Bài 29. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

Chia sẻ bởi Vương Thuy Anh | Ngày 21/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
Thúy Lan
I. Tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả: Thuý Lan
2. Tác phẩm: là một Văn bản nhật dụng.
3. Thể loại: là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
4. Giải nghĩa từ:
Chứng nhân:


ép-phen:
người làm chứng,
người chứng kiến.
Kiến trúc sư người Pháp,
người thiết kế tháp ép-phen nổi tiếng ở thủ đô Pa-ri, nước Pháp.
Tìm hiểu một số khái niệm có liên quan
Khái niệm Văn bản nhật dụng:
là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý và các tệ nạn xã hội.

Khái niệm về thể loại bút kí:
là một loại kí ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy, tai nghe cùng những cảm nghĩ của mình, được trình bày không chặt chẽ về mặt cốt truyện như trong kí sự, không phóng túng như trong tùy bút.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902)

Đặt tên là cầu Doumer (đọc như đu-me) (tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer).

Dân gian còn gọi là cầu sông Cái.

Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ:

Gustave Eiffel
tác giả Cầu Long Biên
(Thông tin được truy cập trên mạng Internet)
1899 - 1902
Daydé & Pillé
Paris
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn?
5. Bố cục
Đoạn 1: từ đầu ...đến thủ đô Hà Nội.
Tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
Đoạn 2: Cầu Long Biên.vững chắc.
Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
Đoạn 3: phần còn lại.
Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
Cầu Long Biên
Dựa vào văn bản và những hiểu biết của em, hãy nêu quá trình xây dựng và đặc điểm của cầu Long Biên?
1. Giới thiệu Khái Quát về cầu Long Biên.

a. Quá trình xây dựng cầu:
Xây dựng từ năm 1899 đến1902 hoàn thành. do kiến trúc sư người Pháp ép-phen thiết kế.
Cầu khi mới khánh thành mang tên Toàn quyền Pháp: Đu-Me.
Được xây dựng bằng mồ hôi và xương máu của bao con người VN.
b. Đặc điểm cầu:
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, dài 2290m, nặng 17 nghìn tấn. Toàn bộ cầu gồm 9 nhịp dài, 10 nhịp ngắn.
So với cầu Thăng Long và cầu Chương Dương thì quy mô và tính chất hiện đại của cầu Long Biên không bằng.
Cầu là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Được coi là 1 thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.
So sánh với tư liệu qua 2 đọan đọc thêm về cầu Thăng Long và cầu Chương Dương, em hãy nhận xét về quy mô và tính chất của cầu Long Biên?
Cầu Long Biên thời xưa
Cầu Long Biên năm 1925
Từ năm 1902 đến năm 2002, cầu Long Biên giữ vai trò: chứng nhân, người làm chứng sống động của Thủ đô Hà Nội, một thế kỉ đầy đau thương và anh hùng của ND Việt Nam.
Đọc đoạn văn:
"Năm 1945 . nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc."
Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những gì về lịch sử?
2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
a. Sau năm 1945:
Cầu được đổi tên thành cầu Long Biên.
Cầu có 1 tuyến đường sắt chạy giữa, 2 bên là đường ô tô, hành lang ngoài cùng dành cho người đi bộ.
b. Những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau 1954:
Từ trên cầu nhìn xuống: màu xanh của bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối. gợi bao yêu thương, yên tĩnh trong tâm hồn.
Nhìn về phía Hà Nội: ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi bao quyến rũ, khát khao.
Nhìn xuống phía chân cầu: nhớ lại kỉ niệm mùa đông 1946, hình ảnh các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô bí mật rút qua sông Hồng.
-> Chứng minh thêm tính nhân chứng lịch sử của cây cầu, tăng ý vị trữ tình bài viết.
Quân ta tiến về Thủ đô Hà Nội 10-1954
Thực dân Pháp rút quân khỏi Hà Nội 10-1954
c. Cây cầu Long Biên thời chống Mĩ oanh liệt và oai hùng
Cầu trở thành mục tiêu ném bom của đế quốc Mĩ.
Đợt thứ nhất: cầu bị đánh 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn.
Đợt thứ hai: cầu bị bắn phá 4 lần, 1000m bị hỏng, 2 trụ lớn bị cắt đứt.
Lần cuối cùng vào năm 1972, cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de.
Cây cầu rách nát giữa trời, cây cầu sừng sững giữa mênh mông trời nước, những nhịp cầu tả tơi như ứa máu.
Trung đoàn 235 pháo cao xạ
chiến đấu bảo vệ cầu Long Biên
Chiến đấu bảo vệ cầu Long Biên ngày 16/5/1967
d. Những năm tháng lũ lụt:
Nước lên cao mấp mé thân cầu.
Dòng sông Hồng đỏ rực, nước cuồn cuộn chảy nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc trù phú.
Chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
-> Ca ngợi tính chứng nhân lịch sử ở phương diện chống chọi thiên nhiên.
So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích ở trên? Vì sao ở đây, tình cảm của tác giả lại bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn?
Về ngôi kể: ngôi thứ nhất (dùng từ tôi 10 lần)
Về phương thức biểu đạt: miêu tả và biểu cảm
Về cách sử dụng từ ngữ: danh từ, động từ, tính từ mang sắc thái biểu hiện tình cảm.
Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn? Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?
3. Cầu Long Biên - nhịp cầu vô hình nối những con tim
Hiện tại: cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường.
Tương lai: cầu Long Biên sẽ trẻ lại, sống mãi và trở thành điểm dừng chân của khách du lịch năm châu khi đến thăm đất nước VN.
Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.
Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là:
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Có thể thay từ "chứng nhân" bằng "chứng tích" (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không?
4. Tác dụng của phép nhân hóa trong bài văn.
Phép nhân hóa đã đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật vô tri, vô giác:
Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng
Cầu Long Biên đã trở thành người đương thời của bao thế hệ, như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của thủ đô, của đất nước cùng với con người.
Tổng kết.
Nội dung: Hơn một thế kỉ qua, Cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử. Nó là cả một viện bảo tàng sống động về đất nước và con người Việt Nam.
Nghệ thuật: Phép nhân hoá được dùng để gọi cầu Long Biên cùng với lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
Luyện tập
Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến.
Nêu ý nghĩa của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.
Hãy tìm ở địa phương em những di tích hoặc danh lanh thắnh cảnh có thể gọi là nhân chứng lịch sử?
Văn miếu Quốc Tử Giám
hồ gươm
Cầu Hiền Lương, giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền Nam Bắc Việt Nam. (Ảnh tư liệu)
Toàn cảnh cầu hiền lương (?nh ch?p ng�y 2/9/1959).
Dặn dò:
1. Trong ngày nghỉ em hãy đi tham quan cầu Long Biên và viết thu hoạch.
2. Viết một đoạn văn giới thiệu danh lam hoặc di tích ở địa phương em.
Học kĩ bài
Chuẩn bị bài sau: Viết đơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Thuy Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)