Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Phạm Tăng Thành Đạt | Ngày 29/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


CHÀO ĐÓN QUÝ THẦY, CÔ
VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP

MÔN: LỊCH SỬ - 7


HS: NGUYỄN QUỐC THÁI
THCS BÌNH MỸ
BÀI CŨ
Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
Nguyên nhân:
+ Địa chủ, hào lí chiếm đoạt ruộng đất.
+ Quan lại tham nhũng.
+ Tô thuế, phu dịch nặng nề.
+ Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
Đời sống nhân dân ta dưới triều Nguyễn như thế nào?
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đó?

BÀI 28:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
VĂN HOÁ DÂN TỘC
CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX


HS: NGUYỄN QUỐC THÁI
THCS BÌNH MỸ
I. VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
BÀI 28:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC
CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Văn học
- Văn học dân gian phát triển rực rỡ: tục ngữ, ca dao, truyện thơ, truyện tiếu lâm … văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao
+ Tiêu biểu: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu…
I. Văn học - nghệ thuật
Văn học phát triển như thế nào?

Em hãy kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Hãy quan sát SGK trang 142, 143
Nguyễn Du (1765–1820) là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê Mạt, Nguyễn ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
TRUYỆN KIỀU
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua mấy cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
….
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Là một tác phẩm viết bằng chữ Nôm gồm 3254 câu thơ lục bát. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái "sắc nước hương trời" và có tài "cầm kỳ thi họa".
Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam
LÀM LẼ
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không ...
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
Hồ Xuân Hương
CAO BÁ QUÁT
Cao Bá Quát (1809 -1855) sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, mất trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Tự Đức... Tự Đức tru di ba đời họ Cao, thu hồi tiêu hủy văn chương của ông. Nhưng ông được lòng dân bảo vệ, rất nhiều truyền thuyết ca ngợi tài thơ, lòng dũng cảm, trí thông minh và tinh thần thương dân yêu nước của ông. Tác phẩm của ông còn được lưu đến nay là 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi, một số bài ca trù và khá nhiều câu đối.
HOA RỤNG

Tiếng cuốc đêm mưa thật não lòng.
Cuốc kêu làm rụng những cánh hồng.
Xuân sắc, thương hoa không giữ được,
Mệnh bạc thôi đành thua gió đông.

GIÓ NHẸ THỔI QUA RUỘNG LÚA

Lưng tựa chiếc bừa, bên mép sông,
Ngắm nhìn ruộng lúa sắp đâm đòng.
Nghe nói có mưa khi gió lạnh.
Nhìn trời đoán tiết - thú nhà nông.

Cao Bá Quát
Cảnh chiều hôm 
  
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn ?

Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan (1805 - 1848) tên thật là Nguyễn Thị Hinh bà là người giỏi về thơ văn thời Minh Mạng và Tự Đức. Bà là vợ ông Lưu Nghi (1804 -1847), Lưu Nghi đỗ cử nhân năm 1821 (đời Minh Mạng thứ 2), làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Ninh, tỉnh Thái Bình), vì vậy người ta thường gọi bà là "Bà huyện Thanh Quan".
VUI HỨNG BÊN CẦU KHÊ KIỀU
Cạnh cầu bên suối túp lều tranh
Đối diện thôn làng núi biếc xanh
Gió mát thuyền nan đang chở lúa
Triều lên gọi cá vẳng bên gành
Yêu thơ bệnh tật gần như khỏi
Làm ruộng đi câu đúng ý mình
Bao bận gió mưa sao khó bỏ
Trong thành lối nhỏ cúc lên xanh

