Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hồng Thương | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC EM HỌC SINH
Mời các em xem đoạn video và trả lời câu hỏi:


Nhân dân trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài đã có phản ứng như thế nào?

Mời các em xem đoạn video và trả lời câu hỏi:


Nhân dân trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài đã có phản ứng như thế nào?

BÀI 28 : TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam.

Nhóm 1: Sưu tầm tranh ảnh, ca dao, thơ ca nói về truyền thống, truyền thống yêu nước Việt Nam



a,Khái niệm
Em hiểu thế nào về khái niệm truyền thống và truyền thống yêu nước?
b, Quá trình hình thành
Vậy lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu ?
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như tình yêu gia đình, yêu quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó.
Quê hương – Đỗ Trung Quân
...
Quê hương là chùm khế ngọt 
Cho con trèo hái mỗi ngày 
Quê hương là đường đi học 
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc 
Tuổi thơ con thả trên đồng 
Quê hương là con đò nhỏ 
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ 
Mẹ về nón lá nghiêng che 
.....
Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)
Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. [....] Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc [...]
SAO CHIẾN THẮNG
TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN (Nguyễn Việt Chiến)
Từ khi hình thành quốc gia Văn Lang, Âu Lạc thì quá trình lao động, giao lưu và giúp đỡ lẫn nhau thường xuyên diễn ra trên đất nước đã phát huy những tình cảm yêu thương, gắn bó mang tính chất địa phương trước đây thành tình cảm rộng lớn bao quát hơn – lòng yêu nước.
Trong quá trình chiến đấu chống giặc ngoại xâm – lòng yêu nước đạt bước phát triển mới.
=> Như vậy, dựa trên cơ sở lòng yêu nước, truyền thống yêu nước được hình thành trong quá trình lao động và chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
c, Biểu hiện

Nhóm 2 :Sưu tầm tranh ảnh và kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc, Nêu biểu hiện của lòng yêu nước Việt Nam qua các cuộc khởi nghĩa đó.
- Ý thức bảo vệ những di sản văn hóa dân tộc
Trống đồng
Đền thờ Lý Nam Đế (Hoài Đức – Hà Nội)
- Lòng tự hào về những chiến công, tôn trọng các vị anh hùng chống đô hô
Đền thờ hai Bà Trưng tại Mê Linh
2.Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập

a, Hoàn cảnh
Em hãy nêu bối cảnh lịch sử thời kì này và cho biết bối cảnh ấy đặt ra điều gì?
b, Biểu hiện

Nhóm 3: trình bày biểu hiện của sự phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập
Lễ tịch điền
Phố Hiến
Thăng Long 36 phố phường
- Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Phong tục ăn trầu, nhuộm răng vẫn được gìn giữ
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (TK X - XIX)
- Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Viêt
- Ý thức đoàn kết,đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân,đoàn kết tất cả các tộc người trên đất nước Việt Nam
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
người trong một nước phải thương nhau cùng”,
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng,tuy rằng khác giống nhưng chung một loài”

- Lòng tự hào dân tôc biết ơn tổ tiên
- Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân
Tại sao nói yêu nước lại gắn liền với thương dân?
“...Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo...”

(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
“Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” là “thượng sách để giữ nước”

(Trần Hưng Đạo)
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Hồ Chí Minh
3.Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

Nhóm 4: Trình bày nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
=
=
" Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Tại sao có thể xem nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc?
" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"
Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay các em cần phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? Cho ví dụ cụ thể?
Cố gắng học thành tài để xây dựng quê hương, để không phụ công ơn cha mẹ và thầy cô đã hết lòng nuôi nấng, giảng dạy các em.
Bài tập củng cố
Câu 1.Những yếu tố hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam là
Ý thức tự hào về văn hóa, lịch sử dân tộc.
Mối đoàn kết, yêu thương từ thuở dựng nước, cùng nhau đoàn kết chống quân xâm lược.
Yêu ông bà, cha mẹ, quê hương, xóm làng.
Cả ba ý trên
D. Cả ba ý trên
Câu 2. Tại sao yêu nước lại gắn liền với thương dân?
Dân là nguồn gốc của sức mạnh, cội rễ thành công
Nhân dân là lực lượng chiếm số đông trong xã hội
Nhân dân là người nuôi sống xã hội
Cả B và C.
A. Dân là nguồn gốc của sức mạnh, cội rễ thành công.
Bài tập về nhà
Học bài.
Trả lời câu hỏi trong SGk/140
Tìm hiểu nội dung bài 29:
+ Thế nào là cuộc cách mạng tư sản?
+ Diễn biến và kết quả của cách mạng tư sản Anh?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Hồng Thương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)