Bài 29. Cấu trúc các loại virut

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Thủy | Ngày 10/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Cấu trúc các loại virut thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Nguyên nhân chung gây ra các bệnh này là gì?
Các bệnh này đều do virut gây ra.
Vậy virut là gì?cấu tạo của như thế nào?
Chương III VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Giáo sinh: Trần Thị Thu Thủy
Tiết 30: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT VÀ VIRUT GÂY BỆNH
BÀI 29 TIẾT 30 CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
Khái niệm:
Virút là dạng sống:

- có kích thước siêu nhỏ(đo bằng nanômet)
- có cấu tạo rất đơn giản
Sống kí sinh nội bào bắt buộc
- chưa có cấu tạo tế bào.
Em có nhận xét gì về kích thước, phương thức sống của virut?
- hệ gen chỉ chứa 1loại axit nuclêic (ADN hoặc ARN) được bao bọc bởi phân tử prôtêin
BÀI 29 TIẾT 30 CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
II. Cấu tạo




Virut gồm mấy thành phần cơ bản?
- Gồm 2 thành phần cơ bản:
+lõi (hệ gen)
+vỏ capsit
BÀI 29 TIẾT 30 CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
a. Lõi (hệ gen):
Virut
Tế bào
Hãy so sánh sự khác nhau giữa bộ gen của virut và bộ gen của tế bào?
- Là Axit nuclêic: có thể ADN 1 mạch hay 2 mạch; hoặc ARN 1 mạch hay 2 mạch

- Cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme.
- Bao bọc axit nuclêic để bảo vệ.
b. Vỏ capsit
Vỏ capsit được cấu tạo như thế nào?
virut có vỏ bao bên ngoài vỏ capsit virut có vỏ ngoài
BÀI 29 TIẾT 30 CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
Axit nuclêic
(1)
Capsit
(2)
Vỏ ngoài
Gai glycôprôtêin
(3)
(4)
Virut không có vỏ ngoài virut trần
So sánh đặc điểm khác nhau giữa 2 loại virut trên?
BÀI 29 TIẾT 30 CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT

Nêu cấu tạo của vỏ ngoài?
Tế bào chủ
Thụ thể
Gai glicoprotein
Sự hấp phụ của virut vào tế bào chủ
Gai glicoprotein có tác dụng gì?
* Một số virut có thêm vỏ ngoài là lớp lipit kép và protein
Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicoprotein có nhiệm vụ:

+ kháng nguyên

+ giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ
Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần
Virut hoàn chỉnh gọi là virion
III. HÌNH THÁI:
Căn cứ vào sơ đồ này và kết hợp với SGK trang 115, 116 , em hãy phân biệt 3 dạng cấu trúc của virut.
Hình dạng:
Cấu trúc xoắn:
Cấu trúc khối:
Cấu trúc hỗn hợp:
III. HÌNH THÁI:
Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
- Hình que: Virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại
- Hình cầu: Virut cúm, sởi.
Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều
- Đầu có cấu trúc khối, đuôi có cấu trúc xoắn.
Thể thực khuẩn phagơ T2
CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
Bài 29
- Virut bại liệt
Phiếu học tập
Năm 1957, Franken & Conrat đã tiến hành thí nghiệm trên cây thuốc lá:
Bằng sự hiểu biết
của mình em hãy
mô tả sơ lược về
thí nghiệm trên.
Đối tượng?
Cách tiến hành?
Kết quả?
Tách lõi ARN ra khỏi prôtêin
của 2 chủng A & B.
Lấy axit nuclêic của chủng
A trộn với prôtêin chủng B
được virut lai.
Nhiễm virut lai vào cây thì
cây bị bệnh.
Phân lập từ lá cây bệnh ta
được chủng A.
Tại sao virut phân lập được là chủng A mà không là chủng B?
Em có đồng ý khi nói virut là thể vô sinh?
Có thể nuôi virut trong môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn không?
Hệ gen qui định mọi tính trạng của virut
IV. Phân loại
- Virut được phân loại chủ yếu dựa vào loại axit nucleic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài.
Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại virut?
- Dựa vào axit nuclêic:
+ Virut ADN (virut đậu mùa, virut viêm gan B, virut hecpet…).
+ Virut ARN (virut cúm, virut sốt xuất huyết, virut viêm não Nhật Bản,…).
CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
Bài 29
Cấu trúc vỏ capsit
Virut trần
Virut có vỏ ngoài
Vật chủ
Virut ở người và động vật
Virut ở thực vật
Virut ở vi sinh vật
V. Các virut kí sinh gây bệnh
1. Virut kí sinh ở vi sinh vật (phage)
- Virut kí sinh ở hầu hết VSV nhân sơ (vi khuẩn, xạ khuẩn), VSV nhân chuẩn (nấm men, nấm mốc).
- Tác hại: Gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp VSV như sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính thuốc trừ sâu sinh học.
-Cách phòng tránh:
+ Đảm bảo vô trùng trong quá trình sản xuất.
+ Giống VSV phải sạch virut.
+ Nghiên cứu tuyển chọn VSV kháng virut.
2.Virut kí sinh ở thực vật
- Có khoảng 1000 loài virut gây bệnh cho thực vật.
- Chúng không có khả năng xâm nhập vào TBTV, mà gây nhiễm nhờ côn trùng, truyền qua phấn hoa, hạt và qua các vết xây xát. Lan qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào.
- Tác hại: Gây nhiều bệnh xoăn lá ở cà chua, thân cây bị lùn hay còi cọc.
- Biện pháp: + Chọn giống cây trồng sạch bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng.
+ Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
3. Virut kí sinh ở côn trùng
- Virut có thể kí sinh và gây bệnh cho côn trùng hoăch chỉ tồn tại trong côn trùng. Lúc đó, côn trùng là ổ chứa hoặc là vật trung gian truyền bệnh.
- Tác hại: Chúng kí sinh ở côn trùng ăn lá cây, làm hại cây trồng.
4. Virut kí sinh ở động vật và người
Gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: Bệnh thủy đậu, viêm não Nhật Bản, Cúm H5N1
Không
Không
Không
Không


Không



So sánh sự khác biệt giữa virut & vi khuẩn bằng cách điền chữ có hoặc không vào bảng:
PHẦN CỦNG CỐ
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
1. Hai thành phần cơ bản của virut là:
A. ADN và ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) và vỏ capsit.
B. ADN hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) và vỏ capsit.
C. ADN và vỏ capsit.
D. ARN và vỏ capsit.
2. Điểm nào sau đây không phải của virut:
B. Kí sinh nội bào bắt buộc.
A. Kích thước rất nhỏ, phải đo bằng µm.
C. Một số virut còn có thêm vỏ ngoài.
D. Hệ gen chứa ADN hoặc ARN.
3. Gai glicoprôtêin có nhiệm vụ gì?
A. Làm nhiệm vụ bảo vệ và giúp virut bám vào tế bào.
B. Làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám vào bề mặt tế bào chủ.
C. Bảo vệ virut.
D. Câu A, C đúng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)