Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Chia sẻ bởi Thanh Tam | Ngày 10/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 10A2
? Qúa trình xây dựng và phát triển đất nước có thể chia thành mấy thời kì (TK VII TCN – nửa đầu TK XIX)?
Đó là những thời kì nào?
CÁC THỜI KÌ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC:

+ Thời kỳ dựng nước đầu tiên (TK VII TCN - TK II TCN)
+ Thời kỳ phong kiến độc lập ( TK X – XV)
+ Thời kỳ đất nước bị chia cắt (TK XVI – XVIII)
+ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Em hiểu thế nào về hai khái niệm: truyền thống và truyền thống yêu nước?
Em hãy kể tên một vài truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam?
Truyền thống yêu nước, lao động cần cù, hiếu học, đoàn kết,…
1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước
Việt Nam
1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước
Việt Nam
*Khái niệm:
- Truyền thống: là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán... được hình thành trong quá trình lịch sử của một dân tộc, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
- Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.
*Cơ sở hình thành truyền thống yêu nước:

Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm giản dị, gần gũi của mỗi con người.
Đứng trước những thử thách của nạn xâm lăng, tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển lòng yêu nước.
1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước
Việt Nam
*Biểu hiện:
- Nhiều cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược phương Bắc đã nổ ra.
- ND giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc: ngôn ngữ, phong tục, tập quán…
- ND lập đền thờ ở nhiều nơi để thờ các vị anh hùng có công trong các cuộc kháng chiến chống đô hộ.
→ Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước
Việt Nam
Nêu những biểu hiện của lòng yêu nước trong thời Bắc thuộc?
Kể tên các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc?
2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập
*Bối cảnh lịch sử:
Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, đất nước trở lại độc lập, tự chủ nhưng nền kinh tế lạc hậu, đói nghèo.
Các triều đại phương Bắc vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược các nước ở phương Nam.
Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong quá trình phân hóa mạnh mẽ.
Nêu bối cảnh lịch sử của các thế kỉ
X – XV?
*Biểu hiện
Ý thức vươn lên xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc.
Tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc trước kẻ thù xâm lược.
Truyền thống yêu nước luôn gắn liền với ý thức đoàn kết toàn dân.
Truyền thống yêu nước dần dần mang yếu tố nhân dân, vì dân và thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ.
2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập
Lòng yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập được biểu hiện ra sao?
Kể tên một số cuộc kháng chiến tiêu biểu trong các
thế kỉ X – XIX?
3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến
- Truyền thống yêu nước gắn liền công cuộc chống ngoại xâm và bảo vệ độc lập dân tộc.
→ Truyền thống yêu nước luôn được giữ gìn và phát huy song song với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là gì?
Vì sao có thể khẳng định như vậy?
Lòng yêu nước được thể hiện thế nào trong quá trình xd đất nước hiện nay?
Trách nhiệm của HS với việc xây dựng, phát triển đất nước?
Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Việt Nam đứng trước những khó khăn, thử thách lớn : nguy cơ tụt hậu, cạnh tranh khốc liệt với bên ngoài, nguy cơ đánh mất bản sắc truyền thống của dân tộc….
→ Vì vậy truyền thống yêu nước cần phải được phát huy cao độ hơn nữa.
ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG TẠI MÊ LINH
Đền thờ Bà Triệu (Thanh Hóa)
Đền thờ Lý Nam Đế (Hoài Đức – Hà Nội)
Đền thờ Triệu Quang Phục (Nam Định)
ĐỀN THỜ NGÔ QUYỀN (SƠN TÂY – HÀ NỘI)
Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (TK X - XIX)
Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn
... “Vùng đất ấy rộng mà bằng phẳng, cao mà sáng sủa, dân cư không phải chịu khổ cực vì tăm tối lụt lội, vạn vật tươi tốt phong phú. Nhìn khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời...”
“...Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo...”

(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

“Cổ lai quốc dĩ dân vi bản”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” là “thượng sách để giữ nước”

(Trần Hưng Đạo)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Tam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)