Bài 29. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Chia sẻ bởi Nghiem Thu Huong |
Ngày 21/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
I. Đọc hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
? Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng.
Là loại văn bản luôn đề cập đến những vấn đề nóng hổi, bức thiết, mang tính thời sự, nhưng có ý nghĩa lâu dài: Thiên nhiên, môi trường, dân số...
Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản- VBND có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
Đây là bài đầu của cụm VBND gồm: Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ và Động Phong Nha
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tìm hiểu cấu trúc
? Bài văn chia mấy đoạn? Nội dung từng đoạn.
Bài văn chia ba đoạn.
Đoạn 1: Nói tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
Đoạn 2: Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng.
Đoạn 3: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
? Văn bản này tác giả sử dụng phương thức tự sự, miêu tả hay biểu cảm.
( cả ba phương thức trên )
Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
I. Đọc hiểu chú thích.
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tìm hiểu nội dung.
a. Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử.
? Học sinh đọc đoạn 1.
? Em giải thích từ chứng nhân.
? Tại sao tác giả lại đặt tên bài viết như trên.
- Bởi cầu đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội.
?ở đây tác giả sử dụng BPNT gì.
- Nhân hoá- ẩn dụ ( cầu giữ vai trò là chứng nhân- người làm chứng sống động )
? Em hãy giới thiệu về cây cầu.
- Được khởi công xây dựng vào năm 1898 do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ep-phen thiết kế.
? Bên cạnh cầu Long Biên bắc qua sông Hồng giờ đây còn có cây cầu nào khác nữa.
-Cầu Thăng Long và cầu Chương Dương
? Nhưng tại sao cầu Long Biên lại được coi là chứng nhân đau thương của người Việt Nam thuộc địa.
- Vì cầu Long Biên ra đời, chứng kiến những đau thương và anh hùng của thủ đô Hà Nội vừa qua. Và bởi nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người.
Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tìm hiểu nội dung.
a. Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử.
b. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
? Tên gọi đầu tiên là cầu Đu- me. Điều đó có ý nghĩa gì.
- Đu- me là viên toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Tên cầu Đu- me biểu thị quyền lực thống trị của TDP ở Việt Nam.
? Tại sao ngườì viết so sánh cầu như một dải lụa nặng 17000 tấn, uốn lượn vắt ngang qua sông Hồng.
- Cho thây sự tiến bộ của kỹ thuật, của công nghệ làm cầu lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.
? Nhưng mục đích của việc xây cầu có phải mờ mang văn hoá, khoa học cho dân ta không? Vậy mục đích đó là gì.
- Động cơ xây dựng cầu không phải mở mang văn hoá, khoa học, mà mục đích làtiện đường giao thông nhằm khai thác thuộc địa và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
? Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em cảm xúc như thế nào.
- Hình ảnh so sánh gợi lên sự đau xót và căm phẫn- cảnh ăn ở khổ cực của dân phu Việt Nam và cảnh đối xử tàn nhẫn của tư bản Pháp khiến cho hàng nghìn người VN bị chết trong quá trình làm cầu.
Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tìm hiểu nội dung.
b. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
? Đoạn văn này có xuất hiện đại từ nhân xưng nào không.
? Vậy điểm nhìn sự vật ở ngôi thứ mấy? Điểm nhìn ở ngôi này có tác dụng gì.
- Đặc điểm sự vật được trình bày một cách khách quan như điểm nhìn ở ngôi thứ ba.
? Tác giả tả cụ thể về cây cầu nhằm mục đích gì.
- Giúp người đọc có những hiểu biết nhất định về cây cầu.
? Tại sao năm 1945 chúng ta quyết định đổi tên cầu Đu-me thành cầu Long Biên
- Đó là cây cầu thắng lợi của cách mạng tháng 8 dành độc lập tự do cho dân tộc VN. Việc đổi tên có ý nghĩa quan trọng nó chứng tỏ ý thức chủ quyền độc lập của dân tộc ta.
