Bài 28. Vùng Tây Nguyên

Chia sẻ bởi Trần Mậu Bảo Duy | Ngày 26/04/2019 | 96

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Vùng Tây Nguyên thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

GIA LAI CỦA CHÚNG EM
TRẦN MẬU BẢO DUY
Nội dung
Vị trí địa lí
Lịch sử
Danh thắng
Điều kiện tự nhiên
Dân số
Giao thông
Đặc sản
Vị trí địa lí
Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển. Tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58`20" đến 14°36`30" vĩ bắc, từ 107°27`23" đến 108°54`40"kinh đông. Phía Đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Cam-pu-chia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km. Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum
Gia Lai có vị trí địa lí như thế nào?
Lịch sử
Tỉnh Gia Lai ngày nay xưa kia là địa bàn sinh sống lâu đời của các dân tộc Jrai, Bahnar có tập quán sống thành từng làng. Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ lên Tây nguyên, các dân tộc Gia Lai đang ở giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ chuyển sang giai đoạn xã hội có giai cấp.
Từ những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XĨX, các giáo sĩ người Pháp bắt đầu truyền đạo ở khu vực cư trú của người Bahnar thuộc xã Hà Tây thuộc huyện Chư Pah và xã Hà Đông thuộc địa phận huyện Đak Đoa ngày nay. Lúc này người Pháp ngày càng tiến sâu vào Bắc Tây Nguyên, đồng thời tạo nên những xáo trộn mới bằng những chính sách chia để trị, dựa vào nhóm này để chống nhóm khác, chia rẽ Kinh - Thượng, chia rẽ các dân tộc trong tỉnh, trong khu vực với nhau.
Gia lai có lịch sử như thế nào?
Danh thắng
- Gia lai có rất nhiều danh thắng nổi tiếng, đẹp và hấp dẫn thu hút nhiều khách du lịch như:
+ Chùa Minh Thành
+ Biển Hồ
+ Thác Phú Cường
+ Thủy Điện Ialy
+ Hồ Ayun Hạ
+ Nhà lao Pleiku ….


Gia Lai có những danh thắng nào?
Chùa Minh Thành
Chùa Minh Thành nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2Km tọa lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chùa Minh Thành được xem là điểm tham quan hấp dẫn của thành phố Pleiku - Gia Lai.
Biển Hồ
Hồ T’nưng hay Biển Hồ hoặc hồ Ea Nueng là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14, nằm trên cao nguyên địa hình bằng phẳng cao khoảng 500 mét so với mực nước biển.
Thác Phú Cường
Thác thuộc xã Dun huyện Chư Sê, cách TP Pleiku 45km về phía Tây Nam, thác có độ cao cột nước khoảng 45m, đã từ lâu thác Phú Cường được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, thảm thực vật xanh tốt, nằm trên dòng chảy suối Ia Peet đổ ra sông Ayun về hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Khu vực thác Phú Cường đang được ngành du lịch lập quy hoạch chi tiết cho phát triển du lịch.
Thủy Điện Ialy
Công trình thủy điện Ia Ly được xây dựng trên sông Sê San, một con sông lớn Tây Nguyên. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, lớn thứ hai sau thủy điện Hòa Bình, với công suất 720MW và sản lượng điện trung bình 3,7 tỷ Kwh.

Quá trình xây dựng và vận hành Nhà máy Thuỷ điện Ia Ly có ảnh hưởng lớn đối với đời sống KT - VH - XH... đối với Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, đã tạo cho hàng chục nghìn lao động của địa phương, góp phần nâng cao dân trí của đồng bào trong vùng.
Hồ Ayun Hạ
Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chưa A Thai - huyện Ayun Pa, cách Tp. Pleiku 70km về phía Tây. Vùng ngập chính của hồ thuộc địa phận xã HBông huyện Chư Sê.

