Bài 28. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Chia sẻ bởi Ma Dưc Loi |
Ngày 24/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
Tiết 44: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
GV: Đặng Thị Dự
Môn: Lịch sử 8
Bắc Ninh
Tuyên Quang
Thái Nguyên
Huế
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở BẮC NINH DO NGUYỄN THỊNH (CAI TỔNG VÀNG) LÃNH ĐẠO-1862
CUỘC NỔI DẬY CỦA ĐỒNG BÀO THỔ Ở TUYÊN QUANG DO NÔNG HÙNG THẠC CHỈ HUY-
9/1862
NHÓM THỔ PHỈ LÝ ĐẠI XƯƠNG, HOÀNG NHỊ VĂN, LƯU SĨ ANH...HOÀNH HÀNH PHÍA BẮC THÁI NGUYÊN
KHỞI NGHĨA CỦA BINH LÍNH VÀ DÂN PHU DO ĐOÀN TRƯNG, ĐOÀN TRỰC LÃNH ĐẠO Ở HUẾ NĂM 1866
Tế cấp bát điều gồm: 1) Chấn chỉnh võ bị; 2) Hợp tỉnh huyện, giảm quan lại trong bộ máy hành chính; 3) Cải cách tài chính; 4) Chỉnh đốn học pháp; 5) Điều chỉnh thuế ruộng; 6) Kinh lí bờ cõi; 7) Điều tra dân số; 8) Lập Viện Dục anh và trại tế bần.
Tiết 44
Nội dung các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ
Về mặt quân sự: Ông cho rằng tuy "chủ hoà" nhưng không có tư tưởng "chủ hàng" một cách nguyên tắc. Ông khuyên triều đình ưu ái người lính, biên soạn binh pháp, đào tạo sĩ quan, mua sắm tàu thuyền vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước...
Về mặt ngoại giao: Ông phân tích cho triều đình thấy rõ cục diện chính trị trên toàn thế giới thời đó, khuyên triều đình nên ngoại giao trực tiếp với chính phủ Pháp tìm cách ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn Pháp bên này, khéo léo chọn thời cơ lấy lại 6 tỉnh Nam Kỳ, xác lập "tư thế làm chủ đón khách"....
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
(1828 – 1871)
Về mặt kinh tế: Ông quan tâm đến công, nông, thương nghiệp. Mở mang buôn bán trong nước và giao thương với nước ngoài, mời các công ty nước ngoài đến giúp ta khai thác tài lợi, sửa đổi thuế khoá…
Về mặt văn hóa - giáo dục: Ông đề xuất cải cách phong tục, chủ trương coi trọng dân, sửa đổi chế độ thi cử mở mang việc học hành, thay đổi nội dung giáo dục...
Ngôi mộ của Nguyễn Trường Tộ tại thôn Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Yên, tỉnh Nghệ An, được xây dựng từ năm 1943
Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ kiên trì viết và gửi 30 bản điều trần, đề cập đến các vấn đề: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển kinh tế... nhằm canh tân đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc để giữ nền độc lập một cách khôn khéo mà vững chắc.
Ông mất ở làng quê Bùi Chu ngày 23 tháng 11 năm 1871.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Trường Tộ Sinh năm 1828, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Gia tô, học thông tứ thư ngũ kinh của Nho giáo. Năm 27 tuổi, ông được giám mục Gauthier đưa vào chủng viện Tân ấp thuộc xứ đạo Xã Đoài để dạy chữ Hán cho giám mục, và được giám mục dạy lại cho chữ Pháp cũng như kiến thức khoa học châu Âu. Năm 1858, giám mục Gauthier đưa Nguyễn Trường Tộ sang Pháp để tạo điều kiện học tập, nâng cao kiến thức nhiều mặt.Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về Tổ quốc.
NGUYỄN LỘ TRẠCH
Nhà chiến lược cách tân cuối thế kỷ 19. Tự là Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu, Hồ Thiên Cư Sĩ, Bàn Cơ Điếu Đồ, quê ở làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, thân phụ là Tiến sĩ giữ chức Tổng đốc hàm Thượng thư, nhạc phụ là Tiến sĩ Phụ chính Đại thần. Ông học rộng biết nhiều, ghét lối từ chương nên không đi thi, chỉ chú tâm vào con đường thực dụng. Ông thường giao du với những người có tư tưởng tiến bộ, chấp nhận cái mới, chịu ảnh hưởng chính trị của tân thư và của Nguyễn Trường Tộ.
