Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Chia sẻ bởi Cao Cong Danh | Ngày 10/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 28: TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN.
1. SỰ HÌNH THÀNH CỦA TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VIỆT NAM:
Truyền thống yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu nước.
Lòng yêu nước bắt đầu hình thành từ những tình cảm gần gũi.
Văn Lang – Âu Lạc: Tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn: lòng yêu nước.
Thời kì Bắc thuộc lòng yêu nước thể hiện rõ hơn:
+ Chống ngoại xâm→ độc lập, tự chủ.
+ Đấu tranh bảo vệ di sản văn hoá dân tộc.
+ Thờ cúng anh hùng dân tộc đấu tranh chống ngoại xâm.
→ Lòng yêu nước được khắc sâu trở thành truyền thống yêu nước.

2. PHÁT TRIỂN VÀ TÔI LUYỆN TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC TRONG CÁC THỜI KÌ PHONG KIẾN ĐỘC LẬP:
a) Bối cảnh lịch sử:
Độc lập, tự chủ.
Kinh tế lạc hậu, đói nghèo.
Các thế lực phong kiến Phương Bắc chưa từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta.
Yêu cầu: dựng nước và giữ nước → Truyền thống yêu nước được phát huy cao độ.


b) Biểu hiện:
Ý thức vươn lên để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ phát triễn xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc.
Đoàn kết mọi tầng lóp, mọi dân tộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Ý thức vì dân thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ.

3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến:
- Đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Cong Danh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)