Bài 28. Tia X

Chia sẻ bởi Lương Đức Tuấn | Ngày 19/03/2024 | 14

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Tia X thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:



Ki?m tra b�i cu :

So sánh tia hồng ngoại với tia tử ngoại về:
Giá trị của bước sóng
Nguồn phát
Tính chất
Công dụng

Tia hồng ngoại có bước sóng trong khoảng từ 0,76m đến vài mm; Tia tử ngoại có bước sóng từ 10 – 9m đến hơn 0,38 m. Vậy liệu có những bức xạ có bước sóng trong khoảng khác hay không?
TRƯỜNG THPT TrÇn Phó
Bài giảng điện tử - Vật lý 12
TIA X
Bài 28
NỘI DUNG BÀI HỌC
I) Tia X
Tia X là gì, được tìm ra như thế nào?
Các tính chất và công dụng của tia X
II) Thuyết điện từ của ánh sáng
III) Thang sóng điện từ

TIA X


Đọc SGK trang 143, tóm tắt xem Tia X được phát hiện như thế nào?
-Năm 1895, nhà bác học người Đức Rơnghen đã làm thí nghiệm cho dòng tia catốt đập vào một miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn (Platin, Vonfram …)

Kết quả:Ông thu được những bức xạ không nhìn thấy, có tính chất xuyên qua thủy tinh, làm phát quang 1 số chất và làm đen phim ảnh. Những bức xạ này được gọi là tia Rơnghen hay tia X.
2) Tia X là gì?
I. Phát hiện tia X
Mỗi khi một chùm tia
Catốt - tức là một chùm
Êlectron có năng lượng
Lớn- đập vào một vật
rắn thì vật đó phát ra tia X
- Dùng ống Cu-lít-giơ là một ống thuỷ tinh bên trong là chất không, có gắn 3 điện cực.
+ Dây nung bằng vonfram FF’ làm nguồn êlectron.
+ Catôt K, bằng kim loại, hình chỏm cầu.
+ Anôt A bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn và điểm nóng chảy cao.
- Hiệu điện thế giữa A và K cỡ vài chục kV, các êlectron bay ra từ FF’ chuyển động trong điện trường mạnh giữa A và K đến đập vào A và làm cho A phát ra tia X.
II.Cách tạo tia X
TIA X
Các electron phát ra từ catốt, được tăng tốc trong điện trường mạnh ( có hiệu điện thế khoảng vài vạn vôn), khi đến đập vào đối catốt sẽ gây ra hiện tượng gì?
II.Cách tạo tia X
+Để tạo tia X, người ta dùng ống Cu-lít-giơ ( h28.1).
Tia X
*Chùm electron phát ra từ catốt, được tăng tốc trong điện trường mạnh giữa A và K đến đập vào A làm cho A phát ra tia X.
TIA X
III. Bản chất và tính chất của tia X
Tia X có tác dụng làm phát quang nhiều chất
Tia X làm ion hóa không khí
Tia X có tác dụng sinh lý mạnh: diệt khuẩn, diệt tế bào …
Tia X có thể gây ra hiện tượng quang điện
I. Phát hiện tia X
II.Cách tạo tia X
1. Bản chất
Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 10 – 8m đến 10 – 11m,
2. Tính chất nổi bật của Tia X:
* Tia X có khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng nhỏ thì khả năng đâm xuyên càng lớn .
3. Công dụng:
- Chuẩn đoán và chữa trị một số bệnh trong y học.
- Dò tìm khuyết tật trong các sản phẩm đúc, kiểm tra hành lý của hành khách...

Tia X tác dụng mạnh lên phim ảnh
TIA X
Ứng dụng trong y học
Tìm những vật lạ trong cơ thể
Phát hiện bệnh bằng chụp X quang
Điều trị ung thư
Tại sao không dùng tia tử ngoại mà phải dùng tia X trong những ứng dụng này?
TIA X
Ứng dụng trong công nghiệp: Kiểm tra chất lượng các vật đúc, tìm các vết nứt trong vật bằng kim loại
Các ứng dụng khác: Kiểm tra hành lý, nghiên cứu cấu trúc của vật rắn
Ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X đều là sóng. Vậy chúng là sóng gì? Có phải là sóng đàn hồi như sóng cơ hay là sóng điện từ như sóng vô tuyến?
Cung cấp thông tin:
Sóng ánh sáng và sóng điện từ có cùng vận tốc khi truyền trong một môi trường ( c = 3.108 m/s trong chân không)
Các vật được kích thích cho phát sáng bằng cách đốt nóng thì cũng phát ra những bức xạ có bước sóng nằm trong vùng sóng vô tuyến
Sóng ánh sáng và sóng điện từ đều lan truyền được trong chân không trong khi sóng đàn hồi thì không
Theo Mắc – xoen, ánh sáng là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn
TIA X
IV. Thang sóng điện từ
Các sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia gamma đều có cùng bản chất là sóng điện từ, chỉ khác nhau về bước sóng và tần số. Ranh giới giữa các vùng là không rõ rệt
Sóng có bước sóng càng ngắn thì tính đâm xuyên càng mạnh, dễ làm phát quang, dễ làm ion hóa không khí; Trong khi sóng có bước sóng càng dài càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa
Các sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia gamma đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
Các sóng này tạo thành một phổ liên tục gọi là thang sóng điện từ
TIA X
Hãy sắp xếp các vùng của thang sóng điện từ theo thứ tự bước sóng tăng dần ( tần số giảm dần)

LUYỆN TẬP
2) Vì sao đối catốt của ống Rơnghen phải làm bằng kim loại chịu được nhiệt độ cao và phải làm nguội bằng một dòng nước?
3) Việc chụp X quang trong y học dựa vào tính chất nào của tia X?
A. Tính đâm xuyên và tác dụng sinh lý
B. Tính đâm xuyên và tác dụng lên phim ảnh
C. Tác dụng sinh lý và tác dụng lên phim ảnh
D. Tác dụng đâm xuyên và tác dụng làm phát quang.

* tia gamma, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến
TIA X – THANG SÓNG ĐiỆN TỪ
LUYỆN TẬP
4) So với tia Rơnghen thì tia tử ngoại không có tính chất nào?
A. Làm ion hóa không khí
B. Khả năng đâm xuyên
C. Tác dụng làm phát quang một số chất
D. Tác dụng lên phim ảnh
HẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Đức Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)