Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Trỗi | Ngày 29/04/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Thảo luận:
Thế kỉ XVIII – nửa đầu thể kỉ XIX, ở nước ta có những loại hình văn học nào?
Sự phát triển của mỗi loại hình văn học như thế nào?
Kể tên những tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
Nội dung của văn học thời kỳ này?
1. Văn học.
- Tìm hiểu về sự phát triển văn học nước ta thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
Em hãy trích dẫn vài câu hay một đoạn thơ của các tác giả nói trên?
Tả hai chị em
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Kiều gặp Kim Trọng
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không
Kiều bán mình chuộc cha
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
Làm lẽ

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng, 
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung! 
Năm thì mười họa nên chăng chớ, 
Một tháng đôi lần có cũng không ...
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng, 
Cầm bằng làm mướn, mướn không công. 
Thân này ví biết dường này nhỉ, 
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
QUA ĐÈO NGANG
Bà Huyện Thanh Quan

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá , đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
2. Nghệ thuật.
- Tìm hiểu các môn nghệ thuật chính:
+ Văn nghệ dân gian
+ Sân khấu
+ Hội họa
+ Kiến trúc
+ Tạc tượng và đúc đồng
Thảo luận: Hãy nêu những thành tựu chính các loại nghệ thuật trên?
Quan họ
Hát xoan
Hát tuồng
Hát chèo
LỢN NÁI
Bức tranh Lễ tri , vẽ bé gái ôm con rùa. Rùa là con vật sống lâu, được coi là linh vật. Rùa nằm trong tứ linh: Long-Li-Qui- Phượng, là biểu tượng bền vững ngàn năm. Lễ là lễ nghĩa, tri là hiểu biết. Có hai thứ đó sẽ có sự bền vững vĩnh hằng.
Khuê văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao khuê") là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín mét.
Nơi đây tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ.
CHÙA TÂY PHƯƠNG
Đình làng Đình Bảng, gồm bảy gian hai chái (gian phụ). Đình mang kiến trúc nhà sàn với sàn gỗ bề thế cao 0,7 m so với mặt nền, sáu hàng cột ngang và mười hàng cột dọc bằng gỗ lim có đường kính từ 0,55m (với cột con) đến 0,65m (với cột mẹ) được kê trên các tảng đá xanh.
Ngọ Môn - cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế
Điện Thái hoà - là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại.
Ngai vàng của vua trong Điện Thái Hòa
Sân Đại Triều Nghi hay Sân Chầu là khoảng sân rộng trước Điện Thái Hòa nơi các quan đứng chầu trong các buổi đại thiết triều của triều đình nhà Nguyễn.
Cung Diên Thọ: Nơi sống và sinh hoạt của Hoàng thái hậu nhà Nguyễn
Thái Bình Lâu là một tòa nhà hai tầng bằng gỗ để nhà vua làm chỗ nghỉ ngơi, đọc sách
Duyệt Thị Đường là một nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và là nơi biễu diễn các vở tuồng dành cho quan khách, sứ thần thưởng thức.
Lăng Thiệu Trị – Huế
Lăng Khải Định – Huế
Ở mỗi đỉnh đều có 17 hình ảnh thắng cảnh, sản vật của đất nước. Các hình chạm nổi trên Cửu đỉnh không đơn thuần chỉ là sự trang trí mà nó còn là biểu tượng về sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam.
Cửu Đỉnh là 9 cái đỉnh đồng đồ sộ ở trong Đại nội Huế, vốn được xem là báu vật và là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng nước ta. Ngoài phong cảnh non sông gấm vóc nước Việt Nam thì trên đó còn được khắc chạm 9 loài hoa gắn liền với đời sống của người Việt.
HOA DÂM BỤT
HOA SEN
Hoạ tiết Hải Vân quan trên Cửu Đỉnh
Biển Đông (bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) đã được chạm nổi trên Cửu đỉnh bằng đồng từ đầu thế kỷ 19, nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia thiêng liêng của Tổ quốc.
Mỗi ngày, hàng nghìn lượt khách tham quan Cố đô Huế được nghe giới thiệu về Cửu đỉnh.
Cửu vị thần công là tên gọi của 9 khẩu thần công được đúc bằng đồng dưới thời vua Gia Long.
SƠ ĐỒ BÀI HỌC
VĂN HÓA
Văn học
Nghệ thuật
Văn học dân gian
Ca dao
- Tục ngữ
- Truyện thơ
- Truyện tiếu lâm

Văn học viết: Thơ nôm
- Truyện nôm
- Tiêu biểu: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương
Văn nghệ dân gian: Hát quan họ, hát xoan
Sân khấu:
Tuồng
- Chèo

Hội họa
- Nổi tiếng là tranh Đông Hồ
Kiến trúc: Chùa, Cung điện, lăng tẩm.

Điêu khắc: Tạc tượng, đúc đồng
Thể hiện sự phát triển rực rỡ, phong phú của văn hóa và góp phần hình thành bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam
Ýnghĩa:
BÀI TẬP
Câu 1: Nền văn học đương thời (thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX) có nét đặc sắc gì đáng để chú ý ?

A. Văn học dân gian phát triển (1)
B. Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ (2)
C. Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao (3)
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng

Câu 2: Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh vấn đề gì ?

A. Nạn tham quan, cướp đoạt ruộng đất của nông dân
B. Xã hội phong kiến bóc lột thậm tệ nhân dân lao động
C. Xã hội đương thời, cùng những thay đổi trong tâm tư, tình
cảm và nguyện vọng của con người
D. Nạn tham nhũng, mua quan bán tước
Câu 3. Hai tác giả tiêu biểu nhất của dòng văn học chữ Nôm nói riêng và văn học Việt Nam nói chung ở thế kỉ XIX là:
A. Nguyễn Du và Nguyễn Trãi
B. Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương
C. Nguyễn Du và Đoàn Thị Điểm
D. Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương

Câu 4. Cố đô Huế được xây dựng từ thời vua nào ?
A. Vua Gia Long
B. Vua Thiệu Trị
C. Vua Tự Đức
D. Vua Minh Mạng

Câu 5. Nữ thi sĩ nào được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm" ?
A. Đoàn Thị Điểm
B. Bà Huyện Thanh Quan
C. Hồ Xuân Hương
D. Ngọc Hân Công chúa
Câu 6: Điền vào chỗ trống (…) nội dung còn thiếu.
Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm………..
Hát Quan họ được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm……..
Hát xoan được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm…………
1993
2009
2011
BÀI HỌC KẾT THÚC
SƠ ĐỒ BÀI HỌC
VĂN HÓA
Văn học
Nghệ thuật
Văn học dân gian
Ca dao
- Tục ngữ
- Truyện thơ
- Truyện tiếu lâm

Văn học viết
Thơ nôm
- Truyện nôm
- Tiêu biểu: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)

Hát quan họ, hát xoan
Sân khấu:
Tuồng
- Chèo

Hội họa
- Nổi tiếng là tranh Đông Hồ
Kiến trúc: Chùa, Cung điện, lăng tẩm.

Điêu khắc: Tạc tượng, đúc đồng
Thể hiện sự phát triển rực rỡ, phong phú của văn hóa và góp phần hình thành bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam
Ýnghĩa:
SƠ ĐỒ BÀI HỌC
VĂN HÓA
VĂN HỌC
NGHỆ THUẬT
ý nghĩa:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Trỗi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)