chỉ trong nửa cuối của thế kỷ 20, dân số châu lục Đen đã tăng gấp ba lần từ 230 triệu lên 811 triệu người, vượt dân số châu Âu. Ở nhiều nước châu Phi như Mali, Uganda, Nigier... dân số tăng gấp đôi chỉ qua một thế hệ.
Bùng nổ dân số
Theo tính toán của GRC, nếu tốc độ tăng dân số trung bình hiện nay của châu Phi là 6 trẻ em/phụ nữ giảm xuống mức trung bình của Liên hợp quốc là 2,8 trẻ em/phụ nữ, dân số châu Phi vào giữa thế kỷ 21 cũng lên tới 2,1 tỷ người, chiếm 1/4 dân số toàn cầu vào thời điểm đó và tăng gấp đôi so với hiện nay.
Trong trường hợp tốc độ tăng dân số của châu Phi giảm xuống mức 2,1 trẻ em/phụ nữ, vào cuối thế kỷ 21, dân số châu Phi cũng lên tới 3,6 tỷ người, chiếm 35% dân số toàn cầu (dự kiến là 10,1 tỷ người).
Nếu tỷ lệ sinh của châu Phi tiếp tục như hiện nay, dân số châu Phi sẽ lên tới 3 tỷ người vào năm 2050 và 15 tỷ người vào năm 2100, gấp 15 lần dân số châu Phi hiện nay.
GRC cũng lưu ý rằng với tốc độ tăng dân số như hiện nay, dân số 33 nước chậm phát triển nhất thế giới ở châu Phi sẽ lên tới 2,2 tỷ người vào cuối thế kỷ 21.
Bùng nổ dân số
Châu Phi hiện nay mới chỉ có Nigeria là nước có dân số vượt quá 100 triệu người, nhưng vào cuối thế kỷ này sẽ có thêm 10 nước nữa tham gia "câu lạc bộ trên 100 triệu dân" với tổng dân số lên tới 2,4 tỷ người, chiếm 1/4 dân số thế giới vào thời điểm đó.
Bùng nổ dân số
Liên hợp quốc nhấn mạnh xử lý thích hợp các xu thế tăng dân số trong tương lai là nhân tố quyết định để châu Phi đối phó hiệu quả với những thách thức phát triển. Cộng đồng quốc tế có thể đóng vai trò quan trọng hỗ trợ châu Phi giảm nhanh tỷ lệ tăng dân số.
Liên hợp quốc cũng lưu ý rằng chi phí trợ giúp của quốc tế để châu Phi giải quyết tốt tình trạng bùng nổ dân số là rất thấp so với lợi ích khổng lồ từ kết quả của việc làm này cho các nước châu Phi và thế giới.
Bùng nổ dân số
Các tộc người ở Châu Phi:
Xung đột tộc người
Tộc người Cape Verde (Tây Phi, Guinea-bissau)
Tộc người Gulla, Geechee cư dân hải đảo
Các nhóm tộc người ở Etiopia
Các nhóm tộc người ở Botswana
Tộc người Ả Rập ở Ai Cập
Tộc người Bantu ở Công Gô
Các tộc người ở Angiêri
Các tộc người ở Cameroon
Các nhóm tộc người ở Benin
Các tộc người ở Comoros
Các nhóm tộc người ở Gabon
Các tộc người ở Ghana
Các tộc người ở Gambia
Các thổ ngữ ở châu Phi:
Hệ ngôn ngữ Phi-Á là hệ ngôn ngữ của khoảng 240 thứ tiếng và 285 triệu người sử dụng trải khắp Bắc Phi, Đông Phi, Sahel và Tây Nam Á.
Hệ ngôn ngữ Nil-Sahara bao gồm hơn 100 thứ tiếng được khoảng 30 triệu người sử dụng. Các tiếng Nil-Sahara chủ yếu sử dụng ở Tchad, Sudan, Ethiopia, Uganda, Kenya và bắc Tanzania.
Hệ ngôn ngữ Niger-Congo bao phủ phần lớn châu Phi hạ Sahara và có lẽ là họ ngôn ngữ lớn nhất thế giới khi nói đến như là có nhiều thứ tiếng khác nhau. Một điều đáng chú ý trong số đó là các tiếng Bantu được nói nhiều nhất ở khu vực hạ Sahara.