?Bài ca dao và bài hát " ngày về" Đưa vào bài kí có tác dụng gì.
- Mang kỉ niệm hồi đi học, kỉ niệm về mùa đông năm 1946 hình ảnh các chíên sĩ thủ đô hiện lên thật lãng mạn hào hùng và tăng ý vị trữ tình của bài viết.
Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tìm hiểu nội dung.
b. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
- Đó là cây cầu thắng lợi của cách mạng tháng 8 dành độc lập tự do cho dân tộc VN. Việc đổi tên có ý nghĩa quan trọng nó chứng tỏ ý thức chủ quyền độc lập của dân tộc ta.
? Cùng với bức tranh phong cảnh đôi bờ nhìn từ trên cầu Long Biên chứng minh thêm tính lịch sử của cây cầu. Đó là chứng nhân của thời kì nào.
- Nhân chứng của cuộc sống lao động hoà bình.
? Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cầu Long Biên.
- Chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
? Kỉ niệm cây cầu thời chống Mỹ được nhớ lại có gì giống và khác với thời chống Pháp
- So với kỉ niệm thời chống Pháp, kỉ niệm thời chống Mỹ dữ dội, ác liệt, hùng vĩ hơn, hoành tráng hơn, đau thương và anh dũng nhưng tất cả đều gắn với cây cầu lịch sử.
? Em tìm một số chi tiết chứng tỏ sự đau thương nhưng rất anh dũng của cây cầu.
? Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cầu vào những ngày nước lên có ý nghĩa gì.
- Ca ngợi tính chứng nhân lịch sử của cầu ở phương diện chống chọi lại thiên nhiên bão lũ để bảo vệ cuộc sống bình yên củacon người.
? Vì sao người viết thầm cảm ơn cây cầu.
- Vì cây cầu đã bền bỉ, dẻo dai, vững chắc vượt lênđể chiến thắng sự hung bạo của thuỷ thần.
Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tìm hiểu nội dung.
c. Cầu Long Biên- hôm nay và ngày mai.
? Trng sự nghiệp đổi mới chúng ta có thêm cầu Thăng Long và Chương Dương. Lúc này cầu Long Biên mang ý nghĩa chứng nhân gì.
- Nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước.
? Tại sao tác giả không đặt tên"Cầu Long Biên- chứng tích lịch sử" mà lại là" chứng nhân lịch sử"- ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.
- Gọi là chứng nhân- người làm chứng, cách nhân hoá đã đem lại sự sống, linh hồn cho cây cầu.
?" Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam". Câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cây cầu Long Biên và tác giả bài viết này.
- Cầu Long Biên là chứng nhân chotình yêu của mọi người đối với Việt Nam- Là nhịp cầu hoà bình và thân thiện- Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
? Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim.
- Nối nhịp cầu vô hình nơi du khách thăm cầu, truyền tình yêu cây cầu vào trái tim họ, khiến họ hiểu, yêu mến và ngày càng xích lại gần hơn với đất nước Việt Nam. Nhịp cầu sẽ nối trái tim với trái tim
III. Tổng kết và luyện tập.
? Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài văn.
Hơn một thế kỉ qua,cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mẫi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ rêng của Hà Nội mà của cả nước.
Phép nhân hoá được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
Bài tập trắc nghiệm.
Hãy đánh dấu vào các câu trả lời đúng trong các câu sau:
VBND là tên gọi một thể loại văn học.
VBND không phải là tên gọi một thể loại văn học.
VBND là văn bản có nội dung đề cập đến những vấn đề gần gũi, cấp thiết trong đời sống con người và xã hội.
VBND thuộc thể văn báo chí.
VBND có thể thuộc nhiều thể loại như: Truyện, kí, nghị luận, văn bản hành chính, báo chí.
2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào.
Tự sự, miêu tả.
Tự sự, biểu cảm.
Miêu tả, biểu cảm.
Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Thảo luận nhóm
Hướng dẫn luyện tập
Học kĩ bài.
Làm bài phần luyện tập.
Chuẩn bị bài "Viết đơn".
