Bài 28. Tia X

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Nghĩa | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Tia X thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:


Câu 1: Định nghĩa tia hồng ngoại và tử ngoại. Nêu các tính chất giống và khác nhau của tia hồng ngoại và tử ngoại.
Kiểm Tra Bài Cũ
*Những điểm giống nhau


1/Đều tác dụng lên phim ảnh.
2/Đều gây ra hiện tượng quan điện.
3/Đều gây ra một số phản ứng hoá học.
*Những điểm khác nhau


1/Tia tử ngoại xuyên qua thạch anh, ion hóa, huỷ diệt tế bào. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt.
2/Tia tử ngoại làm phát quang nhiều chất.

Câu 2: Hãy kể tên những bức xạ không nhìn thấy mà ta đã học.
Kiểm Tra Bài Cũ
BÀI 28:
Tia X
May mắn xảy ra vào tối ngày 8/11/1895, sau khi rời phòng thí nghiệm một quãng, sực nhớ quên chưa ngắt cầu dao điện cao thế dẫn vào ống tia catod, Wilhelm Conrad Roentgen (1845-1923) quay lại phòng và nhận thấy một vệt sáng màu xanh lục trên bàn tuy phòng tối om.
Với đầu óc nhạy bén, đầy kinh nghiệm của một nhà vật lý học, việc này đã lôi cuốn ông và 49 ngày sau ông liên tục ở lỳ trong phòng thí nghiệm, cơm nước do vợ tiếp tế, mỗi ngày ông chỉ ngừng công việc nghiên cứu ít phút để ăn uống, vệ sinh và chợp mắt nghỉ ngơi vài giờ. Nhờ thế, ông đã tìm ra tính chất của thứ tia bí mật mà ông tạm đặt tên là tia X và mang lại cho ông giải Nobel về vật lý đầu tiên vào năm 1901.
Lịch sử phát hiện ra tia X (RƠNGHEN)
WILHELM.CONRAD. ROENTGEN
(1845- 1923)
Giải thưởng Noben 1901. Năm 1895, nhà bác học người Đức Rơnghen đã phát hieän ra tia Rơnghen (tia x) với dụng cụ có tên gọi là ống Rơnghen.
Ống RƠNGHEN
Catốt
Anốt
Đối catốt
Ống Rơnghen có cấu tạo như thế nào ?
UAK khoaûng vaøi chuïc kV
I/ PHÁT HIỆN TIA X:
Cho chùm electron có năng lượng lớn đập vào kim loại có nguyên tử lượng lớn (vật rắn) thì sẽ phát ra tia X.
Nước làm nguội
A
F
F’
K
1.C?u t?o: ống Cu-lít-giơ
II/CÁCH TẠO TIA X : Dùng ống Cu-lít-giơ
-Dây vônfram được nung nóng bằng dòng điện.
-Catốt K: có dạng chỏm cầu để phát dòng tia catốt.
-Anốt A: làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn khó nóng chảy và được làm nguội bằng dòng nước.
Chú ý: áp suất trong ống khoảng 10-3mmHg.
C
BT
N
220V

