Bài 28. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Lò Thị Hoa | Ngày 24/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM VÀO NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
KẾT CỤC CỦA CÁC ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH
Bài 28
Giáo viên thực hiện:
HOÀNG THỊ LAN HƯƠNG
LỊCH SỬ 8
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
Bài 28
- Kinh tế, xã hội rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Biểu hiện của sự khủng hoảng về kinh tế và xã hội?
- Kinh tế: Nông nghiệp, thủ côngnghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
- Xã hội:
+ Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
+ Mâu thuẫn giai cấp gay gắt ((Nông dân >< phong kiến) )
Lược đồ
Phong trào nông dân khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỷ XIX
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở BẮC NINH DO NGUYỄN THỊNH (CAI TỔNG VÀNG) LÃNH ĐẠO-1862
Lược đồ
Phong trào nông dân khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỷ XIX
CUỘC NỔI DẬY CỦA ĐỒNG BÀO THỔ Ở TUYÊN QUANG DO NÔNG HÙNG THẠC CHỈ HUY-
9/1862
Lược đồ
Phong trào nông dân khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỷ XIX
NHÓM THỔ PHỈ LÝ ĐẠI XƯƠNG, HOÀNG NHỊ VĂN, LƯU SĨ ANH...HOÀNH HÀNH PHÍA BẮC THÁI NGUYÊN
Lược đồ
Phong trào nông dân khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỷ XIX
KHỞI NGHĨA CỦA BINH LÍNH VÀ DÂN PHU DO ĐOÀN TRƯNG, ĐOÀN TRỰC LÃNH ĐẠO Ở HUẾ NĂM 1866
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
Bài 28
- Kinh tế, xã hội rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Vì sao kinh tế, xã hội Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX lâm vào khủng hoảng?
- Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
- Thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì.
Mâu thuẫn dân tộc (VN>< P) và mâu thuẫn giai cấp (Nông dân >< phong kiến) ngày càng gay gắt.
Trào lưu cải cách duy tân ra đời trong bối cảnh trên.
Trong lúc kinh tế, xã hội đang khủng hoảng, thì VN phải đương đầu với nguy cơ nào từ bên ngoài?
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
II. NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH VÀO NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
Bài 28
- Nửa cuối TKXIX, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã đưa ra những đề nghị cải cách.
Vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước lại đưa ra những đề nghị cải cách?
- Từ thực trạng kinh tế-xã hội khủng hoảng...,
- Nội dung của các đề nghị cải cách:
Đổi mới công việc công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa...của nhà nước PK.
- Những sĩ phu tiêu biểu:
- Từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc xâm lược của Pháp.
- Một số sĩ phu, quan lại từng được chứng kiến sự phồn thịnh của TB Âu-Mĩ và thành tựu văn hoá phương Tây.
Những sĩ phu, quan lại và những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.
Những sĩ phu, quan lại và những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
III. KẾT CỤCCỦA NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH
Bài 28
Những đề nghị cải cách đều nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, nhưng không thực hiện được.
Vì sao các đề nghị cải cách không thực hiện được ?
- Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.
- Nguyên nhân:
SGK
- Triều đình PK bảo thủ, bất lực, không chấp nhận những thay đổi, từ chối mọi sự cải cách.
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
III. KẾT CỤCCỦA NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH
Bài 28
Những đề nghị cải cách đều nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, nhưng không thực hiện được.
Tuy các đề nghị cải cách không thực hiện được nhưng có ý nghĩa gì?
- Những tư tưởng cải cách gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
- Nguyên nhân:
SGK
- Ý nghĩa:
SGK
- Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở VN vào đầu thế kỷ XX.
SƠ KẾT BÀI HỌC
Nửa cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện trào lưu đòi cải cách duy tân, để đưa Việt Nam thoát ra khỏi tình hình khủng hoảng kinh tế-xã hội.
Trào lưu này xuất phát từ lòng yêu nước thương dân của một bộ phận sĩ phu, quan lại.
Mặc dù những đề nghị cải cách không thực hiện được, nhưng nó phản ánh một nhu cầu khách quan của xã hội, góp phần tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ đang cản trở bước tiến của dân tộc.
