Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
Chia sẻ bởi Trần Đình Huy |
Ngày 10/05/2019 |
145
Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 10 P
- Một thương tóc bỏ đuôi gà.
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba thương má lúm đồng tiền.
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
- Năm quan mua lấy miệng cười.
Mười quan chẳng tiếc, miệng người răng đen.
( Ca dao)
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.( ca dao)
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tiến gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
Tiết 35: BÀI 28: TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
Tiết 35. Bài 28.
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến.
Khái niệm:
- Truyền thống: là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử, lưu truyền từ xưa đến nay.
- Truyền thống yêu nước: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử
Em hiểu thế nào về hai khái niệm: Truyền thống và truyền thống yêu nước?
1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam.
a. Nguồn gốc hình thành truyền thống yêu nước
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như tình yêu gia đình, yêu quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó.
- Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập cũng đã vun đắp lên lòng yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc.
b. Biểu hiện lòng yêu nước qua thời kì bắc thuộc.
-Từ thời Văn Lang- Âu Lạc: lòng yêu nước đã sớm được hình thành
-Thời Bắc Thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn:
+ Qua ý thức đấu tranh đòi độc lập, tự chủ
+ Qua ý thức: bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.
+ Lòng tự hào: về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.
Lòng yêu nước thời kì Bắc thuộc được biểu hiện như thế nào?
2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập.
a. Bối cảnh lịch sử.
- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.
- Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.
- Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm lược Phương Nam.
=> Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy tôi luyện.
b. Biểu hiện.
- Yêu nước gắn liền với tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Yêu nước gắn với ý thức vươn lên xây dựng, phát triển đất nước:
+ Kinh tế tự chủ.
+ Chính trị độc lập.
+ Văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc.
Yêu nước gắn với ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, đoàn kết tất cả các tộc người trên đất nước Việt Nam.
- Yêu nước gắn với ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân – mang yếu tố nhân dân.
Trần Hưng Đạo khẳng đinh:
“Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” là “thượng sách để giữ nước”
Nguyễn Trãi:
“Nhớ thủa Lam Sơn đọc võ kinh; Bấy giờ chí đã ở dân lành” thì người dân lao động cũng hiểu “Mến người có nhân là dân; chở thuyền, lật thuyền cũng là dân”
Hồ chủ tịch đã từng nói:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam
Tô Vĩnh Diện
Mẹ Nguyễn Thị Thứ
Trịnh Văn Bô
Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch)
Hiện nay, truyền thống yêu nước được biểu hiện như thế nào?
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hiếu kính với ông bà, cha mẹ
Đem tri thức đi xây dựng quê hương
Học tập để xây dựng đất nước
" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 1. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được định hình từ khi nào?
A. Thời Bắc thuộc. B. Thời Lê sơ.
C. Thời Ly, Trần. D. Thời Văn Lang – Âu Lạc.
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 2. Nhiệm vụ của nước ta thời kì phong kiến độc lập là
A. dựng nước và giữ nước.
B. phát triển kinh tế, văn hóa.
C. chống giặc ngoại xâm.
D. đoàn kết toàn dân.
Câu 3. Nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước thời phong kiến là
A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ.
B. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Giai cấp thống trị tiến bộ yêu nước, thương dân.
D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ, văn hóa đậm đà bản sắc.
Câu 4. Sự nghiệp dựng nước và giữ nước hiện nay của nước ta là nhiệm vụ của
A. dân tộc Kinh.
B. Đảng cộng sản Việt Nam.
C. toàn thể nhân dân Việt Nam.
D. nhân dân Việt Nam và thế giới.
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng yêu cầu đặt ra đối với các triều đại ở nước ta trong thời kì phong kiến độc lập?
A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ.
B. Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
C. Xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc.
D. Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp địa chủ đối với nông dân.
DẶN DÒ
Hãy sưu tầm những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Viết một đoạn văn ngắn về lòng yêu nước.
Giờ sau kiểm tra 1 tiết học các phần sau:
+ Kháng chiến chống Tống lần 1, 2
+ Ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên.
+ Khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X- XV.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em!
CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 10 P
- Một thương tóc bỏ đuôi gà.
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba thương má lúm đồng tiền.
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
- Năm quan mua lấy miệng cười.
Mười quan chẳng tiếc, miệng người răng đen.
( Ca dao)
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Thương nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.( ca dao)
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tiến gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
Tiết 35: BÀI 28: TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
Tiết 35. Bài 28.
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến.
Khái niệm:
- Truyền thống: là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử, lưu truyền từ xưa đến nay.
- Truyền thống yêu nước: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử
Em hiểu thế nào về hai khái niệm: Truyền thống và truyền thống yêu nước?
1. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam.
a. Nguồn gốc hình thành truyền thống yêu nước
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như tình yêu gia đình, yêu quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó.
- Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập cũng đã vun đắp lên lòng yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc.
b. Biểu hiện lòng yêu nước qua thời kì bắc thuộc.
-Từ thời Văn Lang- Âu Lạc: lòng yêu nước đã sớm được hình thành
-Thời Bắc Thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn:
+ Qua ý thức đấu tranh đòi độc lập, tự chủ
+ Qua ý thức: bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.
+ Lòng tự hào: về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.
Lòng yêu nước thời kì Bắc thuộc được biểu hiện như thế nào?
2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập.
a. Bối cảnh lịch sử.
- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.
- Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.
- Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm lược Phương Nam.
=> Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy tôi luyện.
b. Biểu hiện.
- Yêu nước gắn liền với tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Yêu nước gắn với ý thức vươn lên xây dựng, phát triển đất nước:
+ Kinh tế tự chủ.
+ Chính trị độc lập.
+ Văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc.
Yêu nước gắn với ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, đoàn kết tất cả các tộc người trên đất nước Việt Nam.
- Yêu nước gắn với ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân – mang yếu tố nhân dân.
Trần Hưng Đạo khẳng đinh:
“Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” là “thượng sách để giữ nước”
Nguyễn Trãi:
“Nhớ thủa Lam Sơn đọc võ kinh; Bấy giờ chí đã ở dân lành” thì người dân lao động cũng hiểu “Mến người có nhân là dân; chở thuyền, lật thuyền cũng là dân”
Hồ chủ tịch đã từng nói:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam
Tô Vĩnh Diện
Mẹ Nguyễn Thị Thứ
Trịnh Văn Bô
Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch)
Hiện nay, truyền thống yêu nước được biểu hiện như thế nào?
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hiếu kính với ông bà, cha mẹ
Đem tri thức đi xây dựng quê hương
Học tập để xây dựng đất nước
" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 1. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được định hình từ khi nào?
A. Thời Bắc thuộc. B. Thời Lê sơ.
C. Thời Ly, Trần. D. Thời Văn Lang – Âu Lạc.
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 2. Nhiệm vụ của nước ta thời kì phong kiến độc lập là
A. dựng nước và giữ nước.
B. phát triển kinh tế, văn hóa.
C. chống giặc ngoại xâm.
D. đoàn kết toàn dân.
Câu 3. Nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước thời phong kiến là
A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ.
B. Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Giai cấp thống trị tiến bộ yêu nước, thương dân.
D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ, văn hóa đậm đà bản sắc.
Câu 4. Sự nghiệp dựng nước và giữ nước hiện nay của nước ta là nhiệm vụ của
A. dân tộc Kinh.
B. Đảng cộng sản Việt Nam.
C. toàn thể nhân dân Việt Nam.
D. nhân dân Việt Nam và thế giới.
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng yêu cầu đặt ra đối với các triều đại ở nước ta trong thời kì phong kiến độc lập?
A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ.
B. Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
C. Xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc.
D. Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp địa chủ đối với nông dân.
DẶN DÒ
Hãy sưu tầm những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Viết một đoạn văn ngắn về lòng yêu nước.
Giờ sau kiểm tra 1 tiết học các phần sau:
+ Kháng chiến chống Tống lần 1, 2
+ Ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên.
+ Khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X- XV.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Đình Huy
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)