Bài 28. Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật

Chia sẻ bởi Lê Thị Hiền | Ngày 10/05/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:



Bài 28. THỰC HÀNH:
QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT
Sinh học 10
Vi khuẩn
Vi Khuẩn trong khoang miệng
Vi khuẩn có dân số lớn nhất với 100 triệu cho mỗi ml nước bọt thuộc hơn 600 loài khác nhau.tổng cộng có khoảng 80 triệu vi khuẩn đã được trao đổi giữa hai người trong một nụ hôn kéo dài khoảng 10 giây.
Từ tốt nhất để mô tả môi trường miệng sẽ là “khu rừng” .Số lượng vi khuẩn trong khoang miệng của mỗi người vô cùng nhiều, bao gồm rất nhiều chủng loại .Trên thực tế có khoảng 700 loại vi khuẩn đường miệng.
Có bao nhiêu vi khuẩn trong khoang miệng?
Ngay cả một người đánh răng ngàn lần cũng không thể không hoàn toàn loại bỏ vi khuẩn trong miệng. Một đứa trẻ mới sinh ra có một cái miệng vô trùng, nhưng một khi đứa trẻ bắt đầu lấy thức ăn, vi khuẩn từ từ bắt đầu chinh phục không gian của miệng.

1. Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng

A, Khái niệm
- Nhuộm đơn là phương pháp nhuộm chỉ sử dụng một loại thuốc nhuộm màu. Vi sinh vật sau khi nhuộm đơn sẽ trông thấy rõ hơn khi để tươi.
B, cách tiến hành
 Nhỏ một giọt nước cất lên phiến kính
 Dùng tăm tre lấy một ít bựa răng ở trong miệng
Đặt bựa răng vào cạnh giọt nước, làm thành dịch huyền phù, dàn mỏng.
 Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lượt phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn.
 Đặt miếng giấy lọc lên tiêu bản và nhỏ một giọt dịch thuốc nhuộm lên trên giấy lọc, để 15-20 giây, rồi bỏ giấy lọc ra.
Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất, hong khô và soi kính ( lúc đầu dùng vật kính x 10, sau đó x 40).
Một số dạng vi sinh vật
1.Tụ cầu khuẩn Staphylococcus :
2. Trực khuẩn Bacillus:
3. Vi khuẩn Lactobacillus:
4. Xạ khuẩn Acinomycetes:
5. Nấm men Saccharomyces :
6. Nấm sợi (Nấm mốc):
* Trên phương diện gây bệnh, tụ cầu khuẩn được chia thành hai nhóm chính: tụ cầu có men coagulase và tụ cầu không có men coagulase.
Tụ cầu khuẩn là một trong những vi khuẩn nổi tiếng nhất: được các nhà vi khuẩn học nổi tiếng quan tâm nghiên cứu, tỉ lệ gây bệnh rất cao, có khả năng gây nhiều bệnh nặng cũng như đề kháng kháng sinh rất mạnh
1.Tụ cầu khuẩn Staphylococcus :
Tụ cầu khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy ở nhiệt độ 37° C. Màu đặc trưng của các khuẩn lạc là màu trắng như sứ hoặc màu trắng ngà. Khả năng tan máu của vi khuẩn được nuôi cấy cung cấp gợi ý quan trọng về tính chất của vi khuẩn này.
Một số hình ảnh của tụ cầu khuẩn
Một số hình ảnh của tụ cầu khuẩn
*Hình dạng : Hình que
Trực khuẩn có ở mọi nơi trong tự nhiên và khi điều kiện sống gay go, chúng có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu, để tồn tại trong trạng thái "ngủ đông" trong thời gian dài. Loại sinh vật này có cực kỳ nhiều loài khác nhau, trong đó đa số là vô hại
Hai loài trực khuẩn nổi tiếng làm hỏng thức ăn là Bacillus subtilis và Bacillus coagulans. B. subtilislà một sinh vật hiếu khí sống kí sinh có bào tử có thể sống sót trong độ nóng cùng cực thường thấy khi nấu ăn. Nó chính là tác nhân làm cho bánh mì hư. B. coagulans có thể phát triến đến tận mức [pH]] 4.2 và gây ra vị chua nặng ở thức ăn đóng hộp bị ôi (bao gồm cả các thức ăn có tính axit mà bình thường có thể khống chế sự phát triển của đa số vi khuẩn ở mức thấp nhất).
2. Trực khuẩn Bacillus:
Một số hình ảnh về trực khuẩn
Một số hình ảnh về trực khuẩn
Lactobacillus acidophilus (có nghĩa vi khuẩn sữa yêu axít) là một loài trong chi Lactobacillus. L.acidophilus phân hóa đường thành axit lactic. L.acidophilus là một trực khuẩn thường cư trú ở đường tiêu hóa của con người, có khả năng sinh ra axit lactic, do đó tạo ra một môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn và nấm gây bệnh kể cả các vi khuẩn gây thối rữa. đặc biệt do vi khuẩn chí ở ruột bị biến đổi do dùng kháng sinh.
L.acidophilus sinh sản bằng cách chia đôi hay trực phân. Mặc dù không có hình thức sinh sản hữu tính (chỉ là sinh sản cận hữu tính).
3. Vi khuẩn Lactobacillus:
Một số hình ảnh về Vi khuẩn Lactobacillus:
Một số hình ảnh về Vi khuẩn Lactobacillus:
Xạ khuẩn Actinomycetes là một nhóm vi khuẩn thật (Eubacteria) phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Trước kia được xếp vào Tản thực vật (tức nấm), nhưng ngày nay chúng được xếp vào vi khuẩn
Xạ khuẩn Actinomycetes
Đặc tính của xạ khuẩn là khả năng tiết kháng sinh(antibiotic), dùng làm thuốc điều trị bệnh cho người và gia súc và cây trồng. Xạ khuẩn còn có khả năng sinh ra các vittamin thuộc nhóm B, một số axit amin và các axit hữu cơ. Xạ khuẩn còn có khả năng tiết ra các emzim (proteas, amylaz...) và trong tương lai có thể dùng xạ khuẩn để chế biến thực phẩm thay cho nấm và vi khuẩn vì nấm có thể sinh ra aflatonxin độc cho người và gia súc.
Một số hình ảnh về Xạ khuẩn Actinomycetes
Một số hình ảnh về Xạ khuẩn Actinomycetes
*Hình thức sinh sản: Chủ yếu là nảy chồi, ngoài ra còn sinh sản bằng cách tạo bào tử.
Saccharomyces là một chi nấm men được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm như làm bánh mì, sản xuất cồn.
Nấm men Saccharomyces :
Phân loại men
Men lạt: Men dùng cho sản xuất bánh mỳ lạt (Hàm lượng đường thấp). Những chủng men này chỉ sống và phát triển tốt trong môi trường có nồng độ đường thấp (nhỏ hơn 20%)
Men ngọt: Men dùng cho sản xuất bánh mỳ ngọt (Hàm lượng đường cao). Những chủng men này chỉ sống và phát triển tốt trong môi trường có nồng độ đường cao (cao hơn 20%)
Một số hình ảnh Nấm men Saccharomyces:
Một số hình ảnh Nấm men Saccharomyces:
*Nấm mốc là một nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong thiên nhiên. Chúng tham gia tích cực vào các quá trình chuyển hoá vật chất. Khả năng chuyển hoá vật chất của chúng được ứng dụng trong nhiều ngành, đặc biệt là chế biến thực phẩm (làm rượu, làm tương, nước chấm v.v....). Mặt khác, có nhiều loại nấm mốc mọc trên các nguyên, vật liệu, đồ dùng, thực phẩm ... phá hỏng hoặc làm giảm chất lượng của chúng. Một số loài còn gây bệnh cho người, động vật thực vật (bệnh lang ben, vẩy nến ở người, nấm rỉ sắt ở thực vật v.v...).
Nấm sợi (Nấm mốc):
*Nấm mốc có cấu tạo hình sợi phân nhánh, tạo thành một hệ sợi chằng chịt phát triển rất nhanh gọi là khuẩn ti thể hay hệ sợi nấm. Chiều ngang của khuẩn ti thay đổi từ 3 - 10 mm. Nấm mốc cũng có 2 loại khuẩn ti: khuẩn ti khí sinh mọc trên bề mặt môi trường, từ đây sinh ra những cơ quan sinh sản.