Nhà Lao Pleiku
Di tích ở trung tâm Tp Pleiku, cách Bưu điện tỉnh Gia Lai khoảng 300m về phía Nam có thể đến Di tích bằng các loại phương tiện xe ôtô, môtô hoặc đi bộ. Năm 1925, người Pháp cho xây cất Nhà lao Pleiku để giam giữ tù thường phạm, chủ yếu là người dân tộc. Đến năm 1940 phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc phát triển mạnh mẽ, lúc bấy giờ thực dân Pháp đã dùng nơi này để giam giữ những người yêu nước.
Điều kiện tự nhiên
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng từ đông sang tây, với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Địa hình Gia Lai có thể chia thành 3 dạng chính là địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng. Trong đó, Cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai, với hai cao nguyên là Cao nguyên Kon Hà Nừng và Cao nguyên Pleiku. Địa hình thứ hai là địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách mạnh, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như các cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có núi. Địa hình thứ ba là Các vùng trũng, những vùng này sớm được con người khai thác để sản xuất lương thực. Hầu hết các vùng trũng nằm ở phía đông của tỉnh. Ngoài ra đất đai Gia Lai được chia làm 26 loại khác nhau, gồm 7 nhóm chính
Gia Lai có điều kiện tự nhiên như thế nào?
Dân số
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Gia Lai đạt gần 1.322.000 người, mật độ dân số đạt 85 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 399.900 người, dân số sống tại nông thôn đạt 922.100 người. Dân số nam đạt 671.200 người, trong khi đó nữ đạt 650.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 17,2 ‰
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Gia Lai có 38 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm nhiều nhất với 713.403 người, người Gia Rai có 372.302 người, người Ba Na có 150.416 người, người Tày có 10.107 người, người Nùng có 10.045 người, tiếp theo là người Mường có 6.133 người, người thái có 3.584 người, người Dao có 4.420 người, cùng các dân tộc ít người khác như Người Mông, người Hoa, người Ê Đê
Gia lai có dân sos như thế nào?
Giao thông
Giao thông Gia Lai khá thuận lợi không những về đường bộ mà còn cả đường hàng không. Tỉnh có Quốc lộ 14 nối các tỉnh Đắk Lắk, Kontum thông đến Đà Nẵng,thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tuyến đường Hồ Chí Minh đã rút ngắn khoảng cách từ Gia Lai đến các trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. Các tuyến Quốc lộ 19 xuống thành phố Quy Nhơn, thuộc Bình Định, Quốc lộ 25 đến Tuy Hoà, thuộc địa phận tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, Sân bay Pleiku của Gia Lai, có đường bay nối Pleiku với các thành phố lớn là Đà Nẵng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Giao thông Gia lai phát phát triển như thế nào?
Đặc sản
- Gia lai có nhiều đặc sản nổi tiếng như:
+ Phở Khô Gia Lai
+ Cơm Lam Tây Nguyên
+ Măng Chua Rừng
+ Canh Lá Bép
+ Cá Chốt
+ Lẩu Lá Rừng
+ Bún Mắm Cua
Gia lai có những đặc sản gì?
Phở Khô Gia Lai
Phở khô Gia Lai dùng thịt bò trần và nạc heo băm nhỏ. Phở ăn kèm tương và sa tế rất hợp vị. Người Gia Lai xem món phở khô như một phần không thể thiếu trong nét văn hóa ẩm thực của nơi này.
Phở khô là sự kết hợp của hai nguyên liệu: thịt heo và bò trong cùng một món ăn. Để có nước lèo trong, ngọt, người ta nấu xương heo và bò trong nồi nước lèo và phải giữ lửa liu riu khoảng 5-7 giờ để ninh xương thì nước lèo mới ngọt đậm, và phải canh hớt bọt liên tục.
Cơm Lam Tây Nguyên