Nguyễn Văn Siêu
Nguyễn Văn Siêu
Ông sinh năm Kỷ Mùi (1799) ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Ông nổi tiếng thông minh từ nhỏ, lớn lên, ông theo học với Tiến sĩ Phạm Quý Thích, và kết bạn văn chương với Cao Bá Quát. Năm 26 tuổi, ông thi Hương đỗ Á nguyên (Cử nhân thứ hai), hơn 10 năm sau đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất (1838) dưới triều vua Minh Mạng.
BÀI 28:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC
CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Văn học
- Văn học dân gian phát triển rực rỡ: tục ngữ, ca dao, truyện thơ, truyện tiếu lâm… văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao
- Tiêu biểu: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu…
Nội dung: Phản ánh cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của nhân dân ta.
I. Văn học - nghệ thuật
Văn học cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh những nội dung gì?
BÀI 28:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC
CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Văn học
Nghệ thuật:
I. Văn học - nghệ thuật
Nước ta cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX có những loại hình nghệ thuật nào?
Hãy kể tên những điệu hát dân gian của dân tộc ta mà em biết ?
- Văn nghệ dân gian phong phú
+ Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo phổ biến…
HÁT XOAN
- Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ. Đây cũng là loại hình âm nhạc có tính chuyên nghiệp, phản ánh trình độ, khả năng thụ hưởng văn hóa của người Việt. Ngày 24/11/2011, UNESCO đã thông qua quyết định ghi nhận Hát xoan ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể thế giới
HÁT LÝ
HÁT TRỐNG QUÂN
HÁT QUAN HỌ
Dân ca quan họ là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam; tập trung ở vùng văn hóa Kinh Bắc - tức Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay. Loại hình dân ca này chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven sông Cầu. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, quan họ đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại
BÀI 28:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC
CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Văn học
Nghệ thuật:
I. Văn học - nghệ thuật
- Văn nghệ dân gian phong phú
- Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo phổ biến …
BÀI 28:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC
CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Văn học
Nghệ thuật:
I. Văn học - nghệ thuật
- Văn nghệ dân gian phong phú
- Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo phổ biến…
- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Tiêu biểu là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)
Nghệ thuật hội họa có gì nổi bật?
Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp…) có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
TRANH ĐÔNG HỒ
BÀI 28:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC
CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Văn học
Nghệ thuật:
I. Văn học - nghệ thuật
- Văn nghệ dân gian phong phú
- Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo phổ biến…
- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Tiêu biểu là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)
Kể tên những công trình kiến trúc – điêu khắc tiêu biểu mà em biết?
Kiến trúc – điêu khắc : đình làng Đình Bảng, cung điện, lăng tẩm ở Huế, chùa Tây Phương, tượng La Hán …
Đình Đình Bảng – Bắc Ninh
Chùa Tây Phương – Hà Nội
Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt và là minh chứng một nền văn hóa lâu đời. Nghệ thuật trang trí kiến trúc Chùa Tây Phương được biểu hiện qua các đề tài: rồng phượng, hoa, lá. Về tượng Chùa Tây Phương là những di sản quý giá những tượng Phật và tượng các vị tổ. Tổng công có 62 pho tượng. Trong đó tượng của 18 vị Phật Tổ được các nghệ nhân tạo tác một cách tinh vi tài giỏi, sinh động.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật điêu khắc của nhân dân ta?


Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.
Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe từa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn....
Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.
Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

(Huy Cận)
CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
Ngọ Môn
Lăng Khải Định – Huế
BÀI 28:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC
CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Văn học
Nghệ thuật:
I. Văn học - nghệ thuật
- Văn nghệ dân gian phong phú
- Nghệ thuật sân khấu: tuồng, chèo phổ biến…
- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Tiêu biểu là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)
Kiến trúc – điêu khắc : đình làng Đình Bảng, cung điện, lăng tẩm ở Huế, chùa Tây Phương, tượng La Hán …
Em có nhận xét gì về nền văn học – nghệ thuật nước ta thế kỉ XVIII – XIX?
Nền văn học – nghệ thuật phát triển cao, mang đậm bản sắc dân tộc
THẢO LUẬN NHÓM: (3 phút)
Câu hỏi: Vì sao vào cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX kinh tế và xã hội gặp khủng hoảng nhưng nền văn học và nghệ thuật lại phát triển?
Trả lời: Do bất mãn và bế tắc trong cuộc sống nên người dân mong muốn thay đổi cuộc sống của mình thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Do đó văn học, nghệ thuật phát triển mạnh.
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
NỘI DUNG BÀI HỌC
VĂN HÓA
Văn học
Nghệ thuật
Văn học dân gian
Ca dao
- Tục ngữ
- Truyện thơ
- Truyện tiếu lâm

Văn học viết
Thơ nôm
- Truyện nôm
- Tiêu biểu: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)

Sân khấu
Tuồng
- Chèo
- Dân ca
Hội họa
Tranh Đông Hồ
- Kiến trúc: chùa, cung điện
- Điêu khắc: tạc tượng, đúc đồng
Thể hiện nét văn hoá mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam
ý nghĩa:
Cảm ơn quý thầy,cô
cùng toàn thể các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tăng Thành Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)