Nước làm nguội
A
F
F’
Tia X
K
2.Ho?t d?ng
+
-
Khi đặt giữa anốt và catốt một hiệu điện thế vài chục kilôvôn, dòng electron bức xạ từ catốt chuyển động rất nhanh đến đập vào anốt làm phát ra bức xạ không nhìn thấy gọi là tia X.
III/ TIA X:
1.Định nghĩa:
Tia x là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng rất ngắn từ 10-11m đến 10-8m (ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại).
Tia x có bản chất là sóng điện từ.
2.Bản chất:
+
-
Tia X đi qua điện trường
Tia X
N
S
Tia X đi qua từ trường
Tia X
Chú ý: Tia X không mang điện nên không bị lệch đường trong điện trường và từ trường.
3. TÍNH CHẤT:
(1) Tia X có khả năng đâm xuyên mạnh. Tia X dễ dàng xuyên qua gỗ, giấy, vải, thậm chí cả kim loại.
(2) Tia X có tác dụng mạnh lên phim ảnh.
CHỤP HÌNH BÔNG HOA BẰNG TIA X
(3) Tia x làm phát quang nhiều chất .
(4) Tia x làm iôn hóa không khí .
(5) Tia x có tác dụng sinh lí mạnh: hủy diệt tế bào, diệt vi khuẩn.
(6) Tia x có tác dụng gây ra hiện tượng quang điện ở hầu hết các kim loại.
4. Ứng dụng:
(1) Trong công nghiệp tia x được dùng để dò các vết nứt, các bọt khí bên trong các sản phẩm đúc bằng kim loại.
CHỤP ĐIỆN
4. Ứng dụng:
(2) Trong y học tia x được dùng để chụp điện, chiếu điện, chữa ung thư ngoài da.
4. Ứng dụng:
(3) Trong giao thông tia x được dùng để kiểm tra hành lí hành khách.
(4) Trong phòng thí nghiệm tia x được dùng để nghiên cứu thành phần và cấu trúc vật rắn.
Hãy nêu các bức xạ có bản chất là sóng điện từ?
-Tia gamma, tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, sóng vô tuyến: đều có chung bản chất là sóng điện từ, điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là bước sóng.
IV/THANG SÓNG ĐIỆN TỪ :
-Thang sóng điện từ:
+Tia gamma:
+Tia x:
+Tia tử ngoại:
+A�nh sáng nhìn thấy:
+Tia hồng ngoại:
+Sóng vô tuyến:
So sánh khả năng đâm xuyên của tia X và tia tử ngoại?
So sánh bước sóng của tia X và tia tử ngoại?
Tia X đâm xuyên mạnh hơn
Tia X có bước sóng nhỏ hơn.
- Các tia có bước sóng càng ngắn (Tia X, tia gamma) tính đâm xuyên càng mạnh, dễ tác dụng lên kính ảnh, dễ làm phát quang các chất, dễ ion hóa không khí.
-Đối với các tia có bước sóng dài ta càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa .
4. Chú ý:
Ánh sáng nhìn thấy
Tia hồng ngoại
Tia tử ngoại
Sóng vô tuyến
Tia Rơnghen
Tia Gamma
Cách phát
Các nguồn sáng
Vật nóng dưới 500oC
Vật nóng trên 20000C
Máy phát vô tuyến
O�ng Rơnghen
Sự phân huỷ hạt nhân
Cách thu
Phương pháp vô tuyến
Phương pháp chụp ảnh
Phương pháp quang điện
Phương pháp nhiệt điện
Phương pháp ion hóa
Những tính chất giống và khác nhau giữa tia hồng ngoại với tia x ?
*Những điểm giống nhau


1/Đều tác dụng lên phim ảnh.
2/Đều gây ra hiện tượng quan điện.
*Những điểm khác nhau


1/Tia x có tính đâm xuyên, ion hóa, huỷ diệt tế bào. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt.
2/Tia x làm phát quang nhiều chất.
Củng Cố
Những tính chất giống và khác nhau giữa tia tử ngoại với tia x ?
*Những điểm giống nhau
1/ Tác dụng lên phim ảnh.
2/ Đều có tác dụng ion hoá.
3/ Đều có tác dụng sinh lí.
4/ Đều có tác dụng phát quang nhiều chất.
5/ Đều gây ra hiện tượng quang điện.
*Những điểm khác nhau
1/ Tia x có tính đâm xuyên, tia tử ngoại xuyên qua thạch anh và bị thuỷ tinh, nước hấp thụ mạnh.
2/ Tia tử ngoại gây ra một số phản ứng hoá học.
Củng Cố
Xin Cảm Ơn Sự Có Mặt Của Các Thầy, Cô Và Các Em Học Sinh -
Xin Chào
Hẹn Gặp Lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)