I. Đọc hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
? Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng.
Là loại văn bản luôn đề cập đến những vấn đề nóng hổi, bức thiết, mang tính thời sự, nhưng có ý nghĩa lâu dài: Thiên nhiên, môi trường, dân số...
Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản- VBND có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
Đây là bài đầu của cụm VBND gồm: Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ và Động Phong Nha
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tìm hiểu cấu trúc
? Bài văn chia mấy đoạn? Nội dung từng đoạn.
Bài văn chia ba đoạn.
Đoạn 1: Nói tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
Đoạn 2: Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng.
Đoạn 3: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
? Văn bản này tác giả sử dụng phương thức tự sự, miêu tả hay biểu cảm.
( cả ba phương thức trên )
Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
I. Đọc hiểu chú thích.
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tìm hiểu nội dung.
a. Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử.
? Học sinh đọc đoạn 1.
? Em giải thích từ chứng nhân.
? Tại sao tác giả lại đặt tên bài viết như trên.
- Bởi cầu đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội.
?ở đây tác giả sử dụng BPNT gì.
- Nhân hoá- ẩn dụ ( cầu giữ vai trò là chứng nhân- người làm chứng sống động )
? Em hãy giới thiệu về cây cầu.
- Được khởi công xây dựng vào năm 1898 do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ep-phen thiết kế.
? Bên cạnh cầu Long Biên bắc qua sông Hồng giờ đây còn có cây cầu nào khác nữa.
-Cầu Thăng Long và cầu Chương Dương
? Nhưng tại sao cầu Long Biên lại được coi là chứng nhân đau thương của người Việt Nam thuộc địa.
- Vì cầu Long Biên ra đời, chứng kiến những đau thương và anh hùng của thủ đô Hà Nội vừa qua. Và bởi nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người.
Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tìm hiểu nội dung.
a. Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử.
b. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
? Tên gọi đầu tiên là cầu Đu- me. Điều đó có ý nghĩa gì.
- Đu- me là viên toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Tên cầu Đu- me biểu thị quyền lực thống trị của TDP ở Việt Nam.
? Tại sao ngườì viết so sánh cầu như một dải lụa nặng 17000 tấn, uốn lượn vắt ngang qua sông Hồng.
- Cho thây sự tiến bộ của kỹ thuật, của công nghệ làm cầu lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.
? Nhưng mục đích của việc xây cầu có phải mờ mang văn hoá, khoa học cho dân ta không? Vậy mục đích đó là gì.
- Động cơ xây dựng cầu không phải mở mang văn hoá, khoa học, mà mục đích làtiện đường giao thông nhằm khai thác thuộc địa và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
? Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em cảm xúc như thế nào.
- Hình ảnh so sánh gợi lên sự đau xót và căm phẫn- cảnh ăn ở khổ cực của dân phu Việt Nam và cảnh đối xử tàn nhẫn của tư bản Pháp khiến cho hàng nghìn người VN bị chết trong quá trình làm cầu.
Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tìm hiểu nội dung.
b. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
? Đoạn văn này có xuất hiện đại từ nhân xưng nào không.
? Vậy điểm nhìn sự vật ở ngôi thứ mấy? Điểm nhìn ở ngôi này có tác dụng gì.
- Đặc điểm sự vật được trình bày một cách khách quan như điểm nhìn ở ngôi thứ ba.
? Tác giả tả cụ thể về cây cầu nhằm mục đích gì.
- Giúp người đọc có những hiểu biết nhất định về cây cầu.
? Tại sao năm 1945 chúng ta quyết định đổi tên cầu Đu-me thành cầu Long Biên
- Đó là cây cầu thắng lợi của cách mạng tháng 8 dành độc lập tự do cho dân tộc VN. Việc đổi tên có ý nghĩa quan trọng nó chứng tỏ ý thức chủ quyền độc lập của dân tộc ta.
?Bài ca dao và bài hát " ngày về" Đưa vào bài kí có tác dụng gì.
