Bài 28. Tia X

Chia sẻ bởi Nguyễn Phước Lợi | Ngày 19/03/2024 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Tia X thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 3
TỔ: LÝ – TIN – CÔNG NGHỆ
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tại sao?
A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 760 nm.
C. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh
D. Tia hồng ngoại có tác dụng lên mọi kính ảnh.
Câu 3: Chọn câu đúng.
A. Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn so với ánh sáng nhìn thấy.
B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn so với ánh sáng nhìn thấy.
C. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn so với tia tử ngoại.
D. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn so với tia tử ngoại.
Câu 2: Chọn câu đúng.
D. Tia hồng ngoại có tác dụng lên mọi kính ảnh.
A. Tia tử ngoại kích thích nhiều phản ứng hóa học.
B. Tia tử ngoại không kích thích được sự phát quang.
C. Tia tử ngoại không làm đen phim ảnh.
D. Tia tử ngoại làm đen phim ảnh, nhưng không bằng ánh sáng nhìn thấy.
A. Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn so với ánh sáng nhìn thấy.
A. Tia tử ngoại kích thích nhiều phản ứng hóa học.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 4: Chọn câu đúng.
A. Tia tử ngoại không có tác dụng nhiệt
B. Tia tử ngoại cũng có tác dụng nhiệt
C. Tia tử ngoại không bị nước, thủy tinh hấp thụ.
D. Tia tử ngoại không gây ô xi hóa không khí.
Câu 5: Chọn câu đúng.
A. Tia tử ngoại có năng lượng nhỏ hơn tia hồng ngoại.
B. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tia hồng ngoại.
C. Tia tử ngoại được dùng trong các thiết bị điều khiển từ xa.
D. Tia hồng ngoại được ứng dụng đa dạng trong quân sự.
B. Tia tử ngoại cũng có tác dụng nhiệt.
D. Tia hồng ngoại được ứng dụng đa dạng trong quân sự.



Những hình ảnh này được chụp bằng cách nào?
Bài 28: TIA X
---o0o---
I. Phát hiện ra tia x
II. Cách tạo ra tia x
III. Bản chất và tính chất của tia X.
IV. Thang sóng điện từ.
1. Bản chất
2. Tính chất
TIA X
Năm 1895, nhà bác học người Đức Rơnghen nhận thấy, từ vỏ thủy tinh đối diện với catôt có một bức xạ được phóng ra mắt không nhìn thấy nhưng nó làm đen một tấm kính ảnh mà ông gói kín trong hộp
I. Phát hiện ra tia X
Mỗi khi một chùm tia catốt – tức là một chùm electron có năng lượng lớn – đập và một vật rắn thì vật đó phát ra tia X.
Những bức xạ này được gọi là tia X hay tia Rơnghen
II. Cách tạo ra tia X
Để tạo ra tia X người ta dùng ống Cu-lít-giơ
là một ống thủy tinh bên trong là chân không
Ống Cu-lít-giơ hoạt động như thế nào?
Ống Cu-lít-giơ có cấu tạo như thế nào?
Chùm electron phát ra từ catốt, được tăng tốc trong điện trường mạnh, khi đập vào A làm A phát ra tia X.
một catốt K bằng kim loại hình chỏm cầu
một atốt A bằng kim loại có kl nguyên tử lớn và điểm nóng chảy cao
Đối âm cực
+
-
Ca tốt
Anốt
Dòng electron
Ống RƠNGHEN
Tia X được tạo ra như thế nào?
TIA X
III. Bản chất và tính chất của X
1. Bản chất
Tại sao có sự khác biệt giữa hai tấm ảnh ?
Chụp bằng ánh sáng nhìn thấy (ánh sáng trắng)
Chụp bằng tia X (tia Rơn-ghen)
Quan sát hai bức ảnh
Hãy đọc mục 1 trang 144 và nêu bản chất của Tia X
Tia X là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 10-11 m đến 10-8 m
2. Tính chất
- Tính chất nổi bậc nhất của tia X là khả năng đâm xuyên
Tia X có khả năng đâm xuyên càng lớn ta nói nó càng cứng.
- Tia X làm đen kính ảnh.
- Tia X làm phát quang một số chất.
Nên người ta dùng tia X để chụp điện thay cho quan sát bằng mắt.
- Tia X làm ion hóa không khí.
- Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy diệt tế bào
3. Công dụng
- Dùng trong Y học
- Dùng trong Công nghiệp
- Dùng trong Giao thông
- Dùng trong Thí nghiệm
TIA X
IV. Thang sóng điện từ
Sóng ánh sáng và sóng điện từ có liên quan gì với nhau
- Có sự đồng nhất giữa sóng điện từ và sóng ánh sáng
- Thang sóng điện từ là các sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia gama chúng đều có cùng bản chất là sóng điện từ chỉ khác nhau về tần số (hay bước sóng) và các sóng này tạo thành một phổ liên tục.
Sóng ánh sáng và sóng điện từ có cùng vận tốc khi truyền trong một môi trường ( c = 3.108 m/s trong chân không)
Các vật được kích thích cho phát sáng bằng cách đốt nóng thì cũng phát ra những bức xạ có bước sóng nằm trong vùng sóng vô tuyến
Sóng ánh sáng và sóng điện từ đều lan truyền được trong chân không trong khi sóng đàn hồi thì không
- Các sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia gamma đều có cùng bản chất là gì?
- Sóng có bước sóng càng ngắn thì tính đâm xuyên càng mạnh, dễ làm phát quang, dễ làm ion hóa không khí; Trong khi sóng có bước sóng càng dài càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa
Sóng ánh sáng và sóng điện từ có liên quan gì với nhau
TIA X
Trả lời các câu hỏi sau?
Câu 1: Chọn câu đúng
A. Tia X có bước sóng lớn hơn tia hồng ngoại.
B. Tia X có bước sóng lớn hơn tia tử ngoại.
C. Tia X có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
D. Không thể đo được bước sóng tia X.
C. Tia X có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
Câu 2: Để tạo chùm tia X ta cho chùm electron nhanh bắn vào
A. Anôt được làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn.
B. Một chất rắn có nguyên tử lượng bất kì.
B. Một chất lỏng bất kì.
B. Một chất rắn bất kì.
A. Anôt được làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn.
TIA X
Trả lời các câu hỏi sau?
Câu 3: Tính chất quan trọng nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất của tia X là:
A. khả năng đâm xuyên
B. làm đen kính ảnh
C. làm phát quang một số chất.
D. hủy diệt tế bào
A. khả năng đâm xuyên
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia X và tia tử ngoại đều là sóng điện từ
B. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh.
C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang.
D. Tia X và tia tử ngoại đều đều bị lệch khi qua điện trường mạnh.
D. Tia X và tia tử ngoại đều đều bị lệch khi qua điện trường mạnh.
HẾT
Nguyễn Sơn Tùng – THPT Hồng Ngự 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phước Lợi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)