CỦNG CỐ BÀI HỌC
1) Vì sao một số sĩ phu, quan lại triều đình Huế đưa ra những đề nghị cải cách ở những năm cuối thế kỷ XIX?
a) Kinh tế – xã hội Việt Nam khủng hoảng
a) Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đường đầu với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
c) Bản thân một số sĩ phu, quan lại có điều kiện đi nhiều, biết nhiều, đã từng chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu-Mĩ và thành tựu văn hoá phương Tây.
d) a, b, c đều đúng.
2) Nguyên nhân chính khiến cho những cải cách không thể thực hiện được?
a) Các đề nghị cải cách còn lẻ tẻ, rời rạc.
b) Các cải cách rập khuôn, mô phỏng nước ngoài, khi mà điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
c) Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi.
d) a, b, c đều đúng.
CÔNG VIỆC VỀ NHÀ
1. Học bài (các câu hỏi SGK)
2. Chuẩn bị bài 29, phần I
CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP (1897-1914)
Gợi ý chuẩn bị bài:
Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước ở VN do Pháp dựng lên? Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đó?
Chính sách của Pháp trong các ngành kinh tế? Mục đích?
Nhận xét về chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp ở Việt Nam?
Ngôi mộ của Nguyễn Trường Tộ tại thôn Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Yên, tỉnh Nghệ An, được xây dựng từ năm 1943
Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ viết hàng loạt điều trần, luận văn, tờ bẩm, trình nhiều kiến nghị có tầm chiến lược nhằm canh tân đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc để giữ nền độc lập một cách khôn khéo mà vững chắc.
Ông mất ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức thứ 24, tức 23 tháng 11 năm 1871.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Trường Tộ Sinh năm 1828, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Gia tô, học thông tứ thư ngũ kinh của Nho giáo. Năm 27 tuổi, ông được giám mục Gauthier đưa vào chủng viện Tân ấp thuộc xứ đạo Xã Đoài để dạy chữ Hán cho giám mục, và được giám mục dạy lại cho chữ Pháp cũng như kiến thức khoa học châu Âu. Năm 1858, giám mục Gauthier đưa Nguyễn Trường Tộ sang Pháp để tạo điều kiện học tập, nâng cao kiến thức nhiều mặt.
Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về Tổ quốc.
NGUYỄN LỘ TRẠCH
Nhà chiến lược cách tân cuối thế kỷ 19. Tự là Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu, Hồ Thiên Cư Sĩ, Bàn Cơ Điếu Đồ, quê ở làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, thân phụ là Tiến sĩ giữ chức Tổng đốc hàm Thượng thư, nhạc phụ là Tiến sĩ Phụ chính Đại thần. Ông học rộng biết nhiều, ghét lối từ chương nên không đi thi, chỉ chú tâm vào con đường thực dụng. Ông thường giao du với những người có tư tưởng tiến bộ, chấp nhận cái mới, chịu ảnh hưởng chính trị của tân thư và của Nguyễn Trường Tộ.
Năm 1877, ông dâng một bản Thời vụ sách nêu lên những yêu cầu bức thiết của nước nhà. Năm 1882, ông lại dâng bản Thời vụ sách 2 gồm 5 điều cốt yếu để bảo vệ đất nước, trong đó có điểm dời đô về Thanh Hóa lấy chỗ hiểm yếu để giữ vững gốc nước. Triều đình Tự Đức vẫn không chấp nhận những ý kiến gan ruột của ông. Năm 1892 triều Thành Thái, Ông lại dâng lên bản Thiên hạ đại thế luận (Bàn chuyện lớn trong thiên hạ), nhưng vẫn bị bỏ qua. Tuy vậy bản Thiên hạ đại thế luận lại được sĩ phu và những người có tư tưởng cách tân nhiệt liệt hưởng ứng, bái phục tài năng xuất chúng của ông. Nguyễn Lộ Trạch được xem là nhà cách tân đất nước tiêu biểu của thế kỷ XIX.
Ông bị bệnh mất sớm ở tuổi 45 tại tỉnh Bình Định. Ngoài các tác phẩm như Thời vụ sách, Thiên hạ đại thế luận, Kế Môn dã thoại, ông còn để lại khá nhiều thơ, văn, trong đó có Quỳ Ưu tập (1884).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lò Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)