- Mang kỉ niệm hồi đi học, kỉ niệm về mùa đông năm 1946 hình ảnh các chíên sĩ thủ đô hiện lên thật lãng mạn hào hùng và tăng ý vị trữ tình của bài viết.
Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tìm hiểu nội dung.
b. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
- Đó là cây cầu thắng lợi của cách mạng tháng 8 dành độc lập tự do cho dân tộc VN. Việc đổi tên có ý nghĩa quan trọng nó chứng tỏ ý thức chủ quyền độc lập của dân tộc ta.
? Cùng với bức tranh phong cảnh đôi bờ nhìn từ trên cầu Long Biên chứng minh thêm tính lịch sử của cây cầu. Đó là chứng nhân của thời kì nào.
- Nhân chứng của cuộc sống lao động hoà bình.
? Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cầu Long Biên.
- Chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
? Kỉ niệm cây cầu thời chống Mỹ được nhớ lại có gì giống và khác với thời chống Pháp
- So với kỉ niệm thời chống Pháp, kỉ niệm thời chống Mỹ dữ dội, ác liệt, hùng vĩ hơn, hoành tráng hơn, đau thương và anh dũng nhưng tất cả đều gắn với cây cầu lịch sử.
? Em tìm một số chi tiết chứng tỏ sự đau thương nhưng rất anh dũng của cây cầu.
? Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cầu vào những ngày nước lên có ý nghĩa gì.
- Ca ngợi tính chứng nhân lịch sử của cầu ở phương diện chống chọi lại thiên nhiên bão lũ để bảo vệ cuộc sống bình yên củacon người.
? Vì sao người viết thầm cảm ơn cây cầu.
- Vì cây cầu đã bền bỉ, dẻo dai, vững chắc vượt lênđể chiến thắng sự hung bạo của thuỷ thần.
Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
II. Đọc hiểu văn bản
2. Tìm hiểu nội dung.
c. Cầu Long Biên- hôm nay và ngày mai.
? Trng sự nghiệp đổi mới chúng ta có thêm cầu Thăng Long và Chương Dương. Lúc này cầu Long Biên mang ý nghĩa chứng nhân gì.
- Nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước.
? Tại sao tác giả không đặt tên"Cầu Long Biên- chứng tích lịch sử" mà lại là" chứng nhân lịch sử"- ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.
- Gọi là chứng nhân- người làm chứng, cách nhân hoá đã đem lại sự sống, linh hồn cho cây cầu.
?" Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam". Câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cây cầu Long Biên và tác giả bài viết này.
- Cầu Long Biên là chứng nhân chotình yêu của mọi người đối với Việt Nam- Là nhịp cầu hoà bình và thân thiện- Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
? Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim.
- Nối nhịp cầu vô hình nơi du khách thăm cầu, truyền tình yêu cây cầu vào trái tim họ, khiến họ hiểu, yêu mến và ngày càng xích lại gần hơn với đất nước Việt Nam. Nhịp cầu sẽ nối trái tim với trái tim
III. Tổng kết và luyện tập.
? Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài văn.
Hơn một thế kỉ qua,cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mẫi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ rêng của Hà Nội mà của cả nước.
Phép nhân hoá được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
Bài tập trắc nghiệm.
Hãy đánh dấu vào các câu trả lời đúng trong các câu sau:
VBND là tên gọi một thể loại văn học.
VBND không phải là tên gọi một thể loại văn học.
VBND là văn bản có nội dung đề cập đến những vấn đề gần gũi, cấp thiết trong đời sống con người và xã hội.
VBND thuộc thể văn báo chí.
VBND có thể thuộc nhiều thể loại như: Truyện, kí, nghị luận, văn bản hành chính, báo chí.
2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào.
Tự sự, miêu tả.
Tự sự, biểu cảm.
Miêu tả, biểu cảm.
Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Thảo luận nhóm
Hướng dẫn luyện tập
Học kĩ bài.
Làm bài phần luyện tập.
Chuẩn bị bài "Viết đơn".
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nghiem Thu Huong
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)