Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Chia sẻ bởi Trần Vân Anh | Ngày 10/05/2019 | 151

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 28: truyền thống yêu nước của dân tộc việt nam



Trải qua lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài, oanh liệt, dân tộc việt nam đã làm nên bao sự tích anh hùng để từ đó tạo nên những truyền thống tốt đẹp trong đó nổi lên truyền thống yêu nước - một truyền thống cao quý vừa được hun đúc và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử, vừa thắm đươm sâu sắc vào cuộc sống ngày càng vươn cao dân tộc.
I. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam
Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: Tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn rau cắt rốn
Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang-Âu Lạc Những tình cảm gắn bó mang tính địa phuơng phát triển thành tình cảm rộng lớn đó chính là lòng yêu nước.
ở thời Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiển rõ nét
hơn như trong các cuộc kháng chiến:
- khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
- Khởi nghĩa Lí Bí (năm 542)
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905)
- Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 936.
Lòng yêu nước còn được thể hiện qua ý thức bảo vệ những di sản văn hoá của dân tộc.
Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng .
==> Từ đó hình thành và khắc sâu truyền thống yêu nước Việt Nam.
II. Phát triển và tôI luyện truyền thống yêu nước trong thời kì phong kiến độc lập.
Thế kỉ X, trong bối cảnh đất nước ta trở lại độc lập và tự chủ, với tiếng nói, phong tục tập quán riêng, tình yêu nước vẫn được phát triển và tôi luyện. Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc kinh tế của nước ta đã trở nên lạc hậu và đói kém, và các thế lực phương Bắc vẫn không từ bỏ ý định xâm lược nước ta.


Trong hoàn cảnh đó, tình yêu nước đã được biểu hiện bởi:
- ý thức vươn lên xây dựng, phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hoá đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc.
- Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người dân Việt.
- ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân - mang yếu tố nhân dân.
Ta có thể thấy rất rõ điều này trong đoạn hội thoại sau:

III. Nét đặctrưng của truyền thống yêu nước việt nam dưới thời phong kiến
Dân tộc Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh để giành lại độc lập dân tộc.
Trong hoan cảnh đó nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua bao gian khổ, chiến đấu anh dũng và đã giành thắng lợi.
Chính vì thế lòng yêu nước đã trở nên cao thượng hơn bao giờ hết.
Vì vậy đấu tranh chống giặc ngoại xâm đă trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vân Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)