Bài 28. Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thu Phương | Ngày 10/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 28
Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
NẤM MỐC
Tổ 2
Một số hình ảnh về nấm mốc
1. KHÁI NIỆM
Nấm mốc là 1 loại nấm sợi điển hình gồm tất cả các nấm không phải nấm men và cũng không sinh mũ nấm (thế quả có kích thước lớn) như ở các nấm lớn.tuy nhiên ở tất cả các giai đoạn chưa sinh mũ nấm thì khuẩn ty (hệ sợi nấm) của nấm lớn vẫn được coi là nấm sợi và được nghiên cứu về mặt sinh lý ,sinh hoá,di truyền…như các nâm sợi khác.
Vi nấm Pelicilium dưới kính hiển vi
Vi nấm Aspergillus flavus
2.HÌNH THỨC SỐNG CỦA NẤM MỐC
Một số nấm có thể cộng sinh với tảo hình thành địa y.
Nấm kí sinh trên người,động vật, thực vật.
Nấm sống hoại sinh trên mùn chất hữu cơ.
3. HÌNH THÁI CẤU TRÚC
Dạng hình sợi :
Sợi nấm có vách ngăn. Đa số các loài nấm mốc khuẩn ty có vách ngăn, các khuẩn ty được tạo thành bởi một chuỗi tế bào nối tiếp nhau. Ngăn cách 2 tế bào là một màng ngăn. Vách ngăn ở đây không hoàn toàn mà có các lỗ hổng ở giữa vách ngăn giúp cho sự chao đổi chất giữa các tế bào.
Dạng phân nhánh:
Sợi nấm không có vách ngăn: ở các nấm bậc thấp khuẩn ty thường không có vách ngăn, toàn bộ khuẩn ty là một sợi nấm phân nhánh trong suốt có nhiều nhân ở rãi rác trong tế bào chất.
Sợi nấm có thể có vách ngăn hoặc không có vách ngăn
4.CẤU TẠO TẾ BÀO
Tế bào nấm có cấu tạo tương tự những vi sinh vật chân hạch khác
Cấu tạo tế bào đỉnh sợi nấm Fusarium (theo Howard R J and Heist J R., 1979) 
Vách tế bào nấm cấu tạo bởi vi sợi chitin và có hoặc không có celluloz.
Con đường tổng hợp Chitin
Tế bào chất của tế bào nấm chứa mạng nội mạc, không bào, ty thể và hạt dự trữ.
Tế bào nấm không có diệp lục tố, một vài loài nấm có rải rác trong tế bào một loại sắc tố đặc trưng là neocercosporin (C29H26O10) có màu tím đỏ ở nấm Cercosporina kikuchi.
Tế bào nấm không nhất thiết có một nhân mà thường có nhiều nhân
5. DINH DƯỠNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM MỐC
Các chất dinh dưỡng chủ yếu của nấm là nitơ và carbon dạng hữu cơ, các chất khoáng.Và một số chỉ tiêu sinh lý khác như:
Ánh sáng
Nhiệt độ
pH
Oxi
6. SỰ SINH SẢN CỦA NẤM MỐC
Nói chung, nấm mốc sinh sản dưới 3 hình thức:sinh sản sinh dưỡng, vô tính và hữu tính. Trong sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính, nấm hình thành bào tử mà không qua việc giảm phân. Trong sinh sản hữu tính nấm hình thành 2 loại giao tử đực và cái giao phối với nhau tương tự như một số loại thực vật bậc cao.
Các kiểu động bào tử
Các kiểu cuống bào tử đính của Aspergillus
Bào tử đính và cuống bào tử đính ở Penicillium chrysogenum
Bào tử đốt
Hình cầu
2. Gần cầu
3. Hình bánh quy
4. Hình giọt lệ
5. Hình trứng
6. Hình trứng ngược
7. Quả lê
8. Quả lê ngược
9. Elíp
10. Hình elíp chữ nhật
11. Hình thoi
12. Hình thoi méo
13. Elíp nhọn đầu
14. Hình thoi tròn đầu
15. Dạng thuyền
16. Hình quả thận
17. Dạng xúc xích
Nấm mốc chổi
Bào tử túi
Bào tử áo
Bào tử tiếp hợp
7. Vị trí và vai trò của nấm mốc
Tác hại:
 Nấm mốc có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người một cách trực tiếp
 Gây bệnh cho người, động vật khác và cây trồng
Lợi ích
 Một số loại nấm rất có ích trong sản xuất và đời sống như nấm ăn, nấm linh chi,….
 Nấm là một yếu tố quan trọng trong quá trình làm tương
 Sản xuất Penicilium
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thu Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)