Đặc sản của vùng đất bazan ấy được làm từ gạo nếp ngâm lẫn với lá thơm đêm trước, cho vào ống nứa non. Khi gạo đã đầy hai phần ba ống, người “đầu bếp” khéo léo đổ nước suối mát lạnh đựng trong những cái bầu khô đen bóng dốc vào từng ống một. Người ta tước những thẻ lá chuối già hườm hườm vàng đã tai tái héo bởi hơi nóng lửa hơ và bắt đầu vê từng cái nút cho từng ống nứa.
Những chiếc ống sau khi đã nạp đủ gạo và nước, được vùi vào bếp tro hồng. Tiếng những hạt lửa nhỏ nổ, tiếng nước reo li ti trong ống nghe thật ấm áp. Những hạt gạo dẻo bắt đầu giữ rịt lấy nhau, nước từ thành ống nứa ngấm dần vào từng hạt gạo….
Măng Chua rừng
Trong những miếng ngon của rừng, măng chua cũng là một món ăn khoái khẩu của đồng bào dân tộc. Măng tươi giã dập với ớt rồi đem ủ trong chộ sành, khoảng hai tuần sau, măng chua đến độ vừa dùng. Miếng măng giòn tan, cả nước lẫn cái đều có vị chua, cay, đắng, ngọt. Măng chua nấu với cá trê, măng chua nấu gà khiến bạn ăn quên no…
Khoảng tháng 5 Âm lịch, mùa mưa bắt đầu cũng là lúc rừng le cho những búp măng non ngon ngọt. Măng sau khi hái về thái mỏng, phơi nắng hoặc sấy lò, làm thành món đặc sản không phải ở đâu cũng có được
Canh Lá Bép
Loại lá rừng kỳ lạ có vị ngọt lợ nên được người dân gọi với cái tên dân giã: lá mì chính. Nếu vội, chỉ cần hái lá bép, rửa sạch nấu nồi canh suông cùng muối, nước lã là đã có cái chan chan, húp húp ngon lành.
Sang hơn, làm món canh cua lá bép, ngon không kém canh cua rau đay mồng tơi của miền đồng bằng. Lá bép nấu với cá vừa làm cho nước ngọt, cá thêm đậm đà, bổ dưỡng, lại thanh mát và thơm mùi rừng khó quên.
Người lần đầu lên đây tò mò muốn thử, những người đã từng sống và chiến đấu một thời vùng rừng thiêng, nước độc khi ăn canh cua lá bép dễ nhớ một thời hoa lửa, đói kém mà đầy lòng tin.
Cá Chốt
Cá chốt thuộc họ cá da trơn, thịt có màu vàng óng hoặc trắng, chỉ sống ở những khe đá tại khu vực nước chảy xiết, mực nước sâu từ 7 đến 7,5 m quanh lưu vực sông Ba và sông Ayun thuộc vùng đất phía Nam tỉnh Gia Lai.
Thưởng thức món cá chốt ngon nhất là vào khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch. Lúc này Tây Nguyên vào mùa lũ, nước chảy xiết nên cá chốt thường bơi ngược dòng. Món canh chua cá chốt rất ngọt, người dân cho rằng không loài cá nào sánh kịp. Để ăn với cơm, người ta thường kho tộ với mắm, tiêu (tiêu hạt xanh càng tốt), ớt, hành… Món này ăn với loại gạo dẻo của đồng bào J’rai bản địa thì chẳng còn chỗ nào để chê, nhất là trong những ngày giá rét.
Lẩu Lá rừng
Đến với Tây Nguyên đại ngàn, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ còn cảm nhận được Tây Nguyên qua những chiếc lá. Đó không chỉ là hương vị mà thiên nhiên dành tặng cho con người mà còn là hương vị của quê hương, xứ sở thông qua món đặc sản của đồng bào Tây Nguyên – Lẩu lá rừng.
Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Bún Mắm Cua
Bún mắm cua là món “độc” của phố núi Pleiku. Có thể người nghe qua cái tên sẽ mường tượng ra một món ăn… “tương tự” với bún riêu cua hay canh bún. Thật ra, ngoài nguyên liệu là cua đồng, thì bún mắm cua xứ núi rất khác biệt, từ hình thức đến cách chế biến, đặc biệt là cái mùi khẳm đặc trưng mà người đã thích rồi đâm ra ghiền, còn người đã không chịu được thì phải… xách dép chạy dài.
Khi ăn cho bún vào tô, chan nước bún và măng vào. Tùy theo sở thích của mỗi người, có người khi ăn cho thêm chả, nem chua hay bóng lợn cắt nhỏ chiên giòn, bánh phồng tôm nhưng nhất định phải có trái ớt tươi và dĩa rau sống gồm: xà lách, húng thơm, ngổ, quế, giá, và bắp chuối. Nếu “chịu” được mùi, thì người ăn sẽ không bao giờ quên vị mặn mà của mắm cua, vị ngọt của măng.
CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ ĐÃ QUAN TÂM
XIN CẢM ƠN VÀ HEN GẶP LẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Mậu Bảo Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)