Một số hình ảnh về Nấm sợi:
Một số hình ảnh về Nấm sợi:
Câu hỏi
Câu 1. Mẹ thường nhắc con “Ăn kẹo xong phải súc miệng nhiều lần hoặc đánh răng, nếu không rất dễ bị sâu răng”.
Lời khuyên ấy dựa trên cơ sở nào ?
Câu 2. Khi còn ở trong bụng mẹ, trong khoang miệng của đứa trẻ có vi sinh vật không ? Khi nào trong miệng của đứa trẻ bắt đầu có vi sinh vật ?
Câu 1
Mẹ thường nhắc con “Ăn kẹo xong phải súc miệng nhiều lần hoặc đánh răng, nếu không rất dễ bị sâu răng” . Vì khi có nhiều đường ở trong miệng vi khuẩn này sẽ biến đường thành axit lactic ăn mòn chân răng tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây viêm nhiễm khác xâm nhập làm sâu răng.
Câu 2
Khi còn ở trong bụng mẹ, trong khoang miệng của đứa trẻ không có vi sinh vật .
Khi đứa trẻ cất tiếng chào đời,vi sinh vật từ không khí mới xâm nhập vào khoang miệng
PHÂN BIỆT MỘT SỐ NHÓM VI SINH VẬT:
Thanks for watching
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)