Hệ ngôn ngữ Khoisan có số lượng trên 50 thứ tiếng và được khoảng 120.000 người nói ở miền nam châu Phi. Nhiều thứ tiếng trong họ ngôn ngữ này đang ở trong tình trạng mai một. Người Khoi và San được coi là những cư dân nguyên thủy của vùng này.
Xung đột tộc người
Xung đột chủng tộc hiện là vấn đề gai góc ở Châu Phi khiến cả thế giới quan tâm, lo nghĩ. Chiến tranh xung đột tại đây đã gây ra tình trạng an ninh bất ổn định, khủng hoảng nhân đạo, dịch bệnh, đói nghèo
Xung đột sắc tộc, tôn giáo luôn là mối quan tâm hàng đầu. Trong lịch sử, nhiều cuộc xung đột sắc tộc tôn giáo đã để lại những hậu quả nặng nề, thậm chí gây ra những cuộc chiến tranh với danh nghĩa bảo vệ sự tôn nghiêm của tôn giáo. Dù với danh nghĩa gì đi nữa thì người chịu hậu quả nhiều nhất vẫn là những người dân Châu Phi vô tội. Họ phải sống trong lo âu, sợ hãi nghi thị lẫn nhau và xung đột, không còn cách nào khác, việc tìm ra những nguyên nhân gây nên xung đột luôn là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.
Xung đột tộc người
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên dựa vào đó chúng ta có thể khái quát thành một số những nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, nguyên nhân từ góc độ kinh tế: Những cuộc xung đột đều xuất phát từ tần lớp nhân dân nghèo đói khó khăn về kinh tế sự phát triển về khoa học công nghệ làm cho kinh tế phát triển tạo nên những lỗ hổng người giàu và người nghèo không thẻ giải quyết nhất thời do vậy xung đột thường xuyên xảy ra.
Thứ hai, nguyên nhân nhìn từ góc độ bản sắc dân tôc tôn giáo và văn hóa: Một số người thiểu số cùng một quốc gia mà người theo tôn giáo khác lên nắm quyền cai trị do vậy họ luôn đấu tranh gây ra xung đột.
Thứ ba, nguyên nhân nhìn từ góc độ lịch sử: Đó là những mâu thuẫn tích tụ rất lâu cũng có thể là những thù hận bắt nguồn từ sâu xa
Thứ tư, nguyên nhân xuất phát từ chính sách của chính phủ đối với người dân chiến lược đầu tư bất hợp lí khiến tình trạng đói nghèo gia tăng ở một số quốc gia châu Phi thiếu sự quan tâm đến kinh tế và văn hóa của dân tộc. Do đó họ luôn có ý chống lại nhà nước.
Thứ năm, những nguyên nhân khác như: vai trò dập tắt các lò lửa xung đột sắc tộc của các tổ chức là có hạn và chính phủ chủ nghĩa đế quốc, những kẻ lái súng, cổ vũ chiến tranh, xung đột để bán được nhiều súng.
Xung đột tộc người
Tác động của xung đột sắc tộc tôn giáo đến nền kinh tế chính trị ở châu Phi
Xung đột tộc người trên hiện nay là một vấn đề phức tạp, vấn đề càng trở nên đậm nét.Trong đời sống xã hội, dân tộc và tôn giáo chứa đựng những phức tạp, mâu thuẫn xung đột giữa các sắc tộc ngày càng tăng là những nguyên nhân gây mất ổn định.
Nhìn chung năm 1990 đến nay tình hình xung đột tộc người gia tăng ngày càng lớn. Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ thì vấn đề xung đột cũng đang diễn ra một cách phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình kinh tế chính trị.
Xung đột sắc tộc và tôn giáo có tác động lớn đến nền chính trị châu Phi. Xung đột sắc tộc sẽ làm cho đất nước mất ổn định về tình hình chính trị, làm cho tinh chính trị trở nên căng thẳng. Đời sống nhân dân không được cải thiện, kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển.
Xung đột tộc người
Trần Ngọc An Nhiên
Lê Thị Thanh An
Đặng Phúc Mạnh Đạt
Huỳnh Tâm Minh Hiếu
Trần Khánh Linh
Huỳnh Thị Bảo Ngọc
Lê Thị Phương Quý
Trần Bích Trâm
Nhóm 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Ngọc An Nhiên
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)