Năm 1877, ông dâng một bản Thời vụ sách nêu lên những yêu cầu bức thiết của nước nhà. Năm 1882, ông lại dâng bản Thời vụ sách 2 gồm 5 điều cốt yếu để bảo vệ đất nước, trong đó có điểm dời đô về Thanh Hóa lấy chỗ hiểm yếu để giữ vững gốc nước. Triều đình Tự Đức vẫn không chấp nhận những ý kiến gan ruột của ông. Năm 1892 triều Thành Thái, Ông lại dâng lên bản Thiên hạ đại thế luận (Bàn chuyện lớn trong thiên hạ), nhưng vẫn bị bỏ qua. Tuy vậy bản Thiên hạ đại thế luận lại được sĩ phu và những người có tư tưởng cách tân nhiệt liệt hưởng ứng, bái phục tài năng xuất chúng của ông. Nguyễn Lộ Trạch được xem là nhà cách tân đất nước tiêu biểu của thế kỷ XIX.
Ông bị bệnh mất sớm ở tuổi 45 tại tỉnh Bình Định. Ngoài các tác phẩm như Thời vụ sách, Thiên hạ đại thế luận, Kế Môn dã thoại, ông còn để lại khá nhiều thơ, văn, trong đó có Quỳ Ưu tập (1884).
Thảo luận nhóm bàn -3 phút
Vì sao các cải cách ở cuối thế kỉ XIX không thực hiện được mà những đổi mới hiện nay của chúng ta lại đạt được những thành tựu rực rỡ?
- Những đổi mới của chúng ta xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của trong nước.
- Xã hội có những miếng đất chính trị để tiếp thu nó (đội ngũ tri thức đông đảo tiếp thu những tiến bộ KHKT công nghệ để phát triển đất nước)
- Đảng và Nhà nước ta chủ trì đổi mới, được nhân dân ủng hộ với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, daan chủ, văn minh.
GV: Đặng Thị Dự
Môn: Lịch sử 8
Bắc Ninh
Tuyên Quang
Thái Nguyên
Huế
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN Ở BẮC NINH DO NGUYỄN THỊNH (CAI TỔNG VÀNG) LÃNH ĐẠO-1862
CUỘC NỔI DẬY CỦA ĐỒNG BÀO THỔ Ở TUYÊN QUANG DO NÔNG HÙNG THẠC CHỈ HUY-
9/1862
NHÓM THỔ PHỈ LÝ ĐẠI XƯƠNG, HOÀNG NHỊ VĂN, LƯU SĨ ANH...HOÀNH HÀNH PHÍA BẮC THÁI NGUYÊN
KHỞI NGHĨA CỦA BINH LÍNH VÀ DÂN PHU DO ĐOÀN TRƯNG, ĐOÀN TRỰC LÃNH ĐẠO Ở HUẾ NĂM 1866
Tế cấp bát điều gồm: 1) Chấn chỉnh võ bị; 2) Hợp tỉnh huyện, giảm quan lại trong bộ máy hành chính; 3) Cải cách tài chính; 4) Chỉnh đốn học pháp; 5) Điều chỉnh thuế ruộng; 6) Kinh lí bờ cõi; 7) Điều tra dân số; 8) Lập Viện Dục anh và trại tế bần.
Tiết 44
Nội dung các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ
Về mặt quân sự: Ông cho rằng tuy "chủ hoà" nhưng không có tư tưởng "chủ hàng" một cách nguyên tắc. Ông khuyên triều đình ưu ái người lính, biên soạn binh pháp, đào tạo sĩ quan, mua sắm tàu thuyền vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước...
Về mặt ngoại giao: Ông phân tích cho triều đình thấy rõ cục diện chính trị trên toàn thế giới thời đó, khuyên triều đình nên ngoại giao trực tiếp với chính phủ Pháp tìm cách ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn Pháp bên này, khéo léo chọn thời cơ lấy lại 6 tỉnh Nam Kỳ, xác lập "tư thế làm chủ đón khách"....
