Bài 29. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mỹ Lan | Ngày 21/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐÉN DỰ GIỜ THĂM LỚP
Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử
Văn bản nhật dụng: không phải là khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản; nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của nội dung văn bản đó. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại; văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
Gustave Eiffel
tác giả Cầu Long Biên
Ép – phen: Kĩ sư người Pháp, người đã xây dựng tháp Ép – phen nổi tiếng ở thủ đô Pa – ri, nước Pháp.
Bố cục: 3 đoạn
Đoạn 1: ( Từ đầu -> “ ...thủ đô Hà Nội”): Giới thiệu khái quát về cây cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.
Đoạn 2: ( Tiếp theo -> “ ...dẻo dai, vững chắc”): Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
Đoạn3 : ( còn lại) : Khẳng định ý nghĩa của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
Bút kí: là một loại kí ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy tai nghe cùng những cảm nghĩ của mình, được trình bày không chặt chẽ về mặt cốt truyện như trong kí sự nhưng cũng không phóng túng như trong tuỳ bút.
b. Đặc điểm cầu:
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, dài 2290m, nặng 17 nghìn tấn. Toàn bộ cầu gồm 9 nhịp dài, 10 nhịp ngắn.
So với cầu Thăng Long và cầu Chương Dương thì quy mô và tính chất hiện đại của cầu Long Biên không bằng.
Cầu là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Được coi là 1 thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.
a. Chứng nhân trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp
Vẻ đẹp bề thế vững vàng to lớn

Cây cầu như dải lụa,
nặng 17 nghìn tấn,
là thành tựu lớn trong
thời văn minh cầu sắt
Người dân Việt Nam
bị bắt đi làm cầu
lao động vất vả và chết
trong quá trình làm cầu
Được đổi bằng máu và nước mắt.
Cây cầu
Là chứng nhân đau thương
Cầu Long Biên năm 1925
Quân ta tiến về Thủ đô Hà Nội 10-1954
Cầu Hiền Lương, giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền Nam Bắc Việt Nam. (Ảnh tư liệu)
Câu hỏi thảo luận
Để có được cây cầu nhân dân ta đã phải đổi biết bao mồ hôi xương máu vậy tại sao nó lại trở nên thân thương với người dân Hà Nội đến vậy ?
* Những năm chống Pháp
Người dân và trung đoàn thủ đô ra đi bí mật để chiến đấu
Lịch sử bi thương và hùng tráng
 Người chứng kiến
* Những năm chống Mỹ
Những đợt ném bom của đế quốc Mỹ
Cây cầu bị đánh phá dữ dội
 Trực tiếp chịu đau
thương
->Tình cảm yêu thương, gần gũi của tác giả cũng như bao người dân Việt Nam đối với cầu Long Biên
c. Chứng nhân chiến tranh đau thương và anh dũng
Cây cầu Long Biên thời chống Mĩ oanh liệt và oai hùng.
Cầu trở thành mục tiêu ném bom của đế quốc Mĩ.
Đợt thứ nhất: cầu bị đánh 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn.
Đợt thứ hai: cầu bị bắn phá 4 lần, 1000m bị hỏng, 2 trụ lớn bị cắt đứt.
Lần cuối cùng vào năm 1972, cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de.
Trung đoàn 235 pháo cao xạ
chiến đấu bảo vệ cầu Long Biên
Chiến đấu bảo vệ cầu Long Biên ngày 16/5/1967
Rồi những ngày nước lên, gần mấp me thân cầu. Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc trù phú đôi bờ, tôi cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
Nghệ thuật:
Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự và biểu cảm
Nêu số liệu cụ thể
Sử dụng phép so sánh, nhân hoá
Tổng kết:
II. Nội dung
Bài văn đã cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên : chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong thời kì đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.
- Giới thiệu chung về cây cầu
- Hình ảnh cây cầu
+ Đẹp đẽ.
+ To lớn.
+ Bề thế.
+ Vững vàng.
- Cầu Long biên chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng
+ Cuộc khai thác thuộc địa.
+ Những ngày độc lập,hoà bình
+ Những năm chiến tranh.
+ Những ngày nước lũ.
Nối quá khứ – hiện tại - tương lai làm cho người với người xích lại gần nhau hơn.
Nội dung
Nội dung
Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử
Hình ảnh cây cầu đẹp đẽ, bề thế, vững vàng
Cây cầu như một con người chứng kiến và chịu bao đau thương mất mát.
Nối quá khứ – hiện tại – tương lai.
Cầu Thăng Long
Cầu Chương Dương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)