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
(1828 – 1871)
Về mặt kinh tế: Ông quan tâm đến công, nông, thương nghiệp. Mở mang buôn bán trong nước và giao thương với nước ngoài, mời các công ty nước ngoài đến giúp ta khai thác tài lợi, sửa đổi thuế khoá…
Về mặt văn hóa - giáo dục: Ông đề xuất cải cách phong tục, chủ trương coi trọng dân, sửa đổi chế độ thi cử mở mang việc học hành, thay đổi nội dung giáo dục...
Ngôi mộ của Nguyễn Trường Tộ tại thôn Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Yên, tỉnh Nghệ An, được xây dựng từ năm 1943
Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ kiên trì viết và gửi 30 bản điều trần, đề cập đến các vấn đề: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển kinh tế... nhằm canh tân đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc để giữ nền độc lập một cách khôn khéo mà vững chắc.
Ông mất ở làng quê Bùi Chu ngày 23 tháng 11 năm 1871.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Trường Tộ Sinh năm 1828, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Gia tô, học thông tứ thư ngũ kinh của Nho giáo. Năm 27 tuổi, ông được giám mục Gauthier đưa vào chủng viện Tân ấp thuộc xứ đạo Xã Đoài để dạy chữ Hán cho giám mục, và được giám mục dạy lại cho chữ Pháp cũng như kiến thức khoa học châu Âu. Năm 1858, giám mục Gauthier đưa Nguyễn Trường Tộ sang Pháp để tạo điều kiện học tập, nâng cao kiến thức nhiều mặt.Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về Tổ quốc.
NGUYỄN LỘ TRẠCH
Nhà chiến lược cách tân cuối thế kỷ 19. Tự là Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu, Hồ Thiên Cư Sĩ, Bàn Cơ Điếu Đồ, quê ở làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, thân phụ là Tiến sĩ giữ chức Tổng đốc hàm Thượng thư, nhạc phụ là Tiến sĩ Phụ chính Đại thần. Ông học rộng biết nhiều, ghét lối từ chương nên không đi thi, chỉ chú tâm vào con đường thực dụng. Ông thường giao du với những người có tư tưởng tiến bộ, chấp nhận cái mới, chịu ảnh hưởng chính trị của tân thư và của Nguyễn Trường Tộ.
Năm 1877, ông dâng một bản Thời vụ sách nêu lên những yêu cầu bức thiết của nước nhà. Năm 1882, ông lại dâng bản Thời vụ sách 2 gồm 5 điều cốt yếu để bảo vệ đất nước, trong đó có điểm dời đô về Thanh Hóa lấy chỗ hiểm yếu để giữ vững gốc nước. Triều đình Tự Đức vẫn không chấp nhận những ý kiến gan ruột của ông. Năm 1892 triều Thành Thái, Ông lại dâng lên bản Thiên hạ đại thế luận (Bàn chuyện lớn trong thiên hạ), nhưng vẫn bị bỏ qua. Tuy vậy bản Thiên hạ đại thế luận lại được sĩ phu và những người có tư tưởng cách tân nhiệt liệt hưởng ứng, bái phục tài năng xuất chúng của ông. Nguyễn Lộ Trạch được xem là nhà cách tân đất nước tiêu biểu của thế kỷ XIX.
Ông bị bệnh mất sớm ở tuổi 45 tại tỉnh Bình Định. Ngoài các tác phẩm như Thời vụ sách, Thiên hạ đại thế luận, Kế Môn dã thoại, ông còn để lại khá nhiều thơ, văn, trong đó có Quỳ Ưu tập (1884).
Thảo luận nhóm bàn -3 phút
Vì sao các cải cách ở cuối thế kỉ XIX không thực hiện được mà những đổi mới hiện nay của chúng ta lại đạt được những thành tựu rực rỡ?
- Những đổi mới của chúng ta xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của trong nước.
- Xã hội có những miếng đất chính trị để tiếp thu nó (đội ngũ tri thức đông đảo tiếp thu những tiến bộ KHKT công nghệ để phát triển đất nước)
- Đảng và Nhà nước ta chủ trì đổi mới, được nhân dân ủng hộ với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, daan chủ, văn minh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ma